Huawei đang trong tình trạng báo động
Nếu Mỹ siết chặt lệnh cấm, Huawei không có cách nào đưa thiết kế vi xử lý của họ ra thị trường, trong khi kho dự trữ chip sắp cạn kiệt.
Theo Bloomberg, trụ sở của Huawei ở Thẩm Quyến được đặt trong tình trạng báo động kể từ giữa tháng 5 khi Mỹ yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất chip cho Huawei phải xin giấy phép nếu sử dụng công nghệ của Mỹ.
Quyết định này gây ảnh hưởng nghiêm trọng bởi số chip dự trữ cho các thiết bị viễn thông của Huawei sẽ cạn kiệt ngay đầu năm tới. Ban lãnh đạo công ty gấp gáp tổ chức hàng loạt cuộc họp trong vài tuần qua, nhưng chưa đưa ra giải pháp nào thực sự khả thi.
Huawei vẫn có thể mua vi xử lý của bên thứ ba, nhưng các nhà cung cấp như Samsung hay MediaTek khó đáp ứng được đơn hàng khổng lồ của hãng. Chưa kể, hãng sẽ phải đánh đổi nhiều thứ, như chi phí, tính tương thích và đặc biệt là danh tiếng so với việc tự thiết kế và đặt TSMC sản xuất. Phát triển chip là chiến lược hàng đầu của Huawei để tạo nên sự khác biệt, nên việc phải tìm đến giải pháp của đối thủ là “đòn đau” với Huawei.
Huawei vẫn mua chip của bên thứ ba nhưng chủ yếu cho dòng smartphone giá rẻ và tầm trung.
Trong suốt một năm qua, sau khi bị đưa vào danh sách thực thể của Mỹ, Huawei chỉ gặp một số phiền toái chứ không bị ảnh hưởng quá nặng nề. Họ vẫn tiếp tục là hãng thiết bị viễn thông số một và nhà sản xuất smartphone lớn thứ hai thế giới. Còn hiện nay, với quy định mới của Mỹ, nỗi sợ của Huawei đã thành hiện thực.
Video đang HOT
Huawei thành lập công ty con HiSilicon cách đây 16 năm với mục tiêu nghiên cứu và phát triển những bộ vi xử lý thông minh, nhằm tránh phụ thuộc vào bên thứ ba cũng như hình thành nên một hệ sinh thái như Apple. Kết quả là sự ra đời của dòng Kirin cho smartphone, dòng Ascend cho thiết bị AI và dòng Kunpeng cho máy chủ.
Tuy nhiên, tham vọng này đang bị đặt dấu hỏi. Mọi nhà sản xuất chip trên thế giới, từ SCMP ở Đài Loan cho tới SMIC tại Trung Quốc, đều cần đến công nghệ và trang thiết bị của Mỹ (như các giải pháp của công ty Applied Materials) để sản xuất chipset. Vì vậy, những thiết kế vi xử lý cho điện thoại, thiết bị 5G, IoT… sắp tới của Huawei sẽ chỉ là bản vẽ trên giấy, khi dây chuyền sản xuất cho những thiết kế này cần có giấy phép của Mỹ mới có thể hoạt động.
“Lệnh cấm nhắm thẳng vào những dòng chip do HiSilicon thiết kế – mối đe dọa lớn đối với Mỹ”, Edison Lee, chuyên gia phân tích của Jefferies, nói. “Quy định mới sẽ bóp nghẹt HiSilicon và tiếp đến là dập tắt khả năng tạo ra những thiết bị mạng 5G của Huawei”.
Lúc này, Huawei không có nhiều lựa chọn. Trong số những lựa chọn ít ỏi còn lại đó, cũng không có giải pháp nào phù hợp cho hãng. Viễn thông là mảng kinh doanh cốt lõi của Huawei và họ đang dẫn đầu thế giới về 5G. Hồi tháng 2, hãng công bố một loạt giải pháp, sản phẩm để tạo nên những trạm cơ sở 5G có hiệu năng cao nhất. Đòn trừng phạt của Mỹ khiến các trạm cơ sở này có thể sẽ không được xuất xưởng tới tay khách hàng toàn cầu.
Tin tốt là Huawei vẫn còn thời gian bởi họ đã dự trữ đủ chip cho tới cuối năm. Tuy nhiên, theo Charlie Dai, nhà phân tích của Forrester Research, HiSilicon sẽ không thể tiếp tục đưa các sáng tạo của họ ra thế giới cho tới khi họ tìm ra giải pháp thay thế, như tự phát triển công nghệ và hợp tác với các nhà sản xuất địa phương – quá trình có thể sẽ mất hàng năm để hoàn thiện.
Mỹ lại muốn siết chặt Huawei
Hiện tại, các sản phẩm sản xuất ở nước ngoài với ít hơn 25% công nghệ Mỹ vẫn được phép bán cho Huawei. Bộ Thương mại Mỹ đang đề xuất hạ ngưỡng này xuống dưới 10%.
SCMP đưa tin Bộ Thương mại Mỹ đang xem xét việc đưa ra nhiều hạn chế hơn nữa trong hoạt động kinh doanh của các công ty Mỹ với gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei. Đại diện các cơ quan sẽ có cuộc họp vào tuần tới để thảo luận về vấn đề này.
Đề xuất này được đệ trình từ đầu tháng 1. Theo đó, nó sẽ khiến các đối tác của Huawei tại Mỹ khó cung cấp linh kiện hơn cho công ty. Trước đây, nhiều công ty Mỹ đã tìm cách giao dịch với Huawei thông qua các công ty con của họ ở nước ngoài.
Đề xuất mới từ Bộ Thương mại Mỹ sẽ hạ ngưỡng giá trị trên một sản phẩm sản xuất tại nước ngoài có thể bán cho Huawei.
Để thu hẹp kẽ hở đó, Bộ Thương mại Mỹ đề xuất hạ ngưỡng giá trị công nghệ trên một sản phẩm được sản xuất tại một cơ sở ở nước ngoài có thể bán cho Huawei. Hiện tại, các sản phẩm sản xuất ở nước ngoài với ít hơn 25% công nghệ Mỹ vẫn được phép bán cho Huawei. Ngưỡng mới sẽ là dưới 10%.
Ngay khi đề xuất này được công bố, Lầu Năm Góc đã tỏ ra lo ngại rằng nó sẽ phá hủy chuỗi cung ứng của Huawei. Đồng thời, nó cũng có thể ảnh hưởng xấu sự phát triển công nghệ của Mỹ, bởi sự sụt giảm về doanh thu có thể khiến các công ty Mỹ chi ít tiền hơn cho các hoạt động nghiên cứu.
Trong một cuộc phỏng vấn tại Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos, Thụy Sĩ, Wilbur Ross, Bộ trưởng Thương mại Mỹ nói rằng Huawei đã khuyến khích các nhà cung ứng tại Mỹ vượt qua rào cản của luật pháp liên bang.
"Việc kiểm soát xuất khẩu cũng như các biện pháp khác mà chúng tôi thực hiện nhằm đảm bảo các công nghệ của Mỹ được bảo vệ", Mark Esper, Bộ trưởng Quốc phỏng Mỹ cho biết.
Donald Morrissey, Giám đốc các vấn đề chính phủ của Huawei tại Mỹ cho rằng các quy tắc mới sẽ mang lại rủi ro đáng kể cho Mỹ. "Những hạn chế chặt chẽ hơn với Huawei có thể dẫn tới tác động tiêu cực đến các công ty Mỹ. Họ có thể mất đi khách hàng và đối tác lớn nhất giúp họ phát triển các công nghệ mới", Morrissey nói.
SCMP cho biết một cuộc tranh luận lớn đang diễn ra bên trong các cơ quan chính phủ. Một số ý kiến bảo vệ quan điểm cần phải ngăn chặn sự phát triển của Huawei. Trong khi đó, một số ý kiến khác lại tin rằng việc loại trừ gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc là điều không nên và ủng hộ sự hợp tác trở lại.
Hiện tại, các cơ quan tại Mỹ đang tranh luận về việc có nên tiếp tục hạn chế kinh doanh với Huawei bởi điều đó có thể ảnh hưởng xấu đến các công ty Mỹ.
Giữa tháng 5/2019, hãng đã bị đưa vào danh sách đen của Mỹ, bị hạn chế giao dịch cũng như sử dụng công nghệ có nguồn gốc từ Mỹ. Đồng thời, Mỹ cũng cáo buộc công ty có "mối quan hệ mật thiết với chính phủ và bộ máy quân sự Trung Quốc".
Bên cạnh những cáo buộc về việc vi phạm lệnh trừng phạt với Iran, chính quyền liên bang cũng cho rằng gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đã cố gắng đánh cắp bí mật thương mại từ T-Mobile.
Chưa dừng lại ở đó, Mỹ cũng kêu gọi các quốc gia đồng minh không sử dụng cơ sở hạ tầng viễn thông 5G của Huawei cung cấp với lý do lo ngại an ninh quốc gia. Trong khi đó, Huawei liên tục phủ nhận mọi cáo buộc từ phía Mỹ và cho rằng đó là những cáo buộc không có căn cứ.
Theo Zing
Apple sẽ ra mắt một phiên bản Mac Pro dùng chip ARM trong tương lai? Cựu giám đốc điều hành của Apple và người sáng lập Be, Inc Jean-Louis Gassée mới đây vừa một lần nữa cho biết, Apple có khả năng sẽ chuyển sang dùng chip ARM cho máy Mac trong tương lai gần. Được biết, thông tin này xuất hiện không lâu sau khi có báo cáo cho biết Apple sẽ ra mắt máy Mac dựa...