Hủ tiếu gõ Sài Thành
Hủ tiếu gõ đặc sản của người dân xứ Quảng giờ đã trở thành món ăn quen thuộc ở mảnh đất phương Nam đầy nắng gió – Sài thành.
Sài thành về đêm, khi thành phố bắt đầu lên đèn, đâu đó trong từng con hẻm nhỏ, những ngóc ngách của các khu phố lại vang lên tiếng “lóc cóc…lóc cóc…” của những người đi gõ hủ tiếu. Âm thanh vang lên từ hai thanh gỗ hoặc kim loại đập vào nhau. Thường thì những đứa trẻ được đưa đi gõ, rồi kiêm luôn cả việc chạy bàn, bưng bê. Tiếng gõ hủ tiếu rất riêng, không lẫn với những tiếng “xèng xẹt…xèng xẹt…”của những người bán phục linh, sương sáo, hay tiếng “lét két…lét két…”của những chàng trai làm nghề tẩm quất.
Gọi là quán hủ tiếu cho nó sang chứ thực ra ai đã bán hoặc ăn hủ tiếu gõ đều biết là nó nằm ở một vỉa hè nào trống, mọi thứ cũng chỉ gói gọn trong một chiếc xe nhỏ, phía bên dưới chứa được thùng nước lèo. “Bà chủ quán” tận dụng tối đa chiếc xe kéo chất những bàn ghế, tô, đũa, thau, xô, nước…và những gia vị dùng trong việc làm ra tô hủ tiếu.
Những năm đầu thế kỷ 21, giá một tô hủ tiếu gõ chỉ 2.000 đồng, sau này vì giá cả mọi thứ đều lên thì hủ tiếu gõ cũng không là ngoại lệ tăng lên 5.000 đồng, ai muốn “đủ chất” thì thêm cục xương có dính ít thịt mà chúng ta vẫn hay gọi là xí quách thì giá sẽ là 8.000-10.000đồng.
Hủ tiếu gõ đã trở thành một phần ẩm thực của đất Sài thành.
Thịt dùng làm hủ tiếu là thịt heo mua từ chợ về và bò viên đã được làm sẵn. Thịt heo được mua từ sáng, toàn là thịt nạc. Sau khi mua về được rửa sạch, cắt ra từng khúc, luộc chín. Sau đó là các công đoạn khác như chuẩn bị bàn ghế, giá, hẹ, nước tương, chanh, ớt…để chuẩn bị cho việc bán buoi chiều. Có một điều là hủ tiến gõ không ai bán buổi sáng mà thường từ khoảng 14-15h đến 24h hoặc 1h ngày hôm sau.
Hầu hết những người bán hủ tiếu gõ là người Quảng Ngãi, vào Sài thành buôn bán, thấy làm ăn được rồi về quê dắt díu nhau. Tuy mỗi người bán một nơi nhưng chất lượng vá giá cả thì giống nhau. Bình thường thì vợ hoặc chồng đứng bán, người còn lại lặn lội vào những con hẻm và gõ thanh kim loại đập vào cái cổ xe đạp, tạo ra những tiếng “lóc cóc…lóc cóc…” quen thuộc. Nếu quán nào bán khá hơn thì thuê thêm một đứa trẻ trạc 14, 15 tuổi phụ việc và bưng bê hủ tiếu cho nhưng ai ở xa có nhu cầu.
Đa số những người ăn hủ tiếu là giải quyết cơn đói bụng tạm thời trong lúc gấp hoặc những người đi chơi, đi làm về khuya tìm chút gì lót dạ cho dễ ngủ khi những hàng quán khác đã dọn hết. Chẳng mấy ai lại chọn hủ tiếu gõ làm bữa ăn chính bởi thịt hoặc bò viên trong tô hủ tiếu chỉ vài lát mỏng dính, nói theo kiểu bình dân là… không đủ nhét kẻ răng.
Nghề bán hủ tiếu gõ tuy không quá nặng nhọc nhưng cũng nhẹ nhàng gì. Phải đi chợ từ sớm, chuẩn bị mọi thứ cho việc bán buổi chiều, rồi thức đêm bởi đây là món ăn khuya. Nhưng bù lại được cái thu nhập cũng tạm tạm. Thường thì vợ chồng vào thành phố bán, các con gửi lại cho ông bà ngoại hoặc ông bà nội. Hằng tháng gửi tiền về nuôi con ăn học, sắm sửa tiện nghi, vật dụng trong nhà. Nếu biết chắt chiu thì cũng có thể sửa sang được nhà cửa…
Video đang HOT
Chẳng ai biết hủ tiếu gõ có từ bao giờ, nhưng giờ đây món ăn này, dù không sang trọng nếu không muốn nói là quá bình dân đã tồn tại, gắn liền với bao số phận con người, dần trở thành một phần của ẩm thực của thành phố năng động và hào sảng này.
Theo ĐVO
Hùng Thuận 'sành điệu' trong câu chuyện đời
Xuất hiện trong chùm tiểu phẩm ngắn của HTV, cậu bé An của "Đất phương Nam" trở thành bạn thân của Bích Trâm, và kể cho người nghe những câu chuyện rất đời thường.
Chùm tiểu phẩm là một trong những chương trình cung cấp kỹ năng sống cho giới trẻ, thông qua những câu chuyện xảy ra hàng ngày như giao tiếp với ông bà, thầy cô, cách ứng xử nơi công cộng qua việc xếp hàng, xả rác, xe chạy leo lề, vượt đèn đỏ... Đồng thời, chương trình sẽ giúp người xem cách tự trang bị những kiến thức để xử lý các tình huống bất ngờ.
Bích Trâm và Hùng Thuận trở thành tâm điểm cho các tiểu phẩm rất đời thường.
Trong các tiểu phẩm, ngoài Bích Trâm và Hùng Thuận còn có hai nhân vật là Xuân Thùy và Thanh Bình. Là những người bạn thân thiết, cả bốn diễn viên đã có những màn tung hứng rất ăn ý, tạo nên một câu chuyện đầy sinh động và hấp dẫn.
Hùng Thuận vào vai một chàng trai nhiều chuyện, luôn cung cấp thông tin nóng hổi từ báo chí cho bạn bè. Còn Bích Trâm hóa thân thành một tiểu thư duyên dáng dịu dàng, luôn bình luận những thông tin như chuyên gia phân tích.
Riêng Xuân Thùy tạo được nét duyên dáng trong các tình huống bằng cách biết lắng nghe, thấu hiểu và luôn thể hiện là một người thức thời. Vai diễn thú vị của Thanh Bình là một anh chàng lơ ngơ, bởi anh chỉ mải mê với việc học hành mà quên rằng trong cuộc sống còn rất nhiều điều khác xảy ra ở xung quanh.
Hùng Thuận cho biết: "Thông qua những câu chuyện rất đời thường, dễ hiểu, dễ nhớ, khán giả trẻ sẽ ý thức nhiều hơn trong cuộc sống. Đây là một chương trình rất thiết thực. Chúng tôi nhập vai diễn không quá khó khăn, thậm chí là thoải mái trong diễn xuất bởi những tình huống quá gần gũi với mỗi chúng ta, ai cũng gặp thường ngày".
Trong vai anh chàng "nhiều chuyện" và sành điệu với hàng loạt thông tin mới, Hùng Thuận trở nên duyên dáng và cá tính.
Bích Trâm vào vai "tiểu thư" dịu dàng, luôn biết phân tích chuyện đúng sai cho giới trẻ từ anh bạn Hùng Thuận cung cấp.
Xuân Thùy như một bà chị chững chạc, là người luôn biết cách giảng hòa những câu chuyện xung đột từ các bạn trẻ.
Thanh Bình vào vai anh chàng hiếu học nhưng chậm tiếp cận thông tin.
Cậu bé An (Hùng Thuận thủ vai trong phim Đất phương nam) và diễn viên nhí Bích Trâm (trong phim Ông nội và cháu đích tôn năm 12 tuổi) đã trở thành một cặp đôi diễn viên ăn ý.
Bích Trâm cùng Hùng Thuận trong một cảnh quay.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Bé An "Đất Phương Nam" trở thành doanh nhân Hùng Thuận - Nam diễn viên quen thuộc với khán giả năm vừa qua với phim "Cổng mặt trời" đã có thêm một vai diễn nhiều trải nghiệm mới trong bộ phim "Sáu mặt Rubik". Rubik là một trò chơi trên khối lập phương tâm diện gồm sáu mặt hình vuông, mỗi mặt được cấu tạo bằng 9 hình vuông nhỏ sáu màu...