HTC One và Galaxy S4 mang công nghệ “cổ đại” áp dụng vào tương lai?
HTC One, Xperia Z, Samsung Galaxy S4 là những cái tên được giới công nghệ xướng lên nhiều nhất trong những ngày vừa qua. Đây được coi là những sản phẩm mang tính chiến lược của mỗi hãng nó mang trong mình một sứ mạng cao cả hơn các dòng sản phẩm khác của hãng. Thậm chí CEO của HTC còn đặt cược cả chức vụ hiện tại của mình vào sự thành công sắp tới của HTC One.
Là một người yêu thích công nghệ cũng giống như tất cả các bạn đang đọc bài viết này, hàng ngày tôi cũng có thói quen là mở những trang tin tức lớn để đọc tin tức về thế giới công nghệ muôn màu đang ngày một đổi thay. Hiện tại những điểm nóng của công nghệ trong thời điểm này khiến báo giới tốn không ít giấy mực là những chiếc smartphone cao cấp đến từ các hãng lớn như Sony, HTCvà Samsung các bài viết về các sản phẩm này thường mang cấu hình của sản phẩm này so sánh với sản phẩm kia, một mô típ vẫn quá quen thuộc từ trước tới nay.
Cổng hồng ngoại phổ biến trên “ dump phone”.
Thế nên tôi muốn viết về một vấn đề mang tính tưởng tượng một chút, một vấn đề mà chưa thấy ai khai thác tới. Cụ thể ở đây là khi nhìn vào cấu hình khủng khiếp của HTC One và Galaxy S4 tôi nhận thấy đây là những sản phẩm mang trong mình những công nghệ cao cấp nhất hiện nay nhưng trong số đó lại có một chuẩn kết nối không được hấp dẫn người tiêu dùng lắm bởi nó là công nghệ đã bị quên lãng vì tốc độ truyền dữ liệu quá tệ hại của chuẩn kết nối này.
Cụ thể là cổng hồng ngoại, một trong những giao thức tốc độ “rùa bò” vẫn thường thấy ở những chiếc “dump phone” thường được giới công nghệ thời bấy giờ dùng để “bắn nhạc chuông” hay những dạng dữ liệu số có dung lượng rất nhỏ. Có thể đúng như những gì mà Samsung hay HTC công bố, họ bổ sung cổng hồng ngoại nhằm mục đích dùng smartphone học các lệnh điều khiển TV để thay thế cho chiếc điều khiển bình thường. Gần như tất cả chúng ta đều dừng mạch suy nghĩ của mình khi nghe các hãng nói về việc áp dụng cổng hồng ngoại vào đâu. Nhưng cá nhân tôi không thấy thoả mãn lắm với những giải thích đơn giản như vậy.
Một lần tình cờ dạo quanh các khu chợ bán đồ điện tử ở phố Thịnh Yên – Hà Nội hay vẫn được giới công nghệ gọi thân mật là “Chợ Trời”. Tôi chợt nhớ tới một số thứ đồ chơi mà chính tôi cũng đang sử dụng đang được bày bán với mức giá chỉ tầm trên dưới 100 ngàn đồng, đó là những chiếc công tắc đóng ngắt mạch điện bằng điều khiển từ xa của TV. Trong đầu tôi bắt đầu phát sinh ra hàng loạt ý tưởng mới mẻ đó là tại sao tôi không thử xây dựng một mô hình như sau:
Video đang HOT
Mỗi ngày đi làm về, tôi mở cửa bước vào căn phòng tối om, đứng trên bậc thềm ở phòng bỗng một ánh đèn le lói bé nhỏ sáng lên chỉ đủ để nhìn thấy mờ mờ những hình hài chướng ngại vật trước mặt. Dừng lại ở đó, tôi lẳng lặng cười và rút chiếc smartphone trong túi ra, bấm nút thứ nhất đèn bật sáng, bấm nút thứ 2 quạt bắt đầu chạy, bấm nút thứ 3 rèm cửa tự động mở ra để lộ khung cảnh đẹp đẽ quen thuộc bên cửa sổ.
Ngồi vào ghế sofa, tôi tiếp tục dùng smartphone bật nhạc từ hệ thống HTPC, âm nhạc vang lên làm mọi lo toan phiền muộn trong ngày biến mất dần. Đây có thể coi là một căn phòng thông minh hoạt động với những công nghệ không quá hiện đại mà chính ở thời điểm hiện tại chúng ta hoàn toàn có thể tự trang bị cho ngôi nhà của mình. Tất nhiên nó sẽ không đạt được cảnh giới như những gì mà tôi và các bạn vẫn được xem trên truyền hình nhưng phần nào nó cũng giúp chúng ta thoải mái hơn trong cuộc sống.
Những điều ở trên có thể là tưởng tượng của cá nhân tôi, nhưng nó không phải là điều không thể thực hiện được tại thời điểm hiện tại. Thử phân tích một chút:
Việc đèn tự động bật sáng khi bước vào không có gì quá khó vì những loại đèn cảm ứng chuyển động có bán rất nhiều trên thị trường do chính người Việt Nam làm ra. Tuy hình thức không bóng bẩy nhưng độ bền cũng không thua kém nhiều so với hàng ngoại.
Bật đèn bằng smartphone cũng không phải cái gì quá khó vì như đã nói ở trên, ở những khu chợ đồ điện tử như chợ trời có rất nhiều mẫu công tắc đóng ngắt mạch điện điều khiển từ xa có thể sử dụng điều khiển TV để điều khiển mà smartphone như HTC One lại có thể học chức năng của điều khiển từ xa TV nên việc dùng điện thoại tắt bật đèn cũng thật đơn giản.
Một bước hướng dẫn sử dụng thiết bị.
Hiện nay công tắc điều khiển từ xa trên thị trường có 2 loại, một sử dụng sóng hồng ngoại và một sử dụng sóng vô tuyến (RF) để điều khiển. loại sử dụng sóng RF phổ biến hơn nhiều vì phạm vi hoạt động xa hơn nhiều và không bị hạn chế vật cản khi điều khiển còn sóng hồng ngoại thì giống như điều khiển TV nó có tầm hoạt động nhỏ (cỡ trong phòng) và dễ bị ảnh hưởng bởi vật cản đó là lý do độ phổ biến của các loại công tắc sử dụng sóng RF lớn hơn loại dùng sóng hồng ngoại rất nhiều.
Tuy nhiên việc sử dụng sóng hồng ngoại thay cho RF không có gì quá phức tạp nên chỉ cần nhà sản xuất cảm thấy các loại này có sức mua lớn hơn họ sẽ lại chuyển hướng phát triển các sản phẩm dùng sóng hồng ngoại thay vì sóng RF.
Tiếp tục câu chuyện ở trên, tôi cũng đã thử đi lùng tìm rất nhiều loại “đồ chơi” sử dụng công nghệ này và cuối cùng tôi cũng tìm thấy một bộ công tắc 3 nấc dùng để lắp vào quạt để điều khiển 3 tốc độ của quạt thật đơn giản. Còn với điều hoà nhiệt độ thì đơn giản hơn nhiều vì bản thân điều hoà cũng sử dụng remote để tắt bật và tăng giảm nhiệt độ nên chỉ cần điện thoại có cổng hồng ngoại là có thể điều khiển điều hoà bằng điện thoại bình thường.
Còn về việc điều khiển máy tính HTPC từ xa thì hiện nay có quá nhiều cách, nếu dùng Wifi thì chỉ cần sử dụng phần mềm Teamviewer là mọi việc đã được giải quyết dễ dàng.
Mà nếu có muốn dùng nốt sóng hồng ngoại như các thiết bị khác thì cũng không phải không có cách. Nhớ lại cách đây khoảng 7-8 năm, khi tôi còn là một học sinh cấp 3, đọc được một bài báo hướng dẫn tự chế thiết bị giúp dùng điều khiển từ xa TV để điều khiển máy tính tôi đã thử nghiệm và may mắn thành công.
Sơ đồ chế tạo đồ chơi đơn giản.
Đây là một thiết bị lắp vào cổng Com 9 chân của máy tính để thu tín hiệu sóng hồng ngoại đến từ Remote của TV sau đó phân tích và đưa về tín hiệu dạng số thông qua một phần mềm có tên là Girder. Từ phần mềm này tôi có thể đặt lệnh cho từng nút của điều khiển TV để bật một chương trình, để tăng giảm âm lượng, tắt bật màn hình v.v… Vì thế việc bật nhạc thật quá đơn giản.
Một bộ điều khiển tự chế.
Giá thành hồi đó tôi mua linh kiện để làm món đồ chơi này chỉ tầm chưa tới 30 nghìn đồng. Còn nếu muốn đơn giản hơn thì trên mạng cũng có bán những thiết bị tác dụng tương tự được sản xuất chuyên nghiệp cắm qua cổng USB với giá khoảng từ 100 tới 200 nghìn đồng.
Như các bạn thấy đó, chỉ một bổ sung nhỏ cũ kỹ như cổng hồng ngoại vào các smartphone, độ ứng dụng của chúng vào cuộc sống đã tăng lên theo những gì mà tôi mơ tưởng. Nhưng rõ ràng nếu được đầu tư thì đây cũng không phải là một xu hướng quá tệ của thế giới công nghệ trong tương lai.
Một câu hỏi nữa đặt ra, vậy những smartphone không có cổng hồng ngoại thì không thể thực hiện được những thứ mà tôi đề cập ở trên? Mặc dù không dám khẳng định nhưng theo những suy luận mơ tưởng như trên thì có cách để các bạn có thể sử dụng những món đồ chơi công nghệ này với smartphone không có cổng hồng ngoại. Cụ thể thế nào thì xin hẹn gặp lại các bạn vào phần sau.
Theo Genk
Mega Stomp Panic: Món "đồ chơi công nghệ" tuyệt vời cho ngày Halloween tới
Gadget Mega Stomp Panic sẽ làm phong phú trang phục Halloween của bạn với các nhân vật robot khổng lồ, zombie cùng 9 ứng dụng âm thanh khi bạn di chuyển.
Mega Stomp Panic là món đồ chơi công nghệ độc đáo sẽ giúp bạn giải đáp băn khoăn khi không biết nên mặc gì vào Halloween tới. Mega Stomp Panic sẽ làm phong phú trang phục Halloween của người dùng với các nhân vật robot khổng lồ, zombie... cùng 9 ứng dụng âm thanh khi người đeo nó di chuyển nhờ máy dò chuyển động và chiếc loa. Kích cỡ Panic khoảng bằng chiếc cát xét xách tay thời xưa, gồm những chiếc kẹp được gắn vào thắt lưng và âm thanh phát ra theo đúng nhịp bước chân.
Đó thực sự là một ý tưởng thú vị và trên thực tế, Mega Stomp Panic đang hoạt động vô cùng hiệu quả. Thiết bị khi hoạt động không ngừng tiêu thụ hết 4 pin AAA và được kết nối với chiếc kẹp cảm ứng ở thắt lưng để nhận biết sự chuyển động. Việc điều khiển thiết bị rất đơn giản, chỉ gồm nút điều chỉnh âm thanh hoặc dạng nút chuyển mạch tắt-mở và bộ phận chọn âm thanh phát ra như bạn muốn. Bên cạnh việc di chuyển như robot, bạn có thể dậm mạnh chân như một tên cướp biển, zombie, kẻ cướp có súng gunslinger, kị sĩ hay như một trò chơi video game điện trở thấp.
Tuy nhiên chất lượng loa có vẻ không được tốt, về cơ bản nó tương đương với máy thu bán dẫn nhưng điều đó không thành vấn đề vì nhà sản xuất muốn tìm kiếm sự mạnh mẽ chứ không phải sự chuẩn xác. Tiếng ồn có thể sẽ "đánh nhau" với những âm thanh khác nếu bạn ở bên ngoài, do vậy tốt hơn là sử dụng thiết bị này ở trong nhà.
Panic cung cấp 9 loại tiếng ồn: tiếng sét, tiếng bước chân của robot, tiếng tấn công của zombie...
Panic hoạt động tốt nhất với những bước chuyển về phía trước đơn giản nhưng nếu bạn đi mạnh hơn thì độ chính xác của thiết bị mang lại cũng sẽ tăng lên. Hơn nữa, khi bạn di chuyển, tiếng ồn thay đổi phụ thuộc vào dạng chuyển động. Chẳng hạn như tốc độ di chuyển dần nhanh lên thì tiếng ồn cũng phát ra nhanh dần sao cho phù hợp với chuyển động đó. Mỗi dạng chuyển động đều có một loại "tiếng vỡ loảng xoảng" riêng biệt.
Một điều hơi làm nản lòng người dùng là Mega Stomp có giá tới 40 USD (khoảng hơn 800.000 đồng).
Theo Genk
Ghost Recon: Future Soldier khoe 'đồ chơi công nghệ' Mỗi sản phẩm đều được sáng tạo dựa trên nền công nghệ quân sự tiên tiến của thế giới hiện nay. Hãng phát triển đã tung ra video mới giới thiệu những công nghệ, vũ khí hiện đại được sử dụng trong trò chơi. Trên thực tế các sản phẩm này đã và đang được thử nghiệm bởi quân đội các nước phát...