HSC đánh giá cao nhóm ngân hàng nhờ triển vọng lợi nhuận tích cực cùng mặt bằng định giá hợp lý
HSC cho rằng nhiều NHTM đã có một số công cụ để giảm bớt ảnh hưởng của sự giảm tốc trong tăng trưởng tín dụng, chẳng hạn như tái cơ cấu các khoản vay hướng tới khách hàng có lợi suất cho vay cao hơn; giảm bớt tăng trưởng huy động; đẩy mạnh thu nhập HĐ dịch vụ và cắt giảm chi phí.
Vài tuần trước, NHNN đã ban hành Chỉ thị số 04 ngày 9/8/2018. Mục đích chính của Chỉ thị là hỗ trợ kiểm soát lạm phát bằng việc định hướng mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2018 một cách chặt chẽ hơn. Những điểm chính trong Chỉ thị là:
NHNN sẽ kiểm soát chặt hơn chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm nay và sẽ không nâng hạn mức tăng trưởng tín dụng dành cho từng NHTM, ngoại trừ các trường hợp đặc biệt. Theo đó, chỉ những NHTM đang hỗ trợ các NHTM yếu kém hơn thực hiện tái cơ cấu mới được xem là đủ điều kiện được nâng hạn mức tăng trưởng tín dụng.
NHNN sẽ thanh tra những NHTM có tỷ trọng cho vay lớn đối với ngành BĐS, kinh doanh chứng khoán và cho vay tiêu dùng, cho vay dự án BOT và BT.
NHNN sẽ khuyến kích các NHTM tập trung cho vay ngành sản xuất và các ngành ưu tiên chẳng hạn như nông nghiệp, xuất nhập khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, ngành công nghiệp phụ trợ và doanh nghiệp công nghệ cao, bao gồm các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Trong báo cáo mới được công bố, CTCK HSC cho rằng Chỉ thị này rõ ràng là nhằm hạn chế sự tăng tốc của CPI (đến thời điểm cuối tháng 7/2018, CPI đã tăng 2,13% từ đầu năm và tăng 4,46% so với cùng kỳ). Mục tiêu CPI chính thức của năm 2018 là chỉ tăng 4% so với cùng kỳ. Chúng tôi thấy rằng CPI thường tăng tốc vào nửa cuối năm vì lý do mùa vụ. Và cũng thấy rằng tỷ giá USD/VND đã tăng nhanh hơn bình thường, do vậy lo ngại của NHNN là hoàn toàn có cơ sở.
HSC cho rằng Chỉ thị mới cho thấy NHNN sẽ không nâng hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các NHTM trong Q3 như thường làm. Tuy nhiên do mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay là 17% trong khi hạn mức dành cho các NHTM chủ yếu là 14% nên HSC đánh giá NHNN vẫn còn dư địa để nâng hạn mức tăng trưởng tín dụng cho những NHTM cụ thể mà không làm ảnh hưởng đến mục tiêu chung.
Ngoài ra, NHNN cũng đưa ra trường hợp ngoại lệ cho các NHTM sáp nhập với một NHTM thực hiện tái cơ cấu (HDBank là một trường hợp xem xét). Mức độ linh hoạt khi áp dụng Chỉ thị trong thực tế có lẽ sẽ phụ thuộc vào tăng trưởng GDP Q3. Nếu GDP tăng trưởng tốt trong Q3 so với Q2 thì NHNN có lẽ sẽ triển khai thực hiện Chỉ thị một cách chặt chẽ hơn. Tuy nhiên nếu tăng trưởng GDP giảm tốc trong Q3 thì NHNN có thể sẽ linh hoạt hơn khi triển khai nhằm giúp đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm.
Video đang HOT
HSC đã phân tích các kịch bản về khả năng ảnh hưởng của chính sách tăng trưởng tín dụng thắt chặt hơn đối với triển vọng lợi nhuận của các NHTM năm 2018 và đánh giá ảnh hưởng nhiều khả năng là không lớn.
Theo HSC, nhiều NHTM đã có một số công cụ để giảm bớt ảnh hưởng của sự giảm tốc trong tăng trưởng tín dụng, chẳng hạn như tái cơ cấu các khoản vay hướng tới khách hàng có lợi suất cho vay cao hơn; giảm bớt tăng trưởng huy động; đẩy mạnh thu nhập HĐ dịch vụ và cắt giảm chi phí.
Trong khi đó, HSC vẫn giữ quan điểm tích cực đối với ngành nhờ triển vọng tăng trưởng lợi nhuận cao trong 2 năm tới và mặt bằng định giá đã hợp lý hơn sau khi thị trường điều chỉnh trong Q2. HSC cũng kỳ vọng sẽ có thông tin tích cực về kế hoạch tăng vốn của các NHTM như Vietcombank và BIDV.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Cùng đi bán vàng, PNJ lãi gấp nhiều lần Doji và SJC cộng lại dù doanh thu chỉ bằng một góc nhỏ
Doji là doanh nghiệp có doanh thu lớn nhất ngành vàng bạc, trang sức với gần 52.000 tỷ đồng trong năm 2017, tương đương 2,2 tỷ USD. Trong khi đó, doanh thu SJC là 22.950 tỷ đồng (1 tỷ USD) và PNJ chỉ gần 11.000 tỷ đồng.
Những năm trước đây, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vàng bạc, trang sức tại Việt Nam khá lớn và điều này đã khiến thị trường vàng có phần hỗn độn, tình trạng vàng không đủ tuổi, không đạt tiêu chuẩn diễn ra tương đối phổ biến. Khi đó, người mua vàng thường phải "mua đâu bán đó" nếu không muốn bị ép giá.
Tuy vậy, việc siết chặt quản lý thị trường vàng của NHNN từ năm 2012 đã khiến thị phần ngành vàng ngày càng tập trung vào tay một vài doanh nghiệp lớn như SJC, Doji, PNJ...
Theo số liệu có được, Doji là doanh nghiệp có doanh thu lớn nhất ngành vàng bạc, trang sức với gần 52.000 tỷ đồng trong năm 2017, tương đương 2,2 tỷ USD, lớn hơn cả SJC (22.950 tỷ đồng) và PNJ (10.977 tỷ đồng) cộng lại. Cần lưu ý, đây chỉ là số liệu của riêng công ty mẹ Doji, chưa bao gồm các công ty thành viên.
SJC và Doji đạt doanh thu "tỷ đô"
Việc doanh thu của PNJ kém xa hai đối thủ cùng ngành có nguyên nhân bởi trong những năm gần đây, doanh nghiệp tập trung vào kinh doanh vàng trang sức, giảm tỷ trọng kinh doanh vàng miếng. Trong khi đó, vàng miếng vẫn là sản phẩm kinh doanh chủ lực của SJC và Doji.
Trong giai đoạn đỉnh cao kinh doanh vàng miếng, SJC từng có thời điểm đạt doanh thu hơn 111.000 tỷ đồng vào năm 2011. Tuy vậy, chính sách siết chặt thị trường của NHNN cùng với giá vàng thế giới đã "hạ nhiệt" những năm gần đây khiến doanh thu SJC giảm mạnh so với năm 2011.
Năm 2017, PNJ lãi gấp 6 lần Doji và SJC cộng lại dù doanh thu chỉ bằng một góc nhỏ
Mặc dù ngành kinh doanh vàng miếng có doanh thu rất lớn, tuy vậy lợi nhuận tạo ra là không đáng kể. Tỷ suất lợi nhuận gộp của vàng miếng thường chỉ trong khoảng 0,1% - 0,5%. Với tỷ suất lợi nhuận 0,1% tương đương với việc bán ra 1 lượng vàng 35 triệu đồng, các doanh nghiệp chỉ có lãi khoảng 35.000 đồng. Để có được 1 tỷ đồng lãi thì doanh số phải đạt 2.000 tỷ đồng.
Những năm gần đây, các doanh nghiệp kinh doanh vàng đang dần dịch chuyển cơ cấu sang mảng vàng trang sức, kim cương, đây là những sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận cao hơn rất nhiều so với vàng miếng.
PNJ là trường hợp tiêu biểu cải thiện kết quả kinh doanh nhờ dịch chuyển cơ cấu sản phẩm. Giai đoạn 2010 - 2011, vàng miếng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu PNJ khiến biên lợi nhuận gộp doanh nghiệp chỉ đạt quanh ngưỡng 4%. Tuy nhiên, nhờ thay đổi cơ cấu sản phẩm sang vàng trang sức, biên lợi nhuận gộp của PNJ đã liên tục cải thiện và đến năm 2017 đã lên đến 17,4%. Trong 6 tháng đầu năm 2018, biên lợi nhuận gộp PNJ tiếp tục được cải thiện lên trên 18%.
Trong khi đó, SJC và Doji vẫn khá "trung thành" với mảng kinh doanh vàng miếng truyền thống. Điều này khiến biên lợi nhuận gộp của 2 doanh nghiệp này khá thấp, duy trì dưới mức 1% trong nhiều năm qua.
Biên lãi gộp PNJ vượt trội nhờ dịch chuyển sang vàng trang sức
Với biên lợi nhuận mỏng như vậy, không bất ngờ khi lợi nhuận ròng của SJC và Doji trong nhiều năm qua là khá thấp, bất chấp doanh thu lên tới "tỷ đô". Riêng năm 2017 vừa qua, lợi nhuận sau thuế SJC đạt được chỉ là 81 tỷ đồng, còn với Doji là 36 tỷ đồng và đây cũng là kết quả tốt nhất các doanh nghiệp này đạt được trong vài năm trở lại đây.
Còn với PNJ, lợi nhuận ròng doanh nghiệp đạt được trong năm 2017 lên tới 726 tỷ đồng - tăng 61% so với năm trước đó và là mức kỷ lục từ trước tới nay. Cần lưu ý, con số lợi nhuận PNJ đạt được trong năm vừa qua gấp 3,3 lần năm 2009, dù doanh thu tương đương.
Lợi nhuận PNJ gấp nhiều lần SJC và Doji cộng lại
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Các doanh nghiệp phục vụ "cõi âm" trên sàn chứng khoán đang làm ăn ra sao? Trên sàn chứng khoán, số lượng doanh nghiệp hoạt động phục vụ "cõi âm" là không nhiều nhưng hoạt động kinh doanh đều khá hiệu quả. Tại các quốc gia Đông Á nói chung, việc thờ cúng tổ tiên, thần linh hay những vấn đề liên quan tới "hậu sự" là một phần không thể thiếu trong cuộc sống tâm linh mỗi người....