Huawei chính thức khởi kiện Chính phủ Mỹ, vì lệnh cấm sử dụng các thiết bị viễn thông của Huawei
Đây được coi là hành động đáp trả mạnh mẽ, nhằm đảo ngược lệnh cấm của Mỹ.
Theo báo cáo của Bloomberg, mới đây Huawei đã chính thức khởi kiện Mỹ vì việc cấm sử dụng các thiết bị viễn thông của nhà sản xuất Trung Quốc này trong các cơ quan Chính phủ. Đây là câu trả lời đanh thép cho việc Chính phủ Mỹ luôn luôn cáo buộc các thiết bị của Huawei có gắn chip gián điệp và thu thập thông tin cho phía Trung Quốc, nhưng lại không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào.
Theo đơn kiện gửi lên tòa án liên bang Texas, vụ kiện của Huawei sẽ nhằm vào một đạo luật của Mỹ, ngăn chặn các cơ quan Chính phủ và lực lượng quân đội sử dụng các thiết bị viễn thông của Huawei, cũng như của ZTE Corp. Huawei cho rằng việc đưa ra quyết định này của phía Mỹ mà không có một phiên tòa nào là hành động vi hiến.
Video đang HOT
Hình ảnh tại buổi họp báo Huawei công bố việc khởi kiện Mỹ.
Với việc khởi kiện, sự căng thẳng giữa Mỹ và Huawei ngày càng gia tăng. Trước đó chỉ vài ngày, giám đốc tài chính Mạnh Vãn Châu cũng đã khởi kiện Chính phủ Canada, vì việc bắt giữ và điều tra trái luật vào hồi tháng 12.không chỉ ban hành đạo luật cấm các cơ quan làm việc với Chính phủ sử dụng thiết bị viễn thông của Huawei và ZTE, mà còn kêu gọi cả các nước đồng minh cũng không sử dụng thiết bị từ phía công ty Trung Quốc, do lo ngại các vấn đề an ninh. Người tiêu dùng tại Mỹ cũng không có cách nào tiếp cận được các thiết bị di động, smartphone của Huawei.
Chính vì vậy việc khởi kiện được coi là hạnh động nhằm đáp trả và nỗ lực để chấm dứt những lệnh cấm này từ phía Mỹ. Tuy nhiên theo các chuyên gia, khả năng chiến thắng của Huawei là không cao, và nó có thể dẫn đến nhiều hậu quả xấu khi tình hình ngày càng trở nên căng thẳng hơn.
Tham khảo: Bloomberg
Huawei mở cửa trụ sở cho truyền thông nước ngoài tham quan
'Người khổng lồ' viễn thông Huawei của Trung Quốc sẽ cho truyền thông nước ngoài tới tham quan trụ sở của công ty này trong ngày 6/3, như một động thái đáp lại các cảnh báo của Mỹ cho rằng Huawei có thể bị chính quyền Bắc Kinh sử dụng để làm gián điệp.
Gian hàng giới thiệu sản phẩm của Huawei tại Hội nghị Di động Thế giới 2019 ở Barcelona, Tây Ban Nha ngày 25/2. Ảnh: THX/TTXVN
Huawei khởi động năm 2019 bằng một chiến dịch PR rầm rộ, trong đó người sáng lập công ty - ông Nhậm Chính Phi - vốn "mai danh ẩn tích" lâu nay đã tiến hành một loạt cuộc phỏng vấn với truyền thông nước ngoài để chứng tỏ Huawei không phải là một mối đe dọa như các cáo buộc, trong khi các giám đốc điều hành của Huawei niềm nở chào đón truyền thông nước ngoài tại trụ sở của công ty này ở thành phố Thâm Quyến.
Trụ sở của Huawei ở Thâm Quyến có 60.000 người làm việc, đồng thời là nơi có nhiều phòng thí nghiệm công nghệ cao, cũng như các khách sạn, bể bơi, nhà ăn và cả trường Đại học Huawei - nơi đào tạo nhân viên cho công ty này và các đối tác nước ngoài. Các chuyến thăm của báo giới nước ngoài tới trụ sở này rất hiếm.
Quyết định trên được ban lãnh đạo công ty đưa ra trong bối cảnh Mỹ cho rằng các thiết bị Huawei có thể bị Chính phủ Trung Quốc thao túng nhằm phục vụ mục đích theo dõi các nước khác và phá vỡ các thông tin liên lạc quan trọng. Washington đang kêu gọi chính phủ các nước tẩy chay các thiết bị của Huawei trong bối cảnh thế giới đã sẵn sàng triển khai mạng viễn thông 5G cực nhanh - lĩnh vực mà Huawei được dự báo sẽ dẫn đầu toàn cầu.
Ngày Huawei mở cửa trụ sở cho báo giới tham quan trùng thời điểm Giám đốc Tài chính của Huawei, bà Mạnh Vãn Châu, con gái của ông Nhậm Chính Phi, phải đối mặt với phiên tòa tại Canada về yêu cầu dẫn độ của Mỹ. Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc Huawei và bà Mạnh Vãn Châu vi phạm lệnh trừng phạt Iran, đồng thời 2 chi nhánh của công ty này bị buộc tội ăn cắp bí mật thương mại từ tập đoàn viễn thông T-Mobile.
Công ty Huawei được thành lập năm 1987, với mục tiêu trở thành công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực phần cứng viễn thông. Tại hội chợ công nghiệp di động hàng đầu thế giới diễn ra ở Tây Ban Nha hồi tuần trước, Huawei đã bỏ túi nhiều hợp đồng thương mại 5G cũng như đạt được các thỏa thuận hợp tác với 10 công ty khai thác viễn thông như Sunrise (Thụy Sĩ), Nova (Iceland), STC (Saudi Arabia) hay Turkcell (Thổ Nhĩ Kỳ). Hiện Huawei cũng là nhà cung cấp điện thoại thông minh lớn thứ 3 thế giới sau Samsung và Apple.
Theo TTXVN
Tên gọi Huawei, Baidu, ZTE có nghĩa là gì? Bất chấp tham vọng vươn ra toàn cầu của Trung Quốc, không ít công ty và dự án quan trọng nhất của họ vẫn được đặt tên theo tiếng Trung Quốc và phiên âm theo Hán ngữ. Nếu tương lai thực sự giống như những gì các kỹ sư Trung Quốc mong ước, hàng hóa sẽ được vận chuyển tới trước cửa nhà...