Hủ tíu quen mà lạ ở Sài Thành
Có những món quen như hủ tíu Nam Vang, hủ tíu Mỹ Tho, hủ tíu Sa Đéc, song cũng có những món như hủ tíu dê, hủ tíu cá… mang đến cho thực khách Sài thành những hương vị rất lạ.
Hủ tíu cá
Điểm nhấn của món hủ tíu cá là loại gia vị đặc biệt của nó.
Nhắc đến hủ tíu cá, không thể nhắc đến hủ tíu Nam Lợi, một quán người Hoa lâu đời trên đường Tôn Thất Đạm (Q.1).
Khác với sợi hủ tíu thanh mảnh thường thấy, cọng hủ tíu cá mềm như bánh phở nhưng to gấp đôi, và cá dùng để chế biến là cá lóc tươi, làm sạch, lóc thịt, thái bản, ướp với các loại gia vị vừa ăn và chỉ chần chín khi cho vào tô, dọn cho khách.
Tuy món ăn gắn với cá, song nước dùng của món ăn này được nấu từ loại xương ngon nhất – xương ống tủy. Ngoài ra, còn nhấn nhá thêm một loại gia vị đặc biệt tên là tăng xai (cải nặm).
Địa chỉ: Hủ tíu Cá Nam Lợi 43 Tôn Thất Đạm Q.1
Hủ tíu dê
Còn ở hủ tíu dê lại cái nóng, vị cay khó cưỡng.
Thời điểm thưởng thức hay tên gọi của món ăn đều gợi lên nhiều sự tò mò và tranh cãi như: liệu ăn vào buổi sáng có thích hợp, hay hủ tíu dê khác và giống thế nào với lẩu dê… Nhiều thắc mắc nhưng chỉ có một cách để biết, đó là đến quán cảm nhận.
Tạo hình ban đầu của hủ tíu dê khác hẳn những loại hủ tíu khác với hai tô, một thịt, một hủ tíu nóng hổi. Cái nóng không đụng hàng, vị cay khiến người yếu “đô” vừa ăn vừa khóc. Về hương vị, hủ tíu dê khác hẳn lẩu dê ở cái đậm đà, hương thơm của gia vị và cách ăn cũng khác. Điểm chung duy nhất của hai món này ngoài những miếng thịt dê béo mềm, là đĩa rau tía tô (kinh giới), loại rau chuyên trị thịt dê.
Địa chỉ: Quán Hào Phong, 87 Nguyễn Kim (ngã tư Nguyễn Kim – Đào Duy Từ), P.7, Q.10, TP.HCM
Hủ tíu Nam Vang
Video đang HOT
Hủ tíu Nam Vang có mặt khá nhiều trên các con đường của Sài Thành, song có 4 quán được giới sành ăn đánh giá cao là quán như Nhân Quán (có 4 chi nhánh ở các đường Nguyễn Trãi (Q.1), Nguyễn Thượng Hiền (Q.3), Trần Quang Khải), Hủ tíu Hồng Phát (đường Võ Văn Tần), Hủ túi Tylum (93 đường Huỳnh Mẫn Đạt), Liến Húa nằm ở 312 An Dương Vương.
Phương pháp chế biến và trang trí món này ở các quán không khá khác biệt với vị thanh, ngọt nhẹ, không hăng của nước dùng, cùng cái bắt mắt của tô hủ tíu với đủ thứ màu sắc từ các lớp thức ăn giàu đạm như thịt nạc băm, tôm khô xào, tôm tươi luộc, trứng cút, tim, gan, cật, lưỡi… Song trội nhất về hương và vị có thể kể tới là Nhân Quán. Điều này được chứng minh bằng lượng người đông như nêm tại quán cả ngày. Giá các quán dao động từ 35.000 – 45.000 đồng/tô.
Điểm nhận dạng của món ăn này ngoài những cọng hủ tíu thanh nhỏ và sự có mặt của tần ô trong đĩa rau dọn kèm.
Hủ tíu Mỹ Tho
Yếu tố nhận biết đầu tiên của hủ tíu Mỹ Tho là nước dùng ngoài vị ngọt của xương, còn có sự “góp mặt” của tôm khô, củ cải tạo nên vị ngọt thanh, nhẹ. Yếu tố thứ hai để nhận biết là cọng hủ tíu của Mỹ Tho có độ trong, dai, giòn, thơm ngon cũng như không có vị chua như các loại hủ tíu khác nhờ được làm từ loại gạo Gò Cát, một địa phương bên ngoài thành phố Mỹ Tho.
Tại Sài Gòn, rất khó để kiếm được nơi bán hủ tíu Mỹ Tho đúng vị ngoài trừ quán bánh bao cả cần (110 Hùng Vương, Q.5) là có vị và cách trình bày được đánh giá là khá giống.
Cách nhận biết dựa vào rau của món ăn này là rau ăn kèm khá đơn giản, chỉ có giá với hẹ.
Địa chỉ: Nhà khách Tiền Giang, 6C Rạch Gầm, P. 1, Tp. Mỹ Tho, Tiền Giang.
Hủ tíu Sa Đéc
Từng nằm trong list những món ăn khiến khách du lịch “nếm một lần nhớ mãi” và tìm cách ghé thăm lần nữa để thưởng thức, hiện hủ tíu Sa Đéc đã có mặt tại Sài Thành đề đáp ứng nhu cầu nếm món mới của không ít thực khách.
Hủ tíu Sa Đéc ghi dấu với những cọng hủ tíu to bản, màu trắng sữa, có vị giòn, và hậu ngọt. Nước dùng của món này cũng đậm hơn do được gia giảm khá nhiều đường.
Nhưng sốc nhất lại là cách thưởng thức phải cho thêm đường mới đúng vị. Với người miền Tây hay miền đông Nam Bộ cách ăn này không ảnh hưởng nhiều (do thói quen cho đường vào món ăn khi chế biến) song với người miền Trung, miền Bắc, loại hủ tíu này sẽ là mang đến một trải nghiệm khó quên.
Địa chỉ: Hủ tíu Sa Đéc, số 4 lô 1 khu nhà ở Phú Thọ, đường Lữ Gia, P. 15, Q. 11, TP. HCM.
Đây là một món hủ tíu xuất hiện với mật độ không kém cạnh hủ tíu Nam Vang tại Sài Thành. Về công thức, cách chế biến hay loại hủ tíu khô đều không quá khác so với hủ tíu thông thường, cái khác duy nhất là những khối hay lát bò viên có độ dai, giòn, béo ngọt đi kèm.
Địa chỉ tham khảo: Số 4, Lê Lợi, P. Hiệp Phú, Quận 9, TP.HCM Hủ tíu Nguyễn Chí Thanh – ngã tư Ngô Quyền – Nhật Tảo 133 Trần Huy Liệu, quận Phú Nhuận,
Được xem gần như là khúc biến thể của bò kho (bò nấu vang), hủ tíu bò kho quấn quýt thực khác ở cái màu đậm đà, vị thơm, và cái ngon đặc trưng của món ăn này. Song thú vị nhất là cảm giác cắn ngập răng trong những khối thịt bò được hầm kỹ hay nhấm nháp nước dùng béo đậm, có độ sệt đặc trưng.
Có khá nhiều quán hủ tíu bò kho ở Sài Gòn, bạn có thể thử nó ở hay cảm nhận vị Phan Thiết trước 1975 tại Bông Chua.
Địa chỉ: Quán Bông Chua, 43 Phạm Ngọc Thạch, Q.3, TP.HCM.
HUỲNH HẰNG
Theo Infonet
Thơm ngọt hủ tíu Sa Đéc
Ngoài thương hiệu hủ tíu Mỹ Tho, vùng đất chín rồng cũng tồn tại một thương hiệu hủ tíu khác làm mê đắm lòng người - hủ tíu Sa Đéc.
Tọa lạc trên đường Lữ Gia, tấm bảng hiệu hủ tíu Sa Đéc to và trội hơn so với không gian quán khiến không ít người tò mò lẫn ngạc nhiên về thương hiệu hủ tíu Việt thứ hai của vựa lúa lớn nhất nước. Đó là lý do nhiều người sau khi đi ngang phải quay xe lại để thưởng thức cũng như nghe tiếng cười vui vẻ của các cô gái bàn đối diện khi người chủ quán hỏi: "Có đúng vị hủ tíu Sa Đéc không?".
Về ngoại hình, tô hủ tíu Sa Đéc so với "người anh em" không quá khác biệt, như nước dùng trong vắt, phần thịt cũng không đáng kể, song khi đảo nhẹ đũa thì không khó để phát hiện sự khác biệt giữa hai loại hủ tíu này.
Đầu tiên là sợi hủ tíu. Nếu sợi hủ tíu Mỹ Tho nổi bật với cọng nhỏ, thanh mảnh, vị trắng thường thấy thì sợi bánh hủ tíu Sa Đéc lại "ghi điểm" với cọng to, có màu trắng sữa như những hạt gạo. Tạo hình đã lạ, khi thưởng thức còn lạ hơn với cảm giác dai mềm, hơi giòn cùng cái vị ngọt đọng lại khiến người ta không nghĩ đến việc dừng đũa. Đặc biệt là khi những cọng hủ tíu ấy được ướp hương bởi những miếng hành phi giòn tan, béo ngậy.
Nước dùng của loại hủ tíu này cũng cho cảm giác khác hẳn. Nó không có vị ngọt nhờ được tăng cường các nguyên phụ liệu đi kèm hay do mì chính mà là cái ngọt đậm của loại nước được hầm 100% từ xương heo. Như thế, chỉ riêng về nước dùng, món ăn này đã sở hữu một trong những loại nước dùng "vua", lại kết hợp cùng những cọng bánh hủ tíu tươi ngon khiến không một người nào nỡ để sót dù là muỗng nước hay sợi cuối cùng. Song không chỉ đơn giản như thế, nước dùng của món ăn này còn ghi dấu ở độ trong vắt cùng kỹ thuật chế biến sao cho chất lượng, mùi vị từ tô mở hàng đến tô cuối cùng gần như đồng bộ.
Phần thịt đi kèm của loại hủ tíu không có thịt bằm béo mềm mà chỉ đơn giản là miếng phèo non cắt vừa, lát tim heo, lát thịt nạc không mỏng không dày. Tuy nhiên ấn tượng rõ nét nhất là các loại nguyên liệu này trong tô hủ tíu Sa Đéc đậm vị hơn và dễ cảm nhận hơn.
Hủ tíu Sa Đéc ghi dấu với nước dùng trong veo
Và những sợi hủ tíu màu trắng sữa có kích thước vượt trội các loại hủ tíu khác.
Rau ăn kèm khá đơn giản.
Một thành phần không thể thiếu của hủ tíu Sa Đéc khiến những người con xa quê luôn nhớ trong lòng là keo tỏi, ớt hiểm ngâm giấm. Vị chua, cái giòn, cái cay, độ nồng tỏi, ớt giúp món ăn thanh ngọt và tròn vị hơn hẳn.
Ngoài hủ tíu nước, quán cũng phục vụ hủ tíu khô, bánh canh Sa Đéc với các vị như tôm, thịt, lòng hay thập cẩm với giá từ 20.000 - 30.000 đồng/tô. Quán bán từ 7h - 21h các ngày trong tuần.
Địa chỉ: Hủ tíu Sa Đéc, số 4 lô 1 khu nhà ở Phú Thọ, đường Lữ Gia, P. 15, Q. 11, TP. HCM.
AN HUỲNH
Theo Infonet
Chảy nước mắt với hủ tíu dê đường Nguyễn Kim Lỡ tay cho hẳn chén nước chấm vào tô nước dùng vốn đã cay đậm nên bạn tôi vừa ăn vừa phải chấm nước mắt, song cô nàng nhất quyết không gọi tô khác vì "nóng và cay thế này mới gọi là chuẩn của món dê". Vốn là "cú mèo" nên dù nghe danh món hủ tíu dê từ rất lâu, tôi...