Huawei đối mặt ‘cuộc chiến sinh tử’
Huawei đang rơi vào tình cảnh “rối như tơ vò” và khó tìm được giải pháp thỏa đáng trước quy định mới của Mỹ.
Huawei đã đầu tư hàng tỷ USD cho nghiên cứu và phát triển với mục tiêu tạo ra một hệ sinh thái những thiết bị và công nghệ tiên tiến, mũi nhọn ở Trung Quốc, rồi sau đó xuất khẩu ra thế giới. Không đơn thuần là điện thoại và 5G, hãng còn tập trung xây dựng giải pháp AI trong xe hơi, nền tảng điện toán đám mây, thành phố thông minh và thiết bị gia dụng thông minh… Tuy nhiên, Zak Doffman, CEO của Digital Barriers, chia sẻ trên Forbes rằng, quy định mới của Mỹ đang khiến công sức của Huawei phần nào trở nên vô nghĩa.
“Huawei không thể tự thoát ra khỏi tình huống này. Thực tế, họ không biết bắt đầu từ đâu”, Doffman nhận định.
Giữa tháng 5/2019, Mỹ ban hành lệnh cấm các doanh nghiệp trong nước hợp tác kinh doanh với Huawei. Thời gian qua, hãng công nghệ Trung Quốc phải chật vật khi tung ra những mẫu smartphone không có ứng dụng Google. Dù vậy, họ vẫn “sống tốt” nhờ được ủng hộ ở thị trường nội địa, nơi hầu hết dịch vụ Google bị cấm hoạt động. Đồng thời, hãng cũng tập trung phát triển dòng vi xử lý riêng và trang bị trên smartphone cao cấp. Huawei tin họ sẽ không bị đánh bại bởi những đòn tấn công dồn dập từ phía Mỹ.
Tròn một năm sau, mọi chuyện trở nên nghiêm trọng hơn, đẩy hãng vào cuộc chiến “sinh tử”. Tuần trước, Mỹ tiếp tục ra quy định rằng các doanh nghiệp không phải của Mỹ phải xin giấy phép để sử dụng công nghệ, phần mềm Mỹ nếu muốn sản xuất chip do Huawei thiết kế. “Một cú đấm hủy diệt”, Forbes nhận xét.
Huawei đang trong tình thế tiến thoái lưỡng nan. Ảnh: AP.
HiSilicon, công ty con của Huawei, đang dần giảm phụ thuộc vào Mỹ nhờ việc tăng cường nghiên cứu các dòng chip riêng. Tuy nhiên, tương tự Apple hay Qualcomm, họ chỉ thiết kế chứ không trực tiếp sản xuất. Thay vào đó, họ đặt hàng TSMC sản xuất vi xử lý cho smartphone, chip cho trạm cơ sở 5G, AI, máy chủ…
Với quy định mới, TSMC phải xin giấy phép của Mỹ nếu muốn sản xuất chip cho Huawei bởi hãng Đài Loan vẫn cần đến công nghệ của Mỹ trong các khâu sản xuất. Do đó, TSMC đã phải dừng nhận các đơn hàng mới của Huawei.
Khi không thể đặt hàng sản xuất chip của chính mình, Huawei có thể mua vi xử lý sẵn có trên thị trường, như của Samsung hay MediaTek. Tuy nhiên, theo Doffman, giải pháp này đồng nghĩa là hàng tỷ USD mà họ đầu tư cho nghiên cứu phát triển chip sẽ “đổ sông đổ bể”. Quan trọng hơn, tham vọng cạnh tranh ngang hàng với Apple cũng khó thực hiện khi sản phẩm cao cấp của hãng không thể tích hợp chip riêng mà phải dùng vi xử lý của đối thủ, vốn đang có mặt nhan nhản trên nhiều thiết bị của Vivo, Oppo, Xiaomi… Không thể sản xuất chip, Huawei khó tạo nên sự khác biệt.
Trung Quốc đang tham vọng đầu tư 1.400 tỷ USD trong sáu năm tới để phát triển những công nghệ mà họ còn thiếu với mục tiêu vượt qua Mỹ và trở thành đầu tàu công nghệ của thế giới. Kế hoạch nhận được sự ủng hộ từ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trong đó kêu gọi chính quyền địa phương và các tập đoàn công nghệ lớn đầu tư hạ tầng mạng 5G, lắp đặt hệ thống máy quay an ninh và cảm biến, cũng như phát triển AI làm nền tảng cho nhiều lĩnh vực công nghệ từ ôtô tự lái đến nhà máy tự động và giám sát diện rộng.
Những đầu tư này là thứ mà Huawei đang mong muốn, nhưng dự án sẽ cần vài năm mới có thể nhìn thấy kết quả – thời gian mà Huawei không có. Họ đã chững lại một năm trên thị trường điện thoại thế giới khi các mẫu Mate 30 hay P40 không thu hút được người dùng quốc tế do thiếu dịch vụ Google. Đầu tháng 5, họ thậm chí phải công bố phiên bản cải tiến của P30 Pro để “lách” lệnh cấm. P30 Pro được phát hành từ năm 2019 trước khi lệnh cấm của Mỹ có hiệu lực nên vẫn được cài sẵn các ứng dụng Google.
Lệnh cấm còn đánh thẳng vào tham vọng dẫn đầu thế giới về 5G của Huawei. Dù Mỹ cáo buộc Huawei tiếp tay cho Bắc Kinh gián điệp các nước thông qua các thiết bị của mình, thế giới vẫn lưỡng lự trong việc cắt đứt quan hệ với hãng này.
Tâm điểm của cơn bão nằm ở London. Sau nhiều tranh cãi, chính phủ Anh tuyên bố hồi tháng 1 rằng họ cho phép Huawei triển khai mạng 5G. Anh là đồng minh thân cận của Mỹ và quyết định này được cho là khiến Donald Trump tức giận.
“Họ sẽ đánh cắp bí mật quốc gia của Anh”, Robert O’Brien, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, cảnh báo đầu tháng 1. “Chúng tôi cảm thấy sốc vì quan chức Anh xem Huawei như một đối tác thương mại mà quên đi các nguy cơ an ninh quốc gia”.
Trong khí đó, với diễn biến mới, Anh đang xem xét loại các thiết bị Huawei khỏi hệ thống mạng nước này trong ba năm tới, hoặc ít nhất dừng các hợp đồng tiếp theo.
Nhàn rỗi vì phải cách ly tại nhà, đạo diễn hoạt hình nổi tiếng người Nhật sáng tạo cuộc chiến ngoài đời thực với ninja phiên bản anime
Trong thời gian rảnh rỗi vì cách ly ở nhà, một nghệ sỹ người Nhật đã tạo ra đoạn video hoạt hình thú vị khi đưa các nhân vật trong truyện tranh ra ngoài đời thực nhưng theo cách thể hiện rất bá đạo.
Buồn chán với 4 góc tường, nghệ sỹ Yuya Takahashi đã biến không gian xung quanh trở thành một chiến trường thực sự cho nhân vật truyện tranh tưởng tượng của anh thỏa thích vùng vẫy.
Takahashi đã tổng hợp một đoạn phim hoạt hình ngắn với tiêu đề rất thú vị Ninja vs Animator. Nội dung của đoạn phim là Takahashi sẽ cố gắng tóm lấy nhân vật ninja, trong khi đó nhân vật này sẽ bằng mọi cách phải thoát khỏi được cuộc truy bắt này. Nhờ thân hình nhỏ gọn và cực kỳ nhanh nhẹn nên anh chàng ninja không dễ bị bắt.
Vì bị truy đuổi rất sát sao nên nhân vật ninja liên tục thực hiện các động tác nhảy lên các vị trí đồ vật cao hơn để tránh bị bắt. Điều thú vị là Takahashi có thể căn chỉnh kích thước của ninja phù hợp theo khung hình từ xa đến gần.
Nếu bạn chưa biết thì Takahashi là một chuyên gia trong ngành công nghiệp anime và từng làm đạo diễn phim hoạt hình với các tác phẩm nổi tiếng như Fairy Tale, JoJo, Bizarre Adventure, Dragon Ball Z, Fullmetal Aloolist: Brotherhood, Lupine III, và Puella Magi Madoka Magica.
Mời bạn đọc theo dõi tác phẩm ấn tượng của Takahashi dưới đây:
Đoạn phim hoạt hình thực tế Ninja vs Animator
Trí tuệ nhân tạo ở đâu trong cuộc chiến chống COVID-19? Giữa cuộc chiến chống COVID-19 đang rất căng thẳng, một trong những công nghệ đáng chú ý nhất - Trí tuệ nhân tạo (AI) dường như chưa giữ một vai trò mang tính cách mạng Trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng y tế nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ do COVID-19 gây ra , nhiều...