HTC dùng sức mạnh smartphone nghiên cứu khoa học
HTC vừa đưa ra dự án Power to Give là nhằm tập trung sức mạnh xử lí chưa dùng đến từ hàng triệu smartphone cho các siêu máy tính nghiên cứu các vấn đề như ung thư, biến đổi khí hậu…
Theo HTC, việc giải quyết các vấn đề như nghiên cứu ung thư, biến đổi khí hậu… thực sự khá phức tạp, nhưng với sự giúp ích của Power to Give, công ty hi vọng sẽ góp phần để hoạt động nghiên cứu tốt hơn.
Theo đó, công ty hợp tác với các nhà khoa học và các viện nghiên cứu để cung cấp sức mạnh xử lí không được dùng đến trên các smartphone Android cho các siêu máy tính, giúp tốc độ xử lí nghiên cứu khoa học nhanh hơn.
Video đang HOT
Trên blog của mình, HTC cho biết: “Với hơn 1 tỉ smartphone sử dụng hiện nay, chúng ta có thể kết hợp sức mạnh xử lí trên chúng để giúp cho các tính toán nghiên cứu khoa học được tốt hơn, đóng góp một phần cho nhân loại”.
Để làm điều này, HTC sẽ yêu cầu người dùng smartphone tải và chạy ứng dụng Power to Give với kết nối Wi-Fi, sức mạnh xử lí chưa dùng đến trên điện thoại người dùng sẽ được trưng dụng cho mạng lưới xử lí dữ liệu của các nhà khoa học.
Người sử dụng có thể chọn những dự án nghiên cứu mà họ muốn góp sức xử lí. Ứng dụng không làm tốn nhiều năng lượng điện thoại, chỉ hoạt động với mạng Wi-Fi và tuyệt đối không khai thác thông tin người dùng. Việc chuyển giao sức mạnh trên smartphone của người dùng chỉ sẽ được thực hiện khi smartphone đang ở trạng thái nghĩ.
Theo NLĐ/CNET
Các nhà khoa học đã chế tạo thành công cơ nhân tạo từ sợi polymer
Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã chế tạo thành công một loại cơ nhân tạo được cấu tạo từ chất liệu sợi nhựa siêu rẻ.
Theo kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí Khoa học Mỹ ngày 20/2, chất liệu mà các nhà khoa học sử dụng để chế tạo cơ nhân tạo là sợi polymer - một loại sợi hóa học siêu bền với đường kính gấp 10 lần sợi tóc, được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp may mặc và làm dây câu cá.
Với chất liệu này, chi phí sản xuất cơ nhân tạo giảm rất nhiều so với một cơ được cấu tạo từ hợp kim nickel và titan hiện nay. Cơ nhân tạo từ sợi nhựa chỉ có giá 5 USD/ kg so với mức giá 3.000 USD/ kg của cơ làm từ hợp kim.
Được chế tạo bằng phương pháp đã từng được các nhà khoa học ứng dụng thành công đó là xoắn các sợi giống như cách bện dây thừng, cơ nhân tạo từ sợi nhựa thực hiện chức năng và có lực mạnh tương tự các cơ bắp hợp kim.
Theo các nhà khoa học, cơ từ sợi nhựa có thể nâng được một vật nặng khoảng 7,3kg, trong khi một tập hợp hàng trăm cơ nhân tạo từ sợi này có sức nâng lên tới 800 kg.
Loại cơ mới được chế tạo thành công này có thể co rút khoảng 50% so với chiều dài, trong khi một cơ bắp người chỉ có thể co rút 20%. Cơ nhân tạo có thể dùng làm động cơ thế hệ mới của cánh tay robot, bộ phận của cánh máy bay, các thiết bị y tế...
Trước đó, các nhà khoa học thế giới cũng đã chế tạo thành công cơ nhân tạo từ sợi carbon nano cũng bằng phương pháp xoắn sợi thừng.
Phát minh mới này do các nhà khoa học đến từ Đại học Texas (Mỹ) phối hợp cùng các viện nghiên cứu các nước như Trung Quốc, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ, Australia và Hàn Quốc nghiên cứu và phát triển.
Theo PLXH
Hai "ông lớn" Việt cùng làm máy bay không người lái Cả Viettel và Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam đang nghiên cứu, chế tạo máy bay không người lái, sử dụng ngân sách nhà nước. Máy bay không người lái do Viettel chế tạo. Ảnh nguồn ICT News Trong lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang vừa qua, Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel...