Huawei có thể bán máy tính để bàn sớm
Theo một báo cáo mới, Huawei đã bắt đầu nghiên cứu thị trường cho máy tính để bàn. Thương hiệu hiện đang nổi tiếng với một loạt các sản phẩm điện tử tiêu dùng bao gồm điện thoại thông minh và thậm chí cả máy tính xách tay.
Huawei PC (ảnh minh họa)
Dòng máy tính xách tay MateBook của Huawei đã được nhiều khách hàng đón nhận thành công. Hiện tại, đây là một trong những sản phẩm duy nhất tương thích với HĐH Windows của Microsoft. Đáng chú ý, Huawei trước đây đã ra mắt máy tính để bàn trong quá khứ nhưng chúng đã được phân phối độc quyền cho các doanh nghiệp thương mại. Vì vậy, các máy tính để bàn sắp tới của Huawei có thể là sản phẩm đầu tiên của công ty nhắm đến người tiêu dùng chính.
Tin tức về nghiên cứu thị trường của Huawei đã được chia sẻ trực tuyến bởi một người dùng Weibo. Nó cũng đề cập rằng công ty đang thực hiện khảo sát. Các báo cáo khảo sát này được thực hiện bằng cách mời nhiều tình nguyện viên và hỏi quan điểm và yêu cầu của họ về việc Huawei phát triển một máy tính để bàn. Do đó, có thể phỏng đoán rằng công ty đã bắt đầu với việc phát triển các nguyên mẫu PC của mình.
Bài đăng trên trang web blog Trung Quốc cũng chia sẻ thông số kỹ thuật của máy tính để bàn của Huawei. PC được trang bị bộ xử lý Kunpeng 920S (bộ xử lý cây nhà lá vườn của Huawei) và hỗ trợ tới 64GB RAM. Nó cũng có một card đồ họa chuyên dụng để có thể chơi game hoặc xử lý các tác vụ liên quan tới đồ họa.
Hiện tại, các mẫu PC độc quyền dành cho doanh nghiệp thương mại của Huawei đang khác thành công. Do đó, công ty cũng đang có kế hoạch tăng năng lực sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Theo FPT Shop
Vì sao Apple 'thèm khát' modem Intel đến vậy?
Việc mua lại mảng kinh doanh modem mạng di động của Intel sẽ giúp Apple tiến gần hơn đến mục tiêu kiểm soát mọi thành phần linh kiện iPhone trong tương lai.
Ngày 26/7, Apple xác nhận mua lại mảng kinh doanh modem mạng di động của Intel với giá 1 tỷ USD. Khoảng 2.200 nhân viên Intel sẽ về với Apple cùng kho tàng sở hữu trí tuệ, thiết bị và các hợp đồng cho thuê. Theo CNET, thỏa thuận dự kiến hoàn tất vào quý IV/2019, sẽ giúp Apple tiếp quản dự án phát triển mạng 5G hiện tại của Intel.
Intel không nói rõ thỏa thuận gồm những bằng sáng chế nào, nhưng chắc chắn Apple sẽ không chấp nhận chỉ lấy bằng sáng chế cho những công nghệ cũ. Hiện tại, dòng iPhone 2018 gồm iPhone XS, XS Max và XR đều sử dụng modem 4G của Intel, trong khi các đời iPhone cũ sử dụng modem của Qualcomm.
Video đang HOT
Thời gian qua, Apple đã mở rộng tầm kiểm soát phần cứng lẫn phần mềm trong các thiết bị của họ. Việc xây dựng phần cứng riêng giúp hãng quản lý tốt hơn các tính năng bên trong máy, đồng thời chủ động hơn trong lộ trình ra mắt sản phẩm.
Apple rất muốn có một chiếc iPhone với toàn bộ thành phần bên trong do mình tự sản xuất.
Việc mua lại mảng kinh doanh modem mạng di động của Intel giúp Apple hoàn thành bài toán kiểm soát phần cứng mà trước đây chưa thể giải quyết. Những bằng sáng chế trong thỏa thuận cũng giúp công ty tự bảo vệ mình khỏi các vụ kiện tụng từ đối thủ như Huawei hay Qualcomm.
Quan trọng hơn, quyền sở hữu công nghệ 5G của Intel có thể giúp Táo khuyết phát triển những con chip 5G siêu nhanh. Một số lý do đã khiến Intel thất bại trong việc sản xuất chip 5G, sau đó là thỏa thuận cung cấp chip nhiều năm giữa Apple và Qualcomm khiến Intel từ bỏ thị trường.
Tuy công nghệ của Intel không thể giúp ra mắt iPhone 5G trong năm nay, những bằng sáng chế của hãng có thể giúp Apple đẩy nhanh tốc độ phát triển modem mạng trong tương lai.
"Thương vụ này là nỗ lực cho thấy mọi công ty đều muốn phát triển mạng 5G, đồng thời giúp Apple kiểm soát chặt hơn chuỗi cung ứng và những thiết kế chip trong thời gian tới", Daniel Ives, nhà phân tích của Wedbush, cho biết.
Nỗ lực kiểm soát mọi linh kiện của Apple
Trong nhiều năm qua, Apple đã và đang tập trung phát triển phần cứng riêng cho các thiết bị của mình, đơn cử như chip xử lý A trên iPhone, GPU, chip Bluetooth giúp kết nối nhanh chóng AirPods với iPhone hay chip sinh trắc học.
Cuối năm ngoái, Apple đã thâu tóm một phần công ty bán dẫn Dialog Semiconductor với giá 600 triệu USD để kiểm soát chip quản lý năng lượng, thành phần rất quan trọng giúp tối ưu quá trình sạc và tiêu thụ năng lượng của iPhone.
Giới thạo tin cho biết Apple cũng đang nghiên cứu phát triển bộ xử lý mới thay cho Intel trên máy tính Mac vào năm 2020. Nếu thông tin là chính xác, máy tính Mac cũng sẽ sử dụng bộ xử lý do Apple tự sản xuất tương tự iPhone hay iPad.
Modem mạng 5G của Intel. Ảnh: MacRumors.
Chung quy lại, chỉ còn 2 thành phần chính mà Apple chưa thể tự sản xuất: chip nhớ và modem. Có nhiều công ty đang cung cấp chip nhớ cho Apple như Samsung hay Micron, trong khi modem thì hạn chế hơn, đặc biệt là modem 5G chỉ có Qualcomm là nhà cung ứng duy nhất.
Apple chắc chắn không muốn phụ thuộc vào một công ty duy nhất cho một thành phần nào đó. Trong quá khứ, những chiếc iPhone đầu tiên sử dụng modem của Infineon (Đức). Hãng này bị Intel mua lại năm 2011, nhưng rất tiếc khi đó iPhone 4s đã chuyển sang sử dụng chip 3G của Qualcomm, kéo dài đến chip 4G trên iPhone 6s/6s Plus năm 2015.
Năm 2016, Apple bắt đầu trang bị modem Intel cho iPhone 7/7 Plus, nhưng vẫn dùng Qualcomm cho một số phiên bản nhà mạng Verizon hay Sprint. Do dính kiện tụng với Qualcomm, toàn bộ iPhone 2018 chỉ sử dụng modem Intel.
Không chỉ iPhone, Apple hoàn toàn có thể trang bị modem mạng do chính mình sản xuất trên những thiết bị như iPad.
Apple được cho là đang phát triển modem mạng của riêng mình, nhưng sớm nhất phải đến 2025 mới có thể trang bị cho iPhone. Trong khoảng thời gian này, Apple vẫn phải dựa vào Qualcomm.
Qualcomm là nhà sản xuất chip di động lớn nhất hiện nay, và cũng là lựa chọn hàng đầu để cung cấp linh kiện cho các thiết bị 5G từ Mỹ.
Trên thế giới, Qualcomm chỉ có 3 đối thủ chính: MediaTek của Đài Loan, Huawei của Trung Quốc và Samsung của Hàn Quốc. Trong 3 cái tên ấy, chỉ có MediaTek là cung cấp chip cho bên thứ 3 với số lượng lớn, còn lại Huawei và Samsung chủ yếu trang bị chip "nhà làm" cho các sản phẩm của riêng mình. Dù vậy, chip MediaTek thường ưu tiên cho những thiết bị đến từ Trung Quốc.
Apple và Qualcomm đã dính vào kiện tụng trong thời gian dài liên quan đến bằng sáng chế. Trong thỏa thuận "đình chiến" hồi tháng Tư có điều khoản ghi rằng Apple chấp nhận mua chip từ Qualcomm trong nhiều năm, nhưng không ghi rõ thời gian kéo dài bao lâu.
"Cuộc đua" 5G
5G được xem là công nghệ của tương lai với tốc độ cao, vùng phủ sóng rộng, băng thông hơn 4G đến 10-100 lần.
Nhiều nhà sản xuất Android đã lên kế hoạch ra mắt smartphone 5G ngay trong năm nay, nhưng Apple sớm nhất phải đến 2020 mới có iPhone 5G. Cuộc chiến pháp lý giữa Apple với Qualcomm đã khiến việc phát triển smartphone 5G của Táo khuyết chậm hơn đối thủ.
Không có smartphone 5G trong năm nay thì không sao (các nhà mạng chỉ đang thử nghiệm), nhưng đến 2020 mà vẫn chưa có thì sẽ là bất lợi rất lớn cho Apple.
Việc sản xuất modem 5G riêng sẽ giúp Apple tiến gần hơn đến mục tiêu kiểm soát mọi thành phần linh kiện trong iPhone.
Do là nhà cung cấp độc quyền nên modem 5G của Qualcomm không hề rẻ. Dù được Qualcomm tinh chỉnh theo yêu cầu để phù hợp với iPhone, điều đó không có nghĩa rằng Apple thực sự kiểm soát quá trình phát triển modem từ đầu đến cuối.
Việc sở hữu mảng kinh doanh modem mạng di động của Intel cũng không thể giúp Apple có ngay modem 5G của riêng mình trong năm nay, thậm chí là trong 2 năm tới. Modem mạng rất phức tạp, cần cập nhật liên tục để bắt kịp tốc độ và những tính năng mới. Tuy nhiên nó có thể giúp Apple ra mắt iPhone trang bị chip 5G riêng trước năm 2025 như dự đoán.
Sở hữu mảng modem của Intel cũng đồng thời giúp Apple chủ động đưa chip 5G vào nhiều thiết bị khác, hoặc phát triển một sản phẩm hoàn toàn mới nhằm khai thác hết khả năng của 5G.
Hiện tại, dòng chip Snapdragon của Qualcomm đã tích hợp sẵn modem mạng. Vào tháng Hai, Qualcomm cho biết sẽ tích hợp modem 5G lên chip xử lý Snapdragon cao cấp tiếp theo, đó là con chip mà Galaxy S11 hay những smartphone cao cấp khác sẽ sử dụng trong năm 2020. Tất cả đều do Qualcomm tự phát triển.
Do đó, khi đã sản xuất được chip 5G riêng, Apple có thể tích hợp nó vào chip xử lý để tiết kiệm không gian, dành khoảng trống ấy cho pin hoặc giúp thiết bị mỏng nhẹ hơn. Việc tích hợp modem vào chip xử lý cũng giúp giảm điện năng tiêu thụ, giảm chi phí sản xuất.
Theo zing
Huawei sẽ ra mắt HongMeng OS tại HDC 2019, diễn ra vào ngày 9/8 Hàng năm, các ông lớn như Apple, Samsung và Huawei đều tổ chức hội nghị nhà phát triển nhưng hội nghị năm nay sẽ cực kỳ đặc biệt với Huawei. Theo truyền thông Trung Quốc, Huawei đã lên lịch tổ chức Hội nghị Nhà phát triển Toàn cầu Huawei (HDC) vào ngày 9/8 tới nhằm ra mắt hệ điều hành HongMeng OS. HDC...