Huawei còn 120 ngày để mua chip xử lý gốc Mỹ
Các công ty như TSMC chỉ được phép bán chip xử lý cho Huawei trong tối đa 120 ngày tới theo quy định mới của chính quyền Trump.
Theo CNBC, một năm sau ngày bị đưa vào danh sách “đen” của Bộ thương mại Mỹ, Huawei tiếp tục bị áp đặt lệnh trừng phạt mới liên quan đến việc sản xuất chip xử lý. Chính quyền của Tổng thống Trump muốn chặn công ty Trung Quốc không thể nhận vi xử lý từ các xưởng đúc (fab) có sử dụng công nghệ Mỹ trên khắp thế giới theo thỏa thuận từ trước.
Huawei cũng như Apple, MediaTek, Qualcomm đều thiết kế vi xử lý của riêng mình nhưng không có cơ sở riêng để sản xuất chúng. Đây là lý do các công xưởng chip như TSMC của Đài Loan là nơi các model như Apple A13 Bionic, Snapdragon 865 hay Huawei Kirin 990 ra đời.
Lệnh cấm mới áp dụng cho Huawei và khoảng 114 công ty con của hãng này trên toàn cầu. Các đối tác bắt buộc phải có riêng chứng nhận của Mỹ mới có thể xuất khẩu sản phẩm cho công ty Trung Quốc.
Video đang HOT
Huawei vẫn bị phụ thuộc vào TSMC với các dòng chip xử lý cao cấp dù đã chuyển bớt sang SMIC.
Để tránh sự phụ thuộc vào TSMC, Huawei gần đây đã chuyển việc sản xuất một số dòng chip xử lý sang SMIC – xưởng đúc chip lớn nhất tại Trung Quốc. Tuy nhiên, SMIC chỉ có thể sản xuất chip trên tiến trình 14 nm trong khi TSMC đang có công nghệ mới nhất là tiến trình chỉ 5 nm. Đây là sự khác biệt lớn bởi TSMC có thể chế tạo con chip với 171,3 triệu bóng bán dẫn trên một mm vuông so với chỉ 43 triệu của SMIC.
Tuy nhiên, Mỹ sẽ cho thời hạn 120 ngày kể từ ngày 15/5 trước khi áp đặt lệnh cấm mới. Trong khoảng thời gian 4 tháng tới, các công ty Mỹ cũng như các công ty nước ngoài sử dụng công nghệ của Mỹ để sản xuất chất bán dẫn cho Huawei vẫn có thể tiếp tục các hợp đồng còn dang dở.
Huawei hiện là khách hàng lớn thứ hai của TSMC. Năm ngoái, hãng smartphone Trung Quốc đóng góp doanh thu 5,2 tỷ USD cho công ty này, tăng 80% so với năm 2018. Theo báo cáo của Wall Street Journal, TSMC sẽ sớm xây dựng một nhà máy tại Arizona (Mỹ) để sản xuất chip xử lý 5 nm mới vào 2023.
Huawei vượt Qualcomm, trở thành nhà cung cấp chip số một Trung Quốc
Đây là lần đầu tiên HiSilicon, đơn vị thiết kế bán dẫn của Huawei, vượt qua Qualcomm về số lượng sản phẩm cung cấp cho thị trường Trung Quốc trong quý đầu năm nay.
Ông Richard Yu, Giám đốc kinh doanh tiêu dùng của Huawei, phát biểu trong buổi giới thiệu chip Kirin 990 5G tại hội trợ công nghệ IFA ở Berlin (Đức) năm 2019
Cụ thể, HiSilicon đã xuất xưởng 22,21 triệu bộ xử lý điện thoại thông minh trong quý 1/2020, gần bằng với số lượng sản phẩm được vận chuyển trong cùng kỳ năm ngoái, CNBC dẫn một báo cáo mới của công ty nghiên cứu CINNO Research có trụ sở tại Trung Quốc cho biết. HiSilicon đã nỗ lực tăng thị phần của mình lên 43,9% từ mức 24,3% trong quý đầu năm 2019. Chip được dùng trong điện thoại thông minh của Huawei do HiSilicon thiết kế được lấy tên thương hiệu là Kirin.
CINNO không tiết lộ số liệu giao hàng cụ thể của Qualcomm, nhưng nói rằng thị phần của hãng bán dẫn Mỹ đã giảm xuống còn 32,8% trong quý đầu năm nay, ít hơn đáng kể so với 48,1% trong cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân được cho là do tác động của dịch Covid-19 lên thị trường điện thoại thông minh của Mỹ đã tấn công vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của Qualcomm.
Sự phát triển của HiSilicon tại Trung Quốc đã phản ánh một thực tế là Huawei ngày càng tập trung vào thị trường trong nước, đặc biệt kể từ khi bị chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa vào danh sách đen hồi tháng 5.2019. Một quyết định khiến Huawei bị hạn chế quyền truy cập vào công nghệ Mỹ, bao gồm cả việc sử dụng hệ điều hành Android.
Sau khi bắt đầu tăng gấp đôi sự tập trung vào Trung Quốc, thị phần của Huawei trên thị trường điện thoại thông minh đã tăng lên. Trong quý đầu năm nay, các đơn hàng điện thoại thông minh của hãng này đã tăng 6% so với năm ngoái, theo báo cáo công bố hôm 29.4 của Counterpoint Research. Nhà cung cấp thiết bị mạng lớn nhất thế giới cũng đã cố gắng giảm sự phụ thuộc vào các thiết bị bán dẫn của Mỹ bằng cách dùng chip điện thoại thông minh của mình.
Cùng với điện thoại thông minh, thị phần bộ xử lý điện thoại thông minh của Huawei ở quê nhà cũng tăng lên, với phần lớn khoản kiếm được là từ khách hàng quan trọng của Qualcomm. Tháng 8.2019, Steve Mollenkopf, Giám đốc điều hành Qualcomm, cho biết quyết định tập trung vào thị trường Trung Quốc của Huawei đã làm tổn thương công ty ông. Hãng bán dẫn Mỹ vốn là nhà cung cấp chip cho các đối thủ trong nước của Huawei, bao gồm Xiaomi và Oppo.
"Sau khi bị cấm xuất khẩu, Huawei đã chuyển trọng tâm xây dựng thị phần sang thị trường Trung Quốc, nơi chúng tôi không có được lợi ích tương ứng trong doanh thu sản phẩm hoặc giấy phép", ông Mollenkopf nói với các nhà đầu tư.
Ông chủ của Huawei: Tôi chỉ là một lãnh đạo "bù nhìn"! Người sáng lập và cũng là CEO Huawei Nhậm Chính Phi hy vọng trong thời gian tới, ông sẽ nhanh chóng bị lãng quên. "Tôi chỉ là một ông già. Có gì mà phải nhớ đến tôi? Mọi người nên suy nghĩ nhiều hơn về tương lai và thế giới", ông Nhậm Chính Phi nói trong cuộc trả lời phỏng vấn với tờ...