Hủ tíu sa tế với 20 thứ gia vị
Để ăn món này, thực khách phải vào Chợ Lớn mới tìm được. Đây là thức ăn đặc trưng của người Triều Châu (Tiều) với cách nấu đa vị, riêng biệt không trùng lắp với bất cứ món hủ tíu nào khác ở Sài Gòn.
Quán hủ tíu sa tế Quang Ký.
Vì là món ăn địa phương nên không có mấy người biết cách nấu, hầu như các quán hủ tíu sa tế chỉ do người Triều Châu làm chủ và chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Nghề gia truyền, người Tiều chỉ truyền cách nấu cho con cháu trong gia đình mà thôi. Như quán Quảng Ký trên đường Triệu Quang Phục, quận 5 là một trong những điểm bán hủ tíu sa tế lâu đời. Khoảng năm 1965, ông Tiết Trinh Quảng mở quán bán hủ tíu sa tế trên sân hội quán Tam Sơn, hiện nay Quảng Ký đã được truyền cho thế hệ thứ hai. Hiệu hủ tíu sa tế Tô Ký trên đường Gia Phú, quận 6 cũng thâm niên mấy mươi năm, hiện Tô Ký có ba địa điểm do ba anh em cùng gia đình được cha truyền nghề và cùng lấy một tên toạ lạc trong khu quận 5, quận 6.
Khách hàng hủ tíu sa tế đa số là người vùng Chợ Lớn, nhưng với khách vãng lai khi đã biết tiếng, thế nào vài tháng cũng ghé ăn một lần. Chẳng hạn, anh Nguyễn Hưng, nhà tận Gò Vấp, có dịp đi Chợ Lớn “tôi đều dành thì giờ để thưởng thức món hủ tíu sa tế lạ vị này”.
Hủ tíu sa tế nấu rất phức tạp với khoảng 20 loại gia vị, nguyên vật liệu khác nhau. Anh Tiết Quang Huy, chủ quán Quảng Ký, cho biết: để nấu hủ tíu sa tế, đầu tiên phải hầm nồi nước lèo bằng xương bò cho thật đậm. Sau đó, pha từng mẻ nước lèo sa tế với hỗn hợp các loại gia vị như tỏi, hành tím, gừng, sả, đại hồi, tiểu hồi, quế, ớt khô, ớt bột, đậu phộng rang giã nhuyễn, mè rang…; xào với dầu mè và sa tế. Rồi cho hỗn hợp này vào nước dùng bò, nêm muối và đường. Đặc biệt, đường dùng nêm nước lèo sa tế phải là đường vàng mới có vị ngọt đậm đà. Bánh hủ tíu mềm như phở nhưng bản cọng lớn hơn chút ít. Tô hủ tíu sa tế có mùi thơm gia vị ngào ngạt, với vị cay, chua, béo, bùi, mặn, ngọt thật thanh và hơi cay bừng ấm.
Hủ tíu sa tế của người Tiều nhưng món ăn đã được Việt hoá phần nào với cọng rau quế và ngò gai. Anh Huy xác nhận, “ngày xưa tô hủ tíu sa tế không có hai loại rau vừa kể, nhưng vị của quế và ngò gai càng làm cho món này thêm hương vị”. Hủ tíu sa tế đã góp phần thêm cho sự đa dạng phong phú của ẩm thực Sài Gòn, vốn nổi danh là vùng đất vàng của ẩm thực.
Video đang HOT
ĐỊA CHỈ THAM KHẢO:
Quảng Ký, 117 Triệu Quang Phục, Q.5
Phiêu Ký, 21 Nguyễn Án, Q.5
Tô Ký, 156 Gia Phú, Q.6.
Theo SGTT
Đặc sản trứng cút lộn độc đáo
Dưới bàn tay tài hoa của đầu bếp, trứng cút lộn được chế thành hơn 30 món ăn, tạo nên nét mới lạ trong nghệ thuật thưởng thức món ăn bình dân này.
Trứng cút lộn xào nước mắm.
Ẩn sâu trong khu tam giác ẩm thực "đường Bàn Cờ - đường Nguyễn Đình Chiểu - đường Cao Thắng" (TP.HCM), quán Ty Ty trên đường Cao Thắng gây bất ngờ cho thực khách với thực đơn trên 30 món được chế biến từ trứng cút lộn như xào bơ, xào cari, xào sa tế, lăn bột chiên giòn, sốt thái, chiên tiêu, xào hành, xào phô mai, xào bơ me tỏi, xào sả ớt, xào mắm gừng, xào xí muội, xào lăn.... với giá 10.000 - 15.000 đồng/món.
Các món trứng cút lộn tại đây đều chế biến theo một công thức chung là trứng sau khi luộc chín, bóc vỏ và ủ trong thùng giữ nhiệt. Riêng một số món, muốn ngon, sau khi lột vỏ phải nhúng trứng qua bột, rồi chiên chín. Khi khách gọi món, đầu bếp sẽ phi thơm hành tỏi, rồi tùy theo yêu cầu của khách mà tạo thành các món nước sốt khác nhau. Sau đó, cho trứng vào, đảo nhẹ, rồi để từ 3 - 5 phút cho gia vị thấm đều vào trứng. Khi dọn ra đĩa, kèm theo trứng và nước sốt là một ít rau răm, hành phi, đậu phụng rang chín giã hơi dập.
Công thức chế biến chung, nguyên liệu chung nên trừ món trứng cút lộn nhúng bột chiên giòn "trơ trọi" những quả trứng có lớp vỏ bằng bột hơi vàng, cùng ít rau răm trên đĩa, còn những món khác như xào sa tế cà ri, xào bơ tỏi, xào phô mai, xào bơ, xào thái... khi dọn ra bàn cho khách đều na ná nhau với trứng cút, nước sốt khiến thực khách có cảm giác" bị lừa". Song nếu quan sát kỹ nước sốt của từng món, người ăn sẽ thấy khác hẳn.
Nước sốt trong món xào me tỏi có màu nâu nhạt với những miếng tỏi phi vàng ươm. Nước sốt của món xào sa tế thì có màu đỏ sẫm, cho vị cay của ớt, thơm đậm của sa tế. Nước sốt của món xào phô mai lại ẩn hiện những miếng phô mai được bào mỏng. Màu vàng trong món trứng cút lộn xào bơ là minh chứng hoàn hảo cho loại gia vị đi kèm. Nước sốt màu cam nhạt là của món xào Thái Lan. Riêng màu nâu cánh gián khiến nước sốt của món xào nước mắm không thể lẫn với các món khác.
Trứng cút lộn xào xí muội.
Trứng cút lộn xào sả ớt.
Trứng cút lộn xào bơ tỏi.
Trứng cút lộn xào cà ri sa tế.
Trứng cút lộn xào Thái Lan.
Trứng cút lộn xào bơ.
Trứng cút lộn lăn bột chiên.
Địa chỉ: Quán Ty Ty, 51/44 Cao Thắng, P.3, Q.3, TP.HCM.
Lạ ngon bánh tráng trộn Món ăn dai dai, thơm, ít mặn, chua nhiều đã hấp dẫn bao cô cậu học trò. Một món vốn chỉ để ăn chơi giờ đây trở thành đặc sản của Sài Thành. Bánh tráng trộn "cổ điển" Bánh tráng trộn là hỗn hợp của bánh tráng cùng với rất nhiều thứ gia vị như rau răm, xoài, quả tắc (quất), muối tôm,...