Huawei bị loại bỏ tư cách khỏi nhóm an ninh công nghệ thông tin toàn cầu
Nhóm diễn đàn phản ứng và an ninh được biết đến với cái tên ‘ First’ được thành lập vào thập niên 1990 để khuyến khích sự hợp tác toàn cầu trong việc giải quyết và ngăn chặn các rủi ro tin tặc.
Công ty công nghệ Huawei Technologies đã bị loại tư cách thành viên trong một nhóm thương mại toàn cầu bao gồm đại diện của nhiều công ty, chính phủ và chuyên gia, nhóm này được lập ra với mục đích giải quyết vấn đề mất an ninh cũng như chia sẻ thông tin về các vấn đề rủi ro.
Nhóm diễn đàn phản ứng và an ninh được biết đến với cái tên “First” được thành lập vào thập niên 1990 để khuyến khích sự hợp tác toàn cầu trong việc giải quyết và ngăn chặn các rủi ro tin tặc.
Từ đó đến nay, diễn đàn đã trở thành nơi phản ứng đầu tiên với các vụ tấn công tin tặc trên toàn cầu cũng như nhiều rủi ro an ninh. Các thành viên chia sẻ thông tin và dữ liệu tình báo nhằm nhận diện và cô lập các vụ tấn công tin tắc cũng như các yếu tố gây bất ổn, ngoài ra, ngăn chặn thông tin giả nhằm ngăn chúng lan xa.
Video đang HOT
Trình độ chuyên môn về an ninh mạng của nhóm đã được nhiều chính phủ và doanh nghiệp thế giới đánh giá cao. Ban giám đốc của nhóm bao gồm nhiều đại diện từ các công ty đa quốc gia như Cisco System, Hitachi, Siemens và Juniper Networks. Nhóm cũng có sự tham gia của thành viên đến từ Bộ Nội an Mỹ cũng như Trung tâm an ninh mạng của Anh.
Phát ngôn viên của Huawei tuyên bố công ty sẽ không bình luận về sự loại bỏ tư cách thành viên này. Việc bị loại bỏ tư cách thành viên khiến cho Huawei không còn được tham gia vào các cuộc đối thoại về nhiều vấn đề trong ngành công nghệ thông tin.
Việc loại bỏ tư cách thành viên của Huawei đến từ tư vấn của nhóm sau khi vào tháng trước Mỹ thay đổi các quy định về xuất khẩu.
Theo BizLIVE
Nhà sáng lập Huawei chào mời công nghệ 5G cho phương Tây
Nhậm Chính Phi, nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành Huawei Technologies vừa nói rằng ông sẵn sàng chia sẻ công nghệ 5G của doanh nghiệp mình với các khách hàng tiềm năng phương Tây.
Ông Nhậm Chính Phi trong ảnh chụp tháng 6 năm nay
Trong cuộc phỏng vấn với tờ The Economist, nhà sáng lập tỉ phú cho biết Huawei sẵn sàng cung cấp cho người mua quyền truy cập vĩnh viễn vào các bằng sáng chế, giấy phép, mã, bản thiết kế kỹ thuật và bí quyết sản xuất 5G của doanh nghiệp với khoản phí trả một lần. Những gì ông Nhậm chia sẻ với báo chí được chính Huawei xác nhận hôm nay 12.9.
Bên thâu tóm công nghệ 5G sẽ được phép sửa đổi mã nguồn, đồng nghĩa với việc về mặt lý thuyết, cả Huawei lẫn chính phủ Trung Quốc cũng không thể kiểm soát bất cứ cơ sở hạ tầng viễn thông nào được xây dựng bằng thiết bị do công ty mới sản xuất. Huawei ngược lại cũng có thể tự do phát triển công nghệ của mình theo bất cứ hướng nào mà hãng muốn.
Bình luận của ông Nhậm đến giữa lúc Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa nguôi chiến tranh thương mại và căng thẳng công nghệ. Huawei vẫn còn tên trong danh sách đen của Washington, ngăn cản hãng này mua linh kiện, công nghệ Mỹ vì lý do an ninh quốc gia. Hoạt động tung 5G trên thế giới ít nhiều bị ảnh hưởng bởi việc này vì Huawei là nhà cung ứng thiết bị viễn thông hàng đầu.
Trong cuộc phỏng vấn với The Economist, ông Nhậm tuyên bố mục tiêu là tạo ra một đối thủ có thể cạnh tranh trong 5G với Huawei, hãng vẫn sẽ tiếp tục giữ hợp đồng mình đã có và bán bộ sản phẩm 5G riêng. Với ông, đối thủ sẽ giúp san bằng sân chơi ở thời điểm mà nhiều người phương Tây e ngại trước viễn cảnh một doanh nghiệp Trung Quốc cung ứng thiết bị cho hầu hết mạng lưới di động toàn cầu.
"Việc phân phối lợi ích một cách cân bằng có lợi cho sự tồn tại của Huawei", ông Nhậm nói. Bất chấp Washington gần đây nới thêm thời gian, cho phép Huawei tiếp tục mua linh kiện, công nghệ Mỹ, công ty vẫn có thể phải trì hoãn việc tung các mẫu smartphone 5G Mate 30 sắp tới vì thiếu quyền truy cập vào các dịch vụ của Google. Google, Microsoft và nhiều hãng Mỹ khác bị buộc phải tuân thủ lệnh cấm Huawei từ Washington.
Ông Nhậm chia sẻ rằng Google đã và đang vận động để chính quyền Mỹ cho phép doanh nghiệp tiếp tục cung ứng cho Huawei. Bộ Thương mại Mỹ nhận hơn 130 đơn đăng ký xin giấy phép làm ăn với Huawei từ nhiều doanh nghiệp, song đến nay chưa cấp bất cứ giấy phép nào.
Bất chấp nhiều thách thức, doanh nghiệp có trụ sở ở Thâm Quyến (Trung Quốc) vẫn ghi nhận thị phần trong thị trường thiết bị viễn thông toàn cầu tăng lên 28,1% nửa đầu năm nay, dẫn đầu mảng thiết bị 5G với 50 thương vụ đã được công bố. Tuy nhiên trong tương lai, lệnh cấm từ Mỹ chắc chắn ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động kinh doanh ở nước ngoài của Huawei.
Theo Thanh Niên
Huawei muốn Mỹ đàm phán với hãng để có thỏa thuận thương mại với Trung Quốc Giám đốc cấp cao của hãng công nghệ lớn Trung Quốc cho biết hôm 10.9 rằng chính phủ Mỹ cần đàm phán với Huawei Technologies để có thỏa thuận thương mại với Trung Quốc. Theo Bloomberg, người đưa ra đề nghị trên là giám đốc an ninh Huawei Andy Purdy. Ông Purdy nói: "Bạn có thể tưởng tượng được một thỏa thuận thương...