Huami đã bán thành công 100 triệu thiết bị, thu về lợi nhuận ấn tượng trong Q2/2019
Huami – thương hiệu con Xiaomi và nổi tiếng dòng smartwatch Amazfit đã đem mang về doanh số ấn tượng trong thời gian gần đây.
Mới đây, thương hiệu Huami đã nhận được hậu thuẫn của Xiaomi với giá trị niêm yết trên thị trường chứng khoán New York (NYSE) lên đến số tiền 110 triệu đô la. Các chuyên gia kỳ vọng với lượng vốn rót từ Xiaomi, Huami sẽ đem đến nhiều giá trị gia tăng hấp dẫn, cũng như nhiều sản phẩm đột phá khác trong thời gian tới.
Minh chứng gần nhất là bộ ba sản phẩm Amazfit GTS, Amazfit Sports Watch 3 và nguyên mẫu Amazfit X đã được tiết lộ tại một sự kiện ở Trung Quốc. Đây là lần ra mắt sản phẩm thứ ba từ công ty được giới thiệu trong vòng ba tháng qua. Trước đó, công ty đã ra mắt sản phẩm Amazfit Verge 2 và sau đó là Amazfit GTS, cũng nhận được nhiều sự ủng hộ từ người dùng.
Trong sự kiện ra mắt gần đây, Huami cho biết đã bán được 100 triệu thiết bị đeo thông minh trên toàn thế giới, đưa Huami trở thành thương hiệu bán chạy hàng đầu về ngành smartwatch. Thêm vào đó, doanh thu của Huami ước tính vượt hơn 1 tỷ NDT chỉ trong Q2/2019, với mức tăng ổn định hàng năm là 36,6%. Ngoài ra, công ty đã xuất xưởng hơn 8,3 triệu chiếc trong giai đoạn này, đẩy mức tăng trưởng lên 53,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Về Huami Technology được thành lập vào năm 2014 với tư cách là nhà sản xuất các thiết bị smartwatch. Công ty nổi tiếng là nhà sản xuất cho loạt Mi Band nổi tiếng của Xiaomi. Ngoài ra, hãng còn sở hữu dòng đồng hồ thông minh Amazfit và dòng thương hiệu khác… Tất cả sản phẩm đều được người mua đón nhận tích cực nhờ thiết kế cao cấp, tính năng tiện ích và giá cả phải chăng.
Video đang HOT
Theo FPT Shop
Sinh viên FPT "nội địa hóa" thiết bị nhà thông minh bằng hệ thống nhận diện tiếng Việt
Sản phẩm "Bộ điều khiển nhà thông minh sử dụng tiếng Việt" đã mang về cho 3 nam sinh viên Đại học FPT cơ sở Hà Nội giải Nhất cuộc thi trình diễn và thuyết trình sản phẩm về IoT - IoT Showcase Contest 2019 với tổng trị giá lên đến 1.000 USD.
Giấc mơ "nội địa hóa" nhà thông minh
Nhận thấy đa số các thiết bị điều khiển trong hệ thống nhà thông minh ở Việt Nam đều chạy bằng tiếng Anh, gây khó khăn cho nhiều người, 3 sinh viên ngành Kỹ thuật phần mềm của Đại học FPT là Trương Minh Giang, Phan Minh Dương và Hoàng Văn Thắng đã thiết lập một hệ thống điều khiển nhà thông minh sử dụng 100% tiếng Việt để kể cả những người dân bình thường nhất cũng có thể ứng dụng vào căn nhà của mình.
Chia sẻ với ICTnews, nhóm tác giả sản phẩm "Bộ điều khiển nhà thông minh sử dụng tiếng Việt" cho biết, cả nhóm tự thu thập dữ liệu giọng nói và sử dụng công nghệ học sâu để tạo ra một model nhận diện giọng nói với 15 câu lệnh chuẩn có độ chính xác lên tới 98%. Thiết bị sẽ điều khiển các thiết bị trong nhà bằng giọng nói qua giao thức MQTT, một giao thức được dùng phổ biến trong các hệ thống Internet kết nối vạn vật (IoT).
Khi bắt tay vào thực hiện, nhóm đã gặp thách thức khi tiếng Việt ở mỗi vùng mỗi khác nên thiết bị rất khó nhận diện. Không nản lòng, cả 3 thành viên đã chia nhau đi thu thập dữ liệu giọng nói ở khắp các tỉnh dọc Bắc, Trung, Nam. Nhờ đó, khi đem trình diễn trước Hội đồng giám khảo, sản phẩm chạy trơn tru và mượt mà dù phải tiến hành câu lệnh với phát âm của nhiều vùng miền khác nhau.
Sản phẩm "Bộ điều khiển nhà thông minh sử dụng tiếng Việt" của nhóm sinh viên Đại học FPT cơ sở Hà Nội.
Thêm một điểm cộng là Doremon có kích thước nhỏ gọn, chỉ bằng 1/2 chiếc đèn học thông thường. Do đó, người dùng hoàn toàn có thể đặt nó trên bàn, trên kệ như một món đồ trang trí làm sinh động thêm cho căn nhà nhỏ của mình.Để sử dụng sản phẩm "Bộ điều khiển nhà thông minh sử dụng tiếng Việt", người dùng chỉ cần tiến đến gần thiết bị và nói rõ câu lệnh: "Doremon, tắt quạt/bật đèn/bật điều hòa...". Thiết bị sẽ ngay lập tức bật đèn báo hiệu đã nhận lệnh và thực hiện yêu cầu sau 2 - 3 giây. "Doremon" chính là tên thiết bị. Đặt tên và thiết kế sản phẩm theo mô hình của chú mèo máy thông minh, Giang, Dương và Thắng mong muốn sản phẩm của mình cũng có các tính năng và vai trò thú vị như bộ truyện tranh nổi tiếng tại xứ sở mặt trời mọc đã miêu tả.
Gửi sản phẩm tới cuộc thi IoT Showcase Contest 2019, sân chơi về Internet kết nối vạn vật lớn nhất FPT Edu dành cho học sinh, sinh viên, 3 nam sinh ngành Kỹ thuật phần mềm không mong gì hơn ngoài việc được học hỏi những kiến thức mới. "Được biết cuộc thi sẽ có sự tham gia của các đội thi quốc tế, nhóm rất kì vọng mình có thể biết thêm nhiều thứ về công nghệ từ sân chơi này", sinh viên Phan Minh Dương chia sẻ.
Nhóm sinh viên thuyết trình về sản phẩm "Bộ điều khiển nhà thông minh sử dụng tiếng Việt" trước Ban giám khảo cuộc thi IoT Showcase Contest 2019.
Tuy nhiên, cũng theo chia sẻ của nhóm sinh viên, hành trình chinh phục "ngôi vương" của họ không hề suôn sẻ. Nhóm sinh viên này đã gặp sự cố ngay ở vòng Sơ loại cuộc thi. Lần đó, do không đọc kỹ thể lệ, Giang, Dương và Thắng chỉ đem theo slide thuyết trình mà không mang sản phẩm tới địa điểm thi. May mắn là, Hội đồng Giám khảo đã nhận ra tiềm năng của ý tưởng nên quyết định cho cả nhóm thêm cơ hội. Nhóm đã tức tốc bắt xe bus về trường (cách địa điểm thi trên 30 cây số) để lấy thiết bị. Khi quay lại, giờ thi đã gần hết. Nhưng được tận mắt chứng kiến sản phẩm vận hành linh hoạt, trơn tru, các thầy cô đã không ngần ngại trao 1 trong 3 vé đi tiếp của khu vực Hà Nội cho "Doremon".
Không phụ niềm tin đó, "Doremon" một lần nữa chinh phục hoàn toàn Hội đồng Giám khảo tại vòng chung kết để bước lên bục vinh quang của cuộc thi FPT Edu IoT Showcase Contest 2019. Ba nam sinh của Đại học FPT đã không chỉ được tới Cần Thơ học hỏi thêm nhiều điều mới mẻ về khoa học công nghệ mà còn vượt qua cả các đội thi quốc tế và các đội đối thủ trong toàn FPT Edu để trở thành nhà vô địch mùa giải IoT Showcase đầu tiên.
"Hành trình với FPT Edu IoT Showcase Contest 2019 là một hành trình rất dài đối với nhóm. Trên hành trình đó, chúng tôi đã học được rất nhiều thứ. Quan trọng nhất phải kể đến có lẽ là tinh thần đoàn kết: cùng nhau vượt qua khó khăn, cùng nhau giải quyết vấn đề và cùng nhau mang sản phẩm đến với cuộc thi", sinh viên Phan Minh Dương khẳng định.
Đại diện nhóm sinh viên chia sẻ thêm: "Thời gian tới, nhóm sẽ tiêp tục hoàn thiện sản phẩm hơn bằng việc thu thêm nhiều dữ liệu giọng nói, tăng số lệnh điều khiển và tăng sự tương tác giữa Doremon và người sử dụng bằng việc sẽ có trả lời lại những lệnh mà người dừng điều khiển. Mục tiêu lớn nhất nhóm hướng đến là thương mại hóa sản phẩm, để mọi người dân Việt Nam đều có thể sử dụng".
Theo GenK
Huawei tiếp tục bị Mỹ điều tra về cáo buộc 'đánh cắp' công nghệ Các công tố viên Mỹ đang điều tra các trường hợp 'đánh cắp' công nghệ liên quan đến tập đoàn thiết bị viễn thông Trung Quốc Huawei Technologies Co Ltd. Cửa hàng của Huawei tại Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 10/5/2019. Ảnh: AFP/TTXVN Tờ Wall Street Journal (WSJ) ngày 29/8 dẫn các nguồn thạo tin cho biết, các công tố viên Mỹ đang...