Huấn luyện dã ngoại với tên lửa ở Lữ đoàn 681 Hải quân
Nhờ được huấn luyện bài bản trước đó nên bộ đội đã quen với các tình huống tác chiến có tần suất cao, tình huống phức tạp
Để công tác huấn luyện bảo đảm “cơ bản, thiết thực, vững chắc”, Đảng ủy, chỉ huy Lữ đoàn 681 Tên lửa bờ, Vùng 2 Hải quân đã luôn coi trọng huấn luyện chuyên sâu. Việc kết hợp giữa huấn luyện, diễn tập với kiểm tra tổng hợp đã nâng cao khả năng hiệp đồng tác chiến, khả năng làm chủ vũ khí, trang bị kỹ thuật của cán bộ, chiến sỹ Lữ đoàn.
Thượng tá Nguyễn Đình Tự, Phó Lữ đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Lữ đoàn quán triệt mệnh lệnh hành quân trong đêm
Các xe bám sát đội hình hành quân. Chặng đường hành quân lần này dài hàng trăm km
Xe bệ 57-98 của Lữ đoàn cơ động từ tàu lên cảng. Việc hành quân cơ động đòi hỏi sự phối hợp hiệp đồng chặt chẽ với các đơn vị khác trong cụm lực lượng
Trung úy Nguyễn Phú Hà, Phân đội trưởng Phân đội 4, Đội Hỏa lực Lữ đoàn hướng dẫn kíp xe của mình vào vị trí tác chiến
Video đang HOT
Việc triển khai xe bệ đòi hỏi sự thống nhất nhịp nhàng giữa các số trong một kíp xe
Trung úy Nguyễn Văn Bình tại vị trí của mình trong xe chỉ huy chiến đấu
Xe ra đa đã triển khai xong vị trí tác nghiệp. Phía trên bầu trời là đám mây hình tâm bão báo hiệu một ngày huấn luyện đầy oi ả
Các số trong xe ra đa đảm nhiệm chức năng chỉ dẫn mục tiêu cho tên lửa
Những ống phóng tên lửa đang căng mình chờ lệnh
Ống phóng tên lửa nhìn từ ca bin
Nhờ được huấn luyện bài bản trước đó nên bộ đội đã quen với các tình huống tác chiến có tần suất cao, tình huống phức tạp. Đảng ủy, chỉ huy Lữ đoàn có điều kiện kiểm nghiệm, điều chỉnh phương án, khả năng sẵn sàng chiến đấu và trình độ phối hợp hiệp đồng với các đơn vị, cụm lực lượng.
(Theo Báo Hải quân Việt Nam)
Theo NTD
Lữ đoàn 682 sẽ được trang bị tổ hợp tên lửa bờ số một thế giới?
Dự kiến sang năm 2017, Lữ đoàn 682 - Đơn vị tên lửa phòng thủ thứ tư của Hải quân Việt Nam sẽ sẵn sàng chiến đấu, tạo lập "lá chắn thép" trấn giữ khu vực trọng yếu ở miền Trung.
Lữ đoàn 682 sẽ được trang bị tổ hợp tên lửa bờ số một thế giới?
Hiện tại công việc xây dựng doanh trại của Lữ đoàn 682 vẫn đang diễn ra theo đúng kế hoạch và sẽ sớm hoàn thành trong tương lai gần, tạo tiền đề vững chắc cho việc tiếp nhận và khai thác trang bị mới cũng như đảm bảo cuộc sống cho các cán bộ chiến sĩ trong đơn vị.
Cùng với Lữ đoàn 679 có trong biên chế các hệ thống Redut tầm xa, Lữ đoàn 680 là Rubezh tầm ngắn, Lữ đoàn 681 khai thác Bastion-P tiên tiến và Lữ đoàn pháo-tên lửa bờ 685 quản lý tổ hợp pháo phản lực dẫn đường hiện đại của Israel, mối quan tâm lớn của nhiều người là Lữ đoàn 682 sẽ sử dụng vũ khí tối tân nào?
Hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bal-E
Ứng viên đầu tiên được nhắc tới là một phiên bản của Bal-E nhưng sử dụng tên lửa KCT-15 do Việt Nam sản xuất nhằm tận dụng năng lực của ngành công nghiệp quốc phòng trong nước và tạo lập nên "lá chắn thép" nhiều tầng nhiều lớp, lấp đầy khoảng trống về cự ly mà Rubezh phần nào không đáp ứng tốt do đã lạc hậu.
Đáng tiếc rằng tên lửa KCT-15 đến nay mới chỉ tồn tại dưới dạng mô hình trưng bày, chưa được đánh giá đầy đủ trên thực địa nên chưa thể bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt (có thể kéo dài tới năm 2020), mà mốc thời gian 2017 đã cận kề cho nên triển vọng của Bal-E là khó xảy ra.
Tiếp theo, liệu có thể vẫn là Bastion-P với tên lửa Yakhont hay tổ hợp tên lửa bờ do Ấn Độ chế tạo sử dụng tên lửa BrahMos? Nhưng theo ông Anatoly Punchuk, Phó Giám đốc Cơ quan Liên bang về Hợp tác Kỹ thuật quân sự thì Việt Nam chưa đặt hàng thêm bất kỳ hệ thống Bastion-P nào.
Bên cạnh đó, thương vụ mua sắm tên lửa BrahMos giữa Việt Nam với Ấn Độ cũng mới chỉ ở mức tiềm năng, việc đàm phán còn lâu mới hoàn thành (vướng mắc chính là giá thành cực cao), trong khi Lữ đoàn 682 đã sắp đi vào hoạt động (công tác huấn luyện phải đi trước một bước), do đó triển vọng của Bastion-P hay BrahMos cũng không thực sự sáng sủa.
Hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Klub-M
Việc Việt Nam chưa đặt mua thêm Bastion-P mặc dù đây là một hệ thống đầy sức mạnh có thể được giải thích bằng nhiều lý do, trong đó đáng chú ý nhất là thời gian qua đã xuất hiện thông tin cho biết chúng ta đang quan tâm tới các tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Klub-M hiện đại nhất của Nga.
Khác biệt chủ yếu giữa Klub-M với Bastion-P nằm ở tên lửa 3M-54KE tiên tiến hơn, có chế độ bay bám biển cận âm kết hợp siêu âm giai đoạn cuối vô cùng linh hoạt, tầm bắn hiệu quả và xác suất vượt qua hệ thống phòng thủ đối phương lớn hơn nhiều so với đạn P-800 Yakhont phải bay cao-cao ở tốc độ lớn toàn hành trình.
Hiện tại Việt Nam đang có trong biên chế các tên lửa 3M-54E (Klub-S) trang bị cho tàu ngầm Kilo 636, sắp tới sẽ là 3M-54TE (Klub-N) lắp đặt trên cặp Gepard 3.9 thứ ba, loại đạn hành trình chống hạm này cùng với đài radar dẫn bắn Monolith-B là khí tài quen thuộc với Việt Nam, sẽ không đòi hỏi quá nhiều thời gian huấn luyện làm chủ trang bị.
Với chủ trương tiến thẳng lên hiện đại của Hải quân Việt Nam, minh chứng bằng việc các đơn vị thành lập sau luôn được trang bị vũ khí mới có tính năng cao hơn đơn vị trước, sẽ không ngạc nhiên nếu sang năm 2017 Lữ đoàn 682 giới thiệu tổ hợp Klub-M trong biên chế, tương tự như trường hợp Lữ đoàn 685 bất ngờ bắn thử nghiệm đạn EXTRA trước kia.
Theo Soha News
Lữ đoàn 681: Tiếp nhận tên lửa bờ tiên tiến ngay khi thành lập! Ngay khi mới thành lập, đơn vị được trang bị tổ hợp vũ khí tên lửa bờ hiện đại nhất do Liên bang Nga sản xuất, nhận thức rõ âm mưu thủ đoạn của kẻ thù, sẵn sàng chiến đấu. Tiếp nhận vũ khí mới ngay khi thành lập... Đại tá Đỗ Minh Tuấn, Chính ủy Lữ đoàn tên lửa bờ 681 -...