Huawei cố lấy lòng giới công nghệ toàn cầu bằng 1,5 tỉ USD và 5G
Huawei Technologies, hãng sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc bị Mỹ và nhiều đồng minh ‘nghỉ chơi’, đang chào mời bí quyết 5G có giá trị nhất của mình và 1,5 tỉ USD cho nhiều nhà phát triển phần mềm.
Theo Bloomberg, hãng công nghệ lớn nhất Trung Quốc đặt mục tiêu tăng cường đầu tư vào nhiều chương trình phát triển riêng trong 5 năm tới. Phó chủ tịch Huawei Ken Hu cho hay tại hội nghị thường niên vừa tổ chức gần đây rằng nỗ lực “lấy lòng” giới công nghệ toàn cầu và đầu tư ngày cảng trở nên cấp bách khi hãng có nguy cơ mất khả năng tiếp cận vào sản phẩm, chuỗi cung ứng công nghệ và code của Mỹ, trong số này có phần mềm của Google mà Huawei cần để chạy thiết bị di động.
Huawei tăng tốc tiếp cận và đầu tư từ sau khi bị chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt lệnh trừng phạt. Washington còn khuyến khích nhiều đồng minh như Nhật Bản, Anh và Đức từ chối hàng 5G của Huawei và cáo buộc hãng này giúp Bắc Kinh gián điệp thế giới. Trước động thái này, Huawei chào bán giấy phép công nghệ 5G để tạo ra một đối thủ cạnh tranh xứng tầm và chứng minh rằng thiết bị của mình không vướng lỗi bảo mật.
“Có rất nhiều quan ngại về các giải pháp 5G của Huawei. Chúng tôi tin rằng những quan ngại đó là không có căn cứ. Bằng cách cho phép nhiều hãng khác có công nghệ này thông qua nhiều phương thức thương mại, doanh nghiệp hi vọng quan ngại sẽ giảm bớt”, ông Hu chia sẻ với báo giới ở Thượng Hải.
Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Sự dẫn đầu của Trung Quốc trong mảng 5G là trọng tâm trong chiến dịch kiềm chế sự trỗi dậy từ Bắc Kinh của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Huawei là doanh nghiệp tượng trưng cho đối thủ địa chính trị đang phát triển mạnh về công nghệ của Mỹ. Đến nay, hãng ký hơn 60 hợp đồng thương mại để xây dựng 5G trên toàn cầu. Bản thân Trung Quốc thì sẽ hoàn tất giai đoạn tung 5G đầu tiên vào giữa năm sau.
Hiện Huawei tích cực tìm lựa chọn thay thế công nghệ Mỹ để bảo vệ hoạt động kinh doanh. Một phần của nỗ lực này là đảm bảo sự thịnh vượng, ăn nên làm ra của các đối tác. Công ty Trung Quốc thiết lập chương trình dành cho nhà phát triển để khuyến khích bên thứ ba tạo ứng dụng cho các dịch vụ của Huawei, trong đó có ứng dụng cho nền tảng smartphone “cây nhà lá vườn” HarmonyOS mà hãng tung cách đây chưa lâu.
Huawei dự định xây dựng cơ sở nhà phát triển đối tác lên con số 5 triệu trong thời gian tới. Đội quân doanh nghiệp và cá nhân này có thể giúp các ứng dụng thủ công được tối ưu hóa, chạy tốt trên kiến trúc điện toán chip AI và Kunpeng của Huwei. “Việc này đã khởi động và chúng tôi nhận được phản hồi rất tốt. Chúng tôi thực hiện chiến lược này và mong muốn có thêm nhiều đối tác tham gia cùng mình”, ông Hu chia sẻ.
Theo Thanh Niên
CEO Huawei: 'Sẽ có cuộc chiến mới với Mỹ'
Người sáng lập Huawei Technologies dự báo vạn vật kết nối (Internet of Things - IoT) sẽ là trận địa mới trong cuộc chiến giữa hãng công nghệ này với chính phủ Mỹ.
Theo Financial Times, trong thời gian qua Huawei đã phát triển chip và phần mềm để các công ty kết nối nhà máy sản xuất với Internet, sử dụng cảm biến để tự động hóa và giám sát dây chuyền sản xuất.
Năng lực sản xuất của Trung Quốc đem lại cho Huawei lợi thế thị trường lớn trong lĩnh vực công nghệ mới mẻ này và khả năng thiết lập tiêu chuẩn IoT toàn cầu. Chính phủ Trung Quốc ước ngành công nghiệp IoT trị giá 44 tỷ USD vào năm ngoái và tăng trưởng khoảng 25% mỗi năm.
"Mỹ sẽ tuyên chiến trong lĩnh vực IoT", Financial Times dẫn lời CEO Huawei Nhậm Chính Phi nhận định. Ông cho rằng chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ đưa IoT vào tầm ngắm khi Huawei chiếm lĩnh thị trường này.
Ông Nhậm Chính Phi dự đoán về diễn biến chiến tranh thương mại với Mỹ.
"Hãy cứ để họ tuyên chiến", ông Nhậm thách thức.
Huawei không hề giấu mục tiêu chiếm lĩnh thị trường IoT toàn cầu và đặt ra các tiêu chuẩn cho thị trường này. "Qualcomm chưa làm gì đáng kể với IoT, trong khi chúng tôi đã dành rất nhiều thời gian nghiên cứu", ông Nhậm nhấn mạnh.
Ở thời điểm hiện tại, thị trường IoT còn rất rộng mở, chưa có một công ty nào chiếm ưu thế tuyệt đối. Tuy nhiên giới phân tích cho rằng Huawei đã có một số lợi thế nhất định khi có hệ thống sản phẩm đa dạng nhất.
"Từ chip đầu cuối cho đến hệ điều hành, hệ thống mạng, nền tảng, bảo mật, phân tích dữ liệu, Huawei có khả năng toàn diện", Milly Xiang, chuyên gia phân tích tại Công ty nghiên cứu thị trường Gartner, nhận định.
Huawei cũng kỳ vọng lợi thế trong lĩnh vực 5G sẽ giúp hãng này chiếm ưu thế trên thị trường IoT. Tập đoàn Trung Quốc hiện là hãng sở hữu số bản quyền sáng chế 5G nhiều nhất thế giới.
Hồi tháng 5, chính phủ Mỹ đưa Huawei vào "danh sách đen" vì quan ngại an ninh quốc gia. Tuy nhiên tuần trước Tổng thống Trump thông báo các công ty Mỹ sẽ được bán thiết bị trở lại cho Huawei.
Theo Zing
Huawei bị loại bỏ tư cách khỏi nhóm an ninh công nghệ thông tin toàn cầu Nhóm diễn đàn phản ứng và an ninh được biết đến với cái tên 'First' được thành lập vào thập niên 1990 để khuyến khích sự hợp tác toàn cầu trong việc giải quyết và ngăn chặn các rủi ro tin tặc. Công ty công nghệ Huawei Technologies đã bị loại tư cách thành viên trong một nhóm thương mại toàn cầu bao...