Huawei cảnh báo sẽ cắt giảm một nửa nhân viên tại Australia
Chi nhánh Huawei tại Australia mới đây đã lên tiếng cảnh báo sẽ giảm một nửa lực lượng lao động của công ty này, viện dẫn những ảnh hưởng bởi lệnh cấm tham gia xây dựng mạng 5G ở Australia.
Ngoài ra, chi nhánh này cũng thông báo rút khỏi Hiệp hội Viễn thông di động Australia (AMTA).
Biểu tượng Huawei tại cửa hàng ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: AFP/ TTXVN
Trong một bức thư gửi AMTA, Giám đốc kinh doanh và quan hệ công chúng của Huawei Australia, ông Jeremy Mitchell, cho biết Huawei hiện đang có hơn 700 nhân viên tại Australia, trong đó hầu hết làm các công việc liên quan tới công nghệ đòi hỏi kỹ năng cao.
Huawei Australia cho biết lệnh cấm đã buộc công ty phải cắt giảm 100 nhân viên và con số này sẽ tăng lên hơn 400 trong hai đến 5 năm tới.
Video đang HOT
Theo Huawei Australia, AMTA – tổ chức đại diện cho ngành công nghiệp viễn thông di động Australia – có tiếng nói quan trọng trong việc giúp chính phủ liên bang ra các quyết định chính sách dựa trên thiết kế công nghệ và hoạt động triển khai mạng 5G.
Nhưng tổ chức này đã giữ im lặng và không bảo vệ công ty công nghệ đến từ Trung Quốc trước lệnh cấm nêu trên.
Phản hồi bức thư trên, AMTA cho biết họ không tham gia bất kỳ cuộc thảo luận nào với chính phủ liên bang trong các quá trình ra quyết định liên quan đến Huawei, đồng thời tỏ ra lấy làm tiếc về quyết định rút khỏi Hiệp hội của công ty này.
Động thái nêu trên được đưa ra sau khi Mỹ bổ sung Huawei Australia vào danh sách các thực thể mà các công ty Mỹ không được phép giao dịch kinh doanh, khiến công ty này sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn trong thời gian.
Với các hạn chế dự kiến có hiệu lực trong vòng chưa đến 90 ngày tới, Huawei có thể sẽ không còn được sử dụng các dịch vụ phần mềm và hệ điều hành Android của Google như Google Maps và YouTube trên các mẫu điện thoại thông minh của họ trong tương lai./.
Theo bnews
Trung Quốc cảnh báo hậu quả Ấn Độ phải gánh nếu theo Mỹ cấm Huawei
Nguồn tin của Reuters tiết lộ Trung Quốc đã cảnh báo Ấn Độ về các hậu quả nếu cấm Huawei kinh doanh tại nước này.
Ấn Độ chuẩn bị thử nghiệm 5G trong vài tháng tới nhưng theo Bộ trưởng Viễn thông Ravi Shankar Prasad, họ vẫn chưa quyết định có mời Huawei tham gia hay không. Huawei là nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới và đang mắc kẹt giữa thương chiến Mỹ - Trung. Chính quyền Tổng thống Donald Trump đưa Huawei vào "sổ đen" hồi tháng 5/2019 vì lý do an ninh quốc gia và đề nghị các nước đồng minh không sử dụng thiết bị của công ty.
Theo hai nguồn tin của hãng thông tấn Reuters, Vikram Misri, đại sứ Ấn Độ tại Bắc Kinh, đã bị gọi đến Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 10/7 để nghe về sự lo ngại của Trung Quốc xung quanh chiến dịch loại Huawei khỏi cơ sở hạ tầng 5G toàn cầu của Mỹ.
Trong cuộc họp, quan chức Trung Quốc nói sẽ "trừng phạt ngược lại" các doanh nghiệp Ấn Độ đang kinh doanh tại đây nếu Ấn Độ cấm Huawei vì áp lực từ Washington.
Đáp lại câu hỏi của Reuters, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết hi vọng Ấn Độ đưa ra quyết định độc lập, công bằng, không phân biệt đối xử về các bên tham gia 5G. Người phát ngôn nói Huawei đã hoạt động tại Ấn Độ từ lâu và đóng góp nhiều cho phát triển xã hội, kinh tế. Bộ Ngoại giao Ấn Độ không đưa ra câu trả lời.
Các công ty Ấn Độ tại Trung Quốc không hoạt động mạnh bằng các nước khác nhưng một số doanh nghiệp như Infosys, TCS, Dr Reddy's Laboratories Reliance Industries và Mahindra & Mahindra đều có mặt trong các lĩnh vực như sản xuất, y tế, tài chính, outsource.
Lệnh cấm Huawei có thể khơi lại căng thẳng giữa quan hệ giữa hai nước khi hai bên đều đang nỗ lực nhằm bảo đảm tranh chấp lãnh thổ không leo thang hơn nữa.
Theo Bộ trưởng Prasad, họ đã nhận được 6 đề xuất thử nghiệm 5G, bao gồm cả Huawei. Một nhóm các quan chức cao cấp, dẫn đầu là Cố vấn khoa học cho chính phủ K Vijay Raghavan và vài đại diện từ các bộ viễn thông, công nghệ thông tin, tình báo sẽ xem xét có cho phép Huawei thử nghiệm 5G hay không.
Nguồn tin trong Bộ Viễn thông tiết lộ hội đồng không tìm thấy bằng chứng cho thấy Huawei sử dụng "cửa hậu" hay mã độc để thu thập dữ liệu tại Ấn Độ. Bộ Nội vụ, chịu trách nhiệm về an toàn cơ sở hạ tầng, cũng không chỉ đạo chặn Huawei.
Một chuyên gia công nghệ gợi ý phần cứng và phần mềm cho mạng 5G không nên có chung nguồn gốc từ Huawei. Chính phủ nên yêu cầu nhà mạng sử dụng phần mềm của Ấn Độ, còn thiết bị mua của các nhà cung ứng như Huawei.
Theo GenK
Hàng trăm nhân viên Huawei có liên hệ tình báo Trung Quốc Thông tin được một tổ chức nghiên cứu ở Anh phát hiện sau khi điều tra sơ yếu lý lịch của hơn 25.000 nhân viên Huawei bị rò rỉ trên mạng. Theo tờ The Daily Telegraph, báo cáo phân tích của Tổ chức nghiên cứu Henry Jackson Society có trụ sở tại London, Anh kết luận khoảng 100 nhân viên Huawei có mối...