Huawei giành giải thưởng điện toán biên tốt nhất tại Hội nghị thượng đỉnh Thế giới 5G
Giải pháp 5G MEC là chìa khóa của 5GDN, tận dụng phần cứng điện toán không đồng nhất hiệu suất cực cao để thiết lập các kết nối thông minh, để đáp ứng các yêu cầu khác biệt và xác định của các ngành, lĩnh vực khác nhau
Tại Hội nghị thượng đỉnh Thế giới 5G 2020 do Informal Tech tổ chức, Giải pháp 5G MEC của Huawei đã giành được Giải thưởng Điện toán biên tốt nhất (Best Edge Computing Technology Award), bằng chứng cho thấy Huawei được đánh giá cao trong ngành với những đổi mới sáng tạo trong công nghệ điện toán biên cho 5G và các hoạt động thương mại.
Ngày càng có nhiều ứng dụng trong 5G có các yêu cầu khác biệt và xác định. Để đáp ứng các yêu cầu này, Huawei giới thiệu tiêu chuẩn 5GDN, mang đến cho khách hàng trải nghiệm dịch vụ khác biệt và có thể dự đoán được thông qua các mạng di động riêng ảo có thể quản lý, có thể xác minh và có thể xác định.
Giải thưởng ‘Best Edge Computing Technology’ năm 2020 tại Hội nghị 5G Thế giới 2020
Video đang HOT
Giải pháp 5G MEC là chìa khóa của 5GDN, tận dụng phần cứng điện toán không đồng nhất hiệu suất cực cao để thiết lập các kết nối thông minh, để đáp ứng các yêu cầu khác biệt và xác định của các ngành, lĩnh vực khác nhau. Nhờ đó, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông có thể cung cấp nhiều loại hình kinh doanh mới ở đường biên mạng và chuyển đổi số hướng tới một thế giới mới đầy thú vị.
Để cung cấp trải nghiệm dịch vụ tối ưu và độ tin cậy đặc biệt, MEC khai thác một loạt các công nghệ tiên tiến. Ví dụ: hướng lưu lượng truy cập dựa trên thông tin, chẳng hạn như URLs, vị trí UE, số cổng đích/địa chỉ IP trong các tình huống khác nhau. Bất kỳ chính sách điều phối lưu lượng nào cũng có thể được điều chỉnh theo yêu cầu dịch vụ. Giải pháp MEC sử dụng công nghệ mạng nhạy cảm với thời gian (TSN) để hạn chế độ trễ không quá 1ms. Không chỉ vậy, giải pháp này còn thay đổi các thuật toán nén theo các điều kiện băng thông trong thời gian thực để đảm bảo trải nghiệm dịch vụ hàng đầu. Giải pháp cũng sử dụng các bộ chứa mã nguồn mở với khả năng bảo mật nâng cao và áp dụng mạng lưới toàn phần C/U để mang lại tính khả dụng tới 99,999% hoặc cao hơn.
Các năng lực tính toán không đồng nhất hiệu suất cao siêu chi tiết cải thiện hiệu quả xử lý dịch vụ một cách nhanh chóng. Giải pháp MEC tương thích với các nền tảng phần cứng khác nhau, như x86 và Arm, để cung cấp hiệu suất cao và tăng cường khả năng tích hợp với mức tiêu thụ điện năng thấp hơn. Bản thân mặt phẳng người dùng (user plane) có thể lập trình và sắp xếp tài nguyên theo các loại luồng lưu lượng. Nó tận dụng các khả năng tăng tốc phần cứng như GPU, NP và AI trong các tình huống dịch vụ biên khác nhau để đạt được hiệu suất dịch vụ tối đa. Ngoài ra, các chức năng mặt phẳng người dùng được tích hợp trong một thiết bị All-in-one (tất cả trong một) để cung cấp các ứng dụng chỉ cần cắm-và-chạy (plug-and-play) và giảm thời gian triển khai dịch vụ.
Giải pháp sử dụng nền tảng mã nguồn mở để tích hợp các ứng dụng một cách nhanh chóng. Nền tảng Huawei MEC hỗ trợ tích hợp với các ứng dụng của bên thứ ba mà không cần điều chỉnh mã. Ngoài ra, một bộ phần mềm trực tuyến một ngăn xếp rất hữu ích cho việc phát triển ứng dụng, và cLab mở ra các môi trường giống như sản xuất để tích hợp và xác minh rộng rãi. Nhờ sự hỗ trợ mở rộng này, các khách hàng trong ngành có thể triển khai dịch vụ một cách dễ dàng và hiệu quả.
Huawei và các đối tác trong ngành nghiên cứu sâu về các ứng dụng MEC và 5GDN trong nhiều lĩnh vực khác nhau như với Haier, dự án Wonderland of Mountains and Rivers ở Triển lãm Beijing Expo, cảng biển thông minh Yangshan, và hệ thống lưới điện thông minh của Công ty Lưới điện miền Nam Trung Quốc. Những nỗ lực này đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ứng dụng 5G, cải thiện trải nghiệm dịch vụ 5G, tăng tốc sự hội tụ của 5G với các ngành dọc, đồng thời giúp cung cấp các dịch vụ tốt hơn cho các ngành khác nhau.
Huawei sẽ tiếp tục tăng cường đầu tư R&D vào 5G để tạo ra nhiều đột phá kỹ thuật hơn nữa và sẽ làm việc với các tổ chức, các nhà khai thác và các đối tác trong ngành để thúc đẩy sự phát triển của MEC, thúc đẩy các doanh nghiệp mới trong lĩnh vực điện toán biên mạng, và mang sức mạnh của 5G đến tất cả các ngành kinh tế.
Huawei công bố các sản phẩm và giải pháp 5G mới
Huawei vừa công bố các giải pháp bao gồm trạm phát 5G hiệu suất cao nhất trong ngành, giải quyết các khó khăn về không gian hạn chế cho việc lắp đặt ăng ten và giảm tổng chi phí sở hữu (TCO) hơn 30% khi so sánh với các giải pháp hiện có.
Ngày 20/2/2020, tại lễ công bố và giới thiệu sản phẩm và giải pháp của Huawei tại London (Anh), ông Ryan Ding, thành viên Ban Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch Nhóm Kinh doanh Hạ tầng viễn thông (Carrier BG) của Huawei, đã có bài thuyết trình với tiêu đề "5G, mang lại giá trị mới". Ding đã giới thiệu các các sản phẩm và giải pháp 5G mới của Huawei, và công bố Chương trình Đổi mới Sáng tạo Đối tác 5G. Những nỗ lực này nhằm xây dựng một hệ sinh thái 5G thịnh vượng và đưa 5G trở thành một thành công thương mại.
Đại diện Huawei Ryan Ding thuyết trình tại sự kiện ở London.
5G đã phát triển ngoài sức tưởng tượng về mặt triển khai, hệ sinh thái và trải nghiệm, và các hệ thống mạng là nền tảng cho kinh doanh 5G. Cho đến nay, Huawei đã được trao 91 hợp đồng 5G thương mại và cung cấp ra thị trường toàn cầu hơn 600.000 đơn vị ăng ten chủ động 5G Massive MIMO (AAU). Là nhà cung cấp 5G hàng đầu toàn cầu, Huawei cam kết phát triển các giải pháp 5G tổng thể từ nguồn đến đích (end-to-end) tốt nhất. Các giải pháp này bao gồm trạm phát 5G hiệu suất cao nhất trong ngành, hỗ trợ tất cả các kịch bản và đơn vị ăng ten chủ động dạng phiến (Blade AAU) với mức độ tích hợp cao nhất của ngành. Blade AAU có thể hoạt động ở tất cả các dải tần số dưới 6GHz (sub-6 GHz) và hỗ trợ các mạng 2G, 3G, 4G và 5G. Điều này giải quyết các khó khăn về không gian hạn chế cho việc lắp đặt ăng ten và giảm tổng chi phí sở hữu (TCO) hơn 30% khi so sánh với các giải pháp hiện có. Huawei cũng là nhà cung cấp đầu tiên trong ngành cung cấp các mô-đun 5G cho các ứng dụng chuyên ngành khác.
Với 4G, mọi người có thể chia sẻ video và giọng nói của họ. Tuy nhiên, với băng thông cực cao được cung cấp bởi 5G, mọi người sẽ có thể tận hưởng các trải nghiệm thực tế tăng cường (AR) và thực tế ảo (VR) nhập vai, cho phép họ chuyển đạt các suy nghĩ và cảm xúc của mình hơn bao giờ hết. Những trải nghiệm tuyệt vời này sẽ tạo ra giá trị mới đáng kinh ngạc. Khi băng thông rộng di động tăng cường (eMBB) 5G trưởng thành, các dịch vụ video độ nét cao sẽ thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ và phổ cập của các dịch vụ 5G B2C. Các dịch vụ 5G B2B cũng cho thấy tiềm năng rất lớn. Huawei và một số nhà mạng đã cùng phát hành các sách trắng 5G và khám phá các ứng dụng B2B để thúc đẩy ứng dụng 5G trong nhiều ngành, lĩnh vực. Tại sự kiện ra mắt, Ryan Ding đã giới thiệu cho khán giả thấy chiếc ba lô (backpack) phát sóng trực tiếp được công bố gần đây của Huawei. Ba lô này, được tích hợp một mô-đun 5G bên trong, giúp tổ chức chương trình phát sóng trực tiếp dễ dàng hơn nhiều.
Đại diện Huawei cũng nhấn mạnh rằng trong kỷ nguyên 4G, hầu như tất cả các nhà khai thác mạng đều cung cấp trải nghiệm mạng giống nhau. Tuy nhiên, trong kỷ nguyên 5G, các nhà mạng có thể cung cấp các trải nghiệm khác biệt và tính phí người dùng dựa trên nhiều số liệu hơn, bao gồm khối lượng dữ liệu, độ trễ, băng thông và số lượng thiết bị được kết nối. Điều này có thể giúp tạo ra doanh thu từ 5G. Điều rất quan trọng là các nhà mạng cần xác định lại các mô hình kinh doanh 5G của họ ngay bây giờ.
Huawei và các đối tác toàn cầu của mình đã cùng hợp tác trong nhiều dự án 5G và trong nhiều lĩnh vực bao gồm lĩnh vực truyền thông mới (new media), các khu phức hợp, các lĩnh vực y tế và giáo dục. Tại sự kiện này, Ryan Ding cũng đã công bố Chương trình Đổi mới Sáng tạo Đối tác 5G, trước sự chứng kiến của nhiều đối tác trong ngành của Huawei. Thông qua chương trình này, Huawei có kế hoạch đầu tư 20 triệu đô la Mỹ vào các ứng dụng 5G sáng tạo trong 5 năm tới, góp phần tạo nên một hệ sinh thái 5G thịnh vượng và thúc đẩy thành công thương mại của 5G.
Theo doanh nghiệp
VNPT đạt nhiều giải nhất tại IT World Awards 2020 Giành được 10 giải thưởng CNTT trong nhiều lĩnh vực, VNPT trở thành doanh nghiệp Việt Nam có thành tích tốt nhất tại IT World Awards 2020 (Giải thưởng Công nghệ Thông tin Thế giới năm 2020). IT World Awards là giải thưởng thường niên do Network Product Guide (trụ sở tại Thung lũng Silicon, Hoa Kỳ) tổ chức, nhằm tôn vinh những...