Huawei ‘đặt cược’ vào lĩnh vực kinh doanh tiêu dùng
Doanh thu các sản phẩm tiêu dùng bao gồm điện thoại thông minh và máy tính cá nhân của Huawei có thể tăng lên 100 tỷ USD trong 3 năm và 150 tỷ USD trong 5 năm.
Giới thiệu điện thoại thông minh P30 mới của Huawei tại cuộc họp báo ở Paris, Pháp, ngày 26/3/2019.
Tập đoàn công nghệ Huawei (Trung Quốc) đang “đặt cược” vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của lĩnh vực kinh doanh tiêu dùng khi các thiết bị thông minh của Huawei tiếp tục tăng cường sự hiện diện ở thị trường trong nước và nước ngoài.
Theo ông Yu Chengdong, Giám đốc điều hành mảng kinh doanh tiêu dùng của Huawei, doanh thu các sản phẩm tiêu dùng bao gồm điện thoại thông minh và máy tính cá nhân của Huawei có thể tăng lên 100 tỷ USD trong 3 năm và 150 tỷ USD trong 5 năm.
Ông Yu Chengdong cho rằng Huawei có thể đạt được các mục tiêu trên nhờ sự phát triển nhanh của thị trường cũng như sự hài lòng ở mức cao của người tiêu dùng đối với các sản phẩm của Huawei.
Video đang HOT
Theo ông Yu Chengdong, trong mục tiêu doanh thu 150 tỷ USD nói trên của Huawei, điện thoại thông minh sẽ chiếm khoảng 66,6% còn máy tính, đồng hồ thông minh và các thiết bị thông minh khác có thể chiếm khoảng 33,3-40%.
Huawei đã đạt doanh thu 52,5 tỷ USD năm 2018, tăng 45% so với năm 2017. Như vậy, Huawei đã đạt được mục tiêu doanh thu 50 tỷ USD trước 2 năm so với thời hạn đề ra.
Huawei ngày 11/4 đã giới thiệu dòng điện thoại thông minh chủ chốt P30 tại thị trường Trung Quốc sau khi cho ra mắt sản phẩm này tại châu Âu vào cuối tháng 3/2019. Với giá bán từ 3.988 NDT (khoảng 14,285 triệu VNĐ)/sản phẩm, điện thoại P30 có tính năng chụp ảnh cao cấp. P30 chỉ mất 2 giây để doanh số bán qua cửa hàng mua sắm trực tuyến của Huawei vượt mức 200 triệu NDT.
Huawei hiện là một trong ba nhà bán lẻ điện thoại thông minh hàng đầu thế giới và ông Yu Chengdong cho rằng công ty này có thể nắm giữ thị phần điện thoại thông minh lớn nhất thế giới trong năm 2019.
Theo THX
Triển lãm Điện tử Tiêu dùng CES 2019: Doanh nghiệp Trung Quốc im ắng vì căng thẳng thương mại?
Triển lãm Điện tử Tiêu dùng CES 2019 vừa được tổ chức tại Las Vegas (Mỹ) cho thấy tầm ảnh hưởng ngày càng rộng của Trung Quốc trong ngành công nghệ.
Tuy nhiên, một số doanh nghiệp Trung Quốc đang thu mình khỏi tâm điểm của sự chú ý, trong bối cảnh Mỹ đang dấy lên các mối lo ngại về an ninh quốc gia đối với công nghệ từ Trung Quốc và cuộc chiến thương mại xuyên Thái Bình Dương do Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động.
Triển lãm Điện tử Tiêu dùng CES vài năm trở lại đây cho thấy tầm ảnh hưởng của ngành công nghệ phát triển nhanh chóng của Trung Quốc
Năm ngoái, một giám đốc điều hành đứng đầu Công ty viễn thông Huawei của Trung Quốc đã có bài phát biểu quan trọng tại CES, chỉ trích việc AT&T đột ngột hủy bỏ kế hoạch bán điện thoại Huawei, sau những lo ngại về gián điệp mà chính phủ Mỹ nêu ra. Năm nay, Giám đốc tài chính của Huawei, bà Mạnh Vãn Chu, con gái của nhà sáng lập công ty, đã bị bắt tại Canada và đang chờ được dẫn độ về Mỹ.
Số doanh nghiệp Trung Quốc mua không gian tại sự kiện này để trưng bày công nghệ mới giảm 20% so với năm ngoái, theo số lượng đăng ký được theo dõi của tờ South China Morning Post. Mặc dù vậy, các công ty Trung Quốc vẫn chiếm hơn 1/4 trong số 4.500 gian tại triển lãm, chỉ sau Mỹ về số lượng. Nhưng một số công ty tên tuổi hàng đầu đang có hướng tiếp cận nhẹ nhàng trong năm nay.
Tập đoàn Baidu năm ngoái đã tổ chức một sự kiện hào nhoáng để giới thiệu phần mềm cho xe tự lái, nhưng năm nay quyết định dự triển lãm với gian hàng bình dân. Alibaba thì tránh xa những gian hàng lớn và chọn các cuộc họp yên tĩnh để tiếp thị trợ lý giọng nói của họ cho các đối tác kinh doanh. Xiaomi thì bỏ qua hoàn toàn sự kiện năm nay.
Không ai trong số họ viện lý do căng thẳng thương mại với Mỹ, nhưng thật khó để bỏ qua bối cảnh địa chính trị, ngay cả khi lệnh hòa hoãn thuế quan 90 ngày giữa hai nước sẽ hết hạn. Ông Trump đã thể hiện thái độ hòa giải hơn trong sự kiện này, khi các nhà đàm phán Mỹ chuẩn bị gặp phía Trung Quốc tại Bắc Kinh.
Mỹ và Trung Quốc đã áp thuế nhập khẩu lên hàng trăm tỷ USD hàng hóa của 2 bên và ông Trump dọa sẽ còn tiếp tục tăng thuế, khiến các thiết bị như iPhone trở nên đắt hơn. Tất nhiên, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc vẫn sẵn sàng triển lãm các đổi mới của họ. Những nhà tổ chức của sự kiện thường niên này quyết tâm tìm cách giải tỏa căng thẳng và cho biết họ đã từng vượt qua các vụ căng thẳng thương mại trước đây, như vụ Mỹ - Nhật vào thập niên 1980.
Gary Shapiro, CEO của Hiệp hội Công nghệ Người tiêu dùng - Ban tổ chức của CES, cho biết Nhật từng có sự hiện diện rất lớn và cũng làm Mỹ hoảng hốt như lần này. Điều đó chỉ kết thúc khi nền kinh tế "bong bóng" của Nhật nổ tung trong năm 1991 và ngành công nghệ của họ bắt đầu thời kỳ suy thoái chậm rãi và dai dẳng.
Ông cho biết tranh chấp thương mại với Trung Quốc và vụ bắt giữ bà Mạnh tại Canada không ảnh hưởng tới số người tham dự. Các doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc đang ngày càng gia nhập thị trường cùng các đối tác Mỹ, Nhật, Hàn... trong việc sử dụng CES để thúc đẩy người tiêu dùng, với các sản phẩm điện tử mới sắp ra mắt, trong khi kết nối với các đối tác và nhà cung cấp quốc tế tiềm năng mới.
Nhà đầu tư mạo hiểm Kai-Fu Lee, người lãnh đạo công ty con của Google tại Trung Quốc trước khi họ rút khỏi quốc gia này vì kiểm duyệt, cho biết trong một thế giới lý tưởng, ngành công nghệ của hai nước sẽ bổ sung lẫn nhau. Ông nói: "Sức mạnh của Hoa Kỳ nằm ở các nhà công nghệ sâu sắc, các trường đại học, học giả với kinh nghiệm vượt trội trong khi thế mạnh của Trung Quốc nằm ở thị trường lớn, dữ liệu nhiều và các doanh nhân vô cùng ngoan cường và chăm chỉ".
Theo giaoducthoidai
Huawei và Honor tiết lộ chiến lược thương hiệu kép mới Richard Yu, Giám đốc sản phẩm tiêu dùng của Huawei, đã công bố chiến lược thương hiệu kép mới cho các thiết bị Huawei và Honor. Điều này dựa trên các mục tiêu chiến lược của ông từ năm 2012 đã được thực hiện thành công. Huawei muốn trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới, còn mục tiêu của Honor...