Hu hướng tội phạm mạng tương lai: Cơ thể người – mục tiêu tối thượng
Y học phát triển cho phép cấy ghép các thiết bị chữa bệnh được điều khiển từ xa thông qua kết nối mạng không can thiệp vào cơ thể con người, giúp điều trị các bệnh kinh niên cũng như hỗ trợ hoạt động cho một số cơ quan chức năng trong cơ thể người. Nhưng cùng với những tiến bộ đó, kịch bản về những cuộc tấn công chiếm quyền kiểm soát cơ thể người thông qua các thiết bị này đã được đặt ra. Hãng bảo mật Internet Identity (Mỹ) đã ra một tuyên bố gây sốc rằng: Internet sẽ trở thành một vũ khí giết người.
Máy điều hòa nhịp tim, máy bơm insulin, thiết bị dẫn thuốc trực tiếp vào cơ thể… là những thiết bị y tế hiện đại và tiện ích được nghiên cứu và áp dụng nhằm tiết kiệm tối đa nhân lực chăm sóc bệnh nhân, đảm bảo độ chính xác cao và giảm tình trạng quá tải cho các bệnh viện. Các bác sĩ hoàn toàn có thể theo dõi và điều trị từ xa và cùng một lúc cho nhiều bệnh nhân. Thế nhưng, những thiết bị này lại là cửa ngõ để tin tặc có thể tấn công cơ thể người.
Điện ảnh là lĩnh vực đầu tiên hiện thực hóa nguy cơ này trong sêri phim truyền hình Mỹ “Homeland” (Tổ quốc). Nội dung phim xây dựng tình tiết về một nhóm khủng bố tấn công vào máy điều hòa nhịp tim của phó tổng thống, khiến cho ông lên cơn đau tim.
Bà Sadie Creese, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu an ninh mạng toàn cầu cho rằng, trong tương lai, nhiều người sẽ là nạn nhân của những kịch bản tương tự.
Sau khi phát biểu tại Future Fest, một sự kiện về khoa học công nghệ trong tương lai, tổ chức tại London tháng 9 vừa qua, bà Sadie cho biết: “Trong một thời điểm không xa nữa, các bệnh mãn tính sẽ được kiểm soát và điều trị bằng các thiết bị được cấy ghép trực tiếp vào cơ thể người. Những thiết bị này sẽ đo lường các chỉ số sức khỏe của bệnh nhân sau đó gửi về trung tâm y tế. Các y bác sĩ chỉ cần sử dụng một ứng dụng đơn giản là có thể nhận được những thông báo về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân”.
Nhà tâm lý học Bertolt Meyer trong khi trình bày về vấn đề này tại Future Fest đã cho phép người trợ lý điều khiển bàn tay nhân tạo của anh bằng một ứng dụng trên iPhone kết nối Bluetooth.
Bertolt cho biết: “Ứng dụng này được viết riêng để điều khiển bàn tay tôi. Điều này tiềm ẩn nguy cơ bị tấn công từ xa, bởi nếu tin tặc tấn công, chiếm được quyền kiểm soát điện thoại của tôi, đồng nghĩa với việc kẻ đó có thể điều khiển được cả bàn tay của tôi”.
Video đang HOT
Những thiết bị y tế kết nối mạng không dây là cửa ngõ để tin tặc có thể tấn công cơ thể người.
Giáo sư khoa học Kevin Fu, một chuyên gia công nghệ y tế đến từ Đại học Michigan, cho biết: “Rất may là đến thời điểm hiện tại, chưa có cuộc tấn công thực sự nào trong thực tế. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta được phép coi thường trước cảnh báo của các chuyên gia an ninh mạng. Vấn đề đáng lo ngại hiện nay là vẫn chưa có một hệ thống các biện pháp đối phó cụ thể và hiệu quả. Trong khi, nguy cơ các phần mềm độc hại có thể lây lan từ máy tính cá nhân hoặc rất nhiều các thiết bị khác được đưa vào bệnh viện sang thiết bị y tế là hoàn toàn có thật”.
Ông chú trọng nguy cơ đến từ các phần mềm độc hại hơn là những cuộc tấn công qua mạng. Bởi theo ông, phần mềm độc hại phát tán trên mạng có thể lây lan sang các thiết bị y tế bất cứ lúc nào, làm chậm máy tính, gây lỗi cho các chương trình y tế đang vận hành, ảnh hưởng trực tiếp tới hàng loạt bệnh nhân đang được điều trị.
Động cơ nào thúc đẩy những hành động tội ác của bọn tin tặc làm nguy hại đến tính mạng của người bệnh? Có hàng tá lý do: Đó có thể xuất phát từ những mâu thuẫn, xung đột lợi ích giữa các cá nhân, tổ chức và họ muốn làm hại nhau; đó có thể là hành vi phá hoại một nhà sản xuất thiết bị, phá hoại đối tác làm ăn, tấn công làm thiệt hại về tài chính hay chỉ là hành động ngông cuồng của những kẻ vô nhân tính…
Lợi dụng việc người bệnh không thể sống nếu không có những thiết bị y tế hỗ trợ, bọn tội phạm sẽ chiếm quyền kiểm soát và dừng hoạt động của hệ thống này, rồi yêu cầu các nạn nhân phải trả một khoản tiền để phục hồi hoạt động của hệ thống. Nếu mỗi người bệnh sẵn sàng trả 100 bảng Anh cho bọn hacker để giữ cho các thiết bị của mình hoạt động bình thường thì tổng số tiền chúng thu được không hề nhỏ chút nào.
Phim chụp X-quang cho thấy máy điều hòa nhịp tim được gắn trong lồng ngực của bệnh nhân.
Các chuyên gia an ninh mạng cho rằng, đã đến lúc mọi người phải quan tâm đến vấn đề này một cách đúng mức khi ngày càng có nhiều người cần đến sự hỗ trợ của các thiết bị y tế để duy trì sự sống.
Tại một cuộc hội thảo ở Washington D.C (Mỹ) về bảo mật các thiết bị y tế, chuyên gia Barnaby Jack, Giám đốc nghiên cứu an ninh của Công ty An ninh IO Active nhận xét rằng kịch bản phim “Homeland” được dàn dựng khá sát so với những cảnh báo về nguy cơ tấn công mạng sẽ xảy ra trên thực tế.
Để chứng minh điều này, Jack đã sử dụng máy tính cá nhân xâm nhập một chiếc máy điều hòa nhịp tim được điều khiển từ xa, sau đó điều chỉnh và tạo ra những xung điện mạnh đến 830 volt có thể gây tử vong cho bệnh nhân. Chưa hết, Jack còn xâm nhập được vào cả máy chủ của bệnh viện và khẳng định rằng không hề khó khăn khi muốn lan truyền virus sang nhiều thiết bị y tế khác.
Chuyên gia an ninh mạng Jay Radcliffe còn làm một cuộc thử nghiệm trên chính máy bơm insulin đang được ông sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường. Thiết bị y tế này có thể giao tiếp với các thiết bị không dây khác và tự động điều chỉnh lượng đường trong máu. Nhưng chỉ cần một tác động từ bên ngoài làm thay đổi lượng đường đột ngột là có thể khiến bệnh nhân tử vong.
Chuyên gia Barnaby Jack đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về thiết bị y tế cấy ghép và nhận ra rằng, các thiết bị này rất dễ bị tổn thương khi có phần mềm độc hại xâm nhập. Đơn cử như máy điều hòa nhịp tim là thiết bị điện tử giúp điều chỉnh nhịp tim cho bệnh nhân bằng cách sử dụng các xung điện. Chúng có kích cỡ chỉ bằng một chiếc đồng hồ bỏ túi và được cấy dưới da, ở vị trí gần tim.
Ngoài ra, các thiết bị y tế khác như hệ thống giám sát, máy quét và thiết bị bức xạ, hệ thống giám sát thuốc tim được kết nối với mạng không dây trong các bệnh viện cũng có những lỗ hổng về bảo mật.
Theo Giáo sư Kevin Fu thì phần lớn các thiết bị y tế trong bệnh viện đều sử dụng hệ điều hành Windows XP hoặc Windows 95 đã khá lạc hậu nên rất dễ bị tổn thương. Vấn đề càng trầm trọng hơn khi các nhà sản xuất thiết bị thường không cho phép sửa đổi thiết bị hay thêm vào các tính năng bảo mật tiên tiến. Vì thế, mặc dù các thiết bị y tế đã có mật khẩu bảo mật, nhưng mới chỉ ở mức đơn giản, rất dễ bị hacker phá.
Tháng 6/2013 vừa qua, Cục Quản lý Thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ đã cảnh báo các nhà sản xuất thực phẩm và dược phẩm cần nâng cao mức độ bảo mật bởi lỗ hổng an ninh mạng và các sự cố có thể tác động trực tiếp đến thiết bị y tế hoặc đến mạng lưới hoạt động của bệnh viện.
Mặc dù phải đối mặt với những rủi ro từ vấn đề tấn công mạng, nhưng thành tựu mà ngành y tế đã đạt được là không thể phủ nhận. Chúng ta phải công nhận một điều rằng, cuộc sống của chúng ta sẽ tốt hơn rất nhiều khi có sự hỗ trợ của những thiết bị này. Với nỗ lực của các chuyên gia bảo mật mạng thì nguy cơ tấn công vào một thiết bị y tế hỗ trợ cho một bệnh nhân nào đó là không cao.
Công nghệ sinh trắc học phát triển với những “siêu mật khẩu” như nhịp tim, tuyến mồ hôi nhận diện qua đầu ngón tay, cấu trúc mống mắt, sự di chuyển của lông mày, giọng nói… thì vấn đề bảo mật sẽ ngày càng chặt chẽ hơn. Tuy vậy, nguy cơ tấn công cơ thể người vẫn cần được các nhà sản xuất thiết bị y tế đặc biệt lưu ý để có những bước cải tiến, nhằm nâng cao sự an toàn cho các thiết bị.
Theo ANTG
Bé 11 tuổi bị bố dội nước sôi lên đầu, khâu miệng
Một ông bố ở tỉnh Quý Châu đang bị điều tra với cáo buộc tra tấn con gái bằng cách giội nước sôi vào đầu, khâu miệng bằng dây cước câu cá, châm đầu ngón tay bằng kim suốt năm năm trời.
Xiaoli trụi tóc, người đầy sẹo vì bị hành hạ suốt 5 năm.
Bé Xiaoli, năm nay 11 tuổi, sống ở làng Goupi, thị trấn Shichang, huyện Jinsha, thành phố Bijie, đang được điều trị tại trung tâm y tế thành phố Zunyi, còn ông bố đang bị cảnh sát tạm giam.
Vụ việc được phát hiện bởi một dân làng, khi người này gặp Xiaoli trên đường và thấy người cô bé chằng chịt sẹo. Sáu năm trước, Xiaoli bị bố treo lên rồi đánh bằng roi và dây thừng, lấy kim đâm đầu ngón tay và thường xuyên bỏ đói. Ngực, bụng, chân, lưng Xiaoli đầy sẹo và nhiều chỗ mưng mủ, còn đỉnh đầu bị trụi một mảng tóc vì bị bố giội nước sôi.
Bố của Xiaoli từng bị cảnh sát điều tra sau lần đầu tiên đổ nước sôi lên đầu con gái. Ông ta được thả sau khi nói rằng làm như vậy để giúp đầu con sạch chấy, và lúc đó vết thương trên đầu Xiaoli chưa quá nghiêm trọng. Sau đó, Xiaoli tiếp tục bị bố đóng cửa đánh đập đến khi được hàng xóm phát hiện gần đây.
Xiaoli sống với ông bà cho đến lúc năm tuổi, khi bố mẹ cô bé trở về nhà. Từ đó, em phải làm rất nhiều việc nhà, thường xuyên bị bố đánh đập. Khi Xiaoli chạy sang nhà bà để tránh bị đánh thì ông bố thậm chí còn đánh cả bà. Bà của Xiaoli nói rằng, lý do có thể là vì quan điểm phân biệt đối xử với con gái rất phổ biến ở vùng nông thôn Trung Quốc.
Theo một quan chức địa phương, Xiaoli đang được điều trị miễn phí. Chính quyền địa phương sẽ lập nhóm tư vấn tâm lý để giúp cô bé hồi phục. Ông bà của Xiaoli được giao nhiệm vụ bảo trợ tạm thời.
Theo vietbao
8 cách có thể giúp chị em "lên đỉnh" Phụ nữ thường khó lên đỉnh hơn đàn ông. Nhưng bạn có thể dùng 8 mẹo dưới đây để "kéo" cảm hứng của mình lên cao hơn một chút. Dùng ngón tay Tự dùng đầu ngón tay vuốt ve nhẹ "cô nhỏ", trong khi chàng còn đang bận rộn với những "điểm nóng" khác. Làm "chuyện ấy" vào ngày thứ 14 của chu...