Huawei cắt giảm đơn đặt hàng mảng PC
Không chỉ mảng smartphone, dòng máy tính xách tay của Huawei cũng đang trong tình trạng khó khăn do công ty không có quyền làm ăn với các công ty có trụ sở tại Mỹ.
Mảng máy tính xách tay của Huawei bị ảnh hưởng nặng nề hơn bởi lệnh cấm so với mảng di động
Báo cáo từ DigiTimes cho biết các đối tác sản xuất của Huawei gần đây bắt đầu nhận được thông cáo từ gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc yêu cầu họ cắt giảm sản xuất cho cả dòng máy tính MateBook lẫn MagicBook mà họ bán dưới thương hiệu phụ Honor. Hơn nữa, các đối tác R&D của hãng dường như cũng được yêu cầu tạm dừng phát triển các dự án trong tương lai.
Video đang HOT
Do nằm trong danh sách đen của Mỹ, Huawei không còn có thể tiếp cận các công nghệ quan trọng và hỗ trợ từ các đối tác Mỹ, đặc biệt là Intel và Microsoft vốn cung cấp bộ xử lý và hệ điều hành vận hành cho máy tính của Huawei. Thiếu những thứ đó, công ty có rất ít lựa chọn khi cung cấp sức mạnh và phần mềm trên máy tính xách tay để chúng có thể sử dụng được. Ngay cả công ty sản xuất chip lớn khác là AMD cũng là một công ty Mỹ.
Huawei có thể thích nghi phần nào khi kinh doanh di động gặp khó do có hệ điều hành di động và cửa hàng ứng dụng riêng. Ngay cả khi ARM bỏ hỗ trợ cho công ty, họ cũng có một số năm kinh nghiệm trong thiết kế SoC thông qua công ty con HiSilicon, chịu trách nhiệm thiết kế và sản xuất chip Kirin có trên các điện thoại Huawei.
Nhưng khi nói đến máy tính, công ty không có chuyên môn nội bộ để tận dụng nhằm chống lại các khó khăn. Hãng cũng không thể dự trữ trước các thành phần cần thiết cho dòng máy tính của mình – chiến lược mà Huawei đã sử dụng để đảm bảo mọi thứ hoạt động trơn tru trên lĩnh vực di động.
Theo Thanh Niên
Qualcomm đầu tư vào công ty có thể tăng tốc thiết kế chip tùy chỉnh
Qualcomm vừa đầu tư cho công ty hỗ trợ công nghệ tập lệnh nguồn mở RISC-V có tên SiFive, vốn đã nhận nguồn đầu tư từ Intel và Samsung, với số tiền 65,4 triệu USD.
Để tăng tốc độ thiết kế chip, Qualcomm có thể chuyển từ ARM sang RISC-V - Ảnh: AFP
Theo PhoneArena, trang web của SiFive nói rằng tài sản trí tuệ của công ty có thể giúp thiết kế CPU trong một giờ. Trang web này cho biết họ sẽ nhận thiết kế CPU tùy chỉnh trong vài tuần chứ không phải vài tháng.
Mặc dù ARM Holdings đang có thị phần khổng lồ trong ngành công nghiệp di động nhưng rõ ràng sự xuất hiện của nền tảng RISC-V đã khiến công ty có trụ sở tại Anh cảm thấy lo ngại. Thậm chí, ARM còn lập một trang web chống RISC-V vào năm ngoái nhưng sau đó đã gỡ nó xuất. Được biết, ARM chính là nền tảng chip mà Qualcomm sử dụng để tạo ra Snapdragon SoC. Nền tảng này cũng tạo ra các chip vận hành trên smartphone, tablet, smartwatch và nhiều thiết bị khác.
Với lợi ích mang lại cùng sự quay lưng của ARM gần đây, Huawei có thể phải chuyển sang kiến trúc RISC-V để sản xuất chip của riêng mình nhằm trang bị sức mạnh cho các thiết bị cầm tay mới. Bộ phận HiSilicon của công ty Trung Quốc thiết kế các chip modem Kirin và Balong được sử dụng trong các thiết bị cầm tay cao cấp của Huawei.
RISC-V thường không được sử dụng trên các thiết bị theo yêu cầu như smartphone, vì vậy Huawei sẽ phải thiết kế lõi mới và tìm một công ty mới để mua GPU để thay thế bộ xử lý đồ họa Mali của ARM. Các báo cáo cho thấy Huawei đã chuẩn bị sẵn trước một số lệnh cấm, vì vậy họ đã dự trù kho hàng chip đủ để sử dụng cả một năm trang bị trên các mẫu máy mới.
Tuy bị nhiều công ty quay lưng nhưng tin tốt cho Huawei là TSMC vẫn sẽ tiếp tục làm ăn với công ty. Nhà sản xuất chip dựa trên hợp đồng đến từ Đài Loan là đối tác sản xuất chip cho HiSilicon.
Theo thanh niên
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Căng thẳng 'đấu trường' công nghệ Dù chiến tranh thương mại Mỹ - Trung diễn ra ở nhiều ngành hàng, nhưng tâm điểm căng thẳng đang tập trung ở mảng công nghệ. Huawei đang bị một loạt công ty toàn cầu ngưng hợp tác Đến hôm qua (23.5), Tập đoàn Panasonic (Nhật Bản) đã có mặt trong danh sách các doanh nghiệp công nghệ, viễn thông thực thi lệnh...