HPG của tỷ phú Trần Đình Long “hút hàng” trên sàn chứng khoán
Thị trường chứng khoán giao dịch khá nhàm chán với thanh khoản ở mức thấp. Tuy nhiên, cổ phiếu HPG của tỷ phú Trần Đình Long vẫn “hút hàng” trên sàn chứng khoán.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 21/7, VN-Index tăng nhẹ 0,29 điểm lên 861,69 điểm và HNX-Index tăng 0,37 điểm lên 116,09 điểm; Upcom-Index tăng 0,07 điểm lên mốc 57,36 điểm.
Thanh khoản toàn thị trường ở mức trung bình với tổng giá trị giao dịch ở mốc hơn 5,2 triệu đồng.
Toàn thị trường có 302 mã tăng giá và 332 mã giảm giá.
VHM, PLX, GVR là những mã tác động tiêu cực nhất tới thị trường khi lấy đi của VN-Index 0,37; 0,17 và 0,16 điểm. Ở chiều ngược lại, VCB, VNM và NVL là những mã tác động tích cực nhất tới thị trường.
Video đang HOT
Trong phiên giao dịch chứng khoán này, cổ phiếu HPG của tỷ phú Trần Đình Long tiếp tục chứng minh sức hút của mình khi toàn phiên có hơn 11,7 triệu cổ phiếu được khớp lệnh. Đến hết phiên vẫn còn dư mua hơn 971 nghìn cổ phiếu và dư bán hơn 207 nghìn cổ phiếu.
Chốt phiên, HPG tăng nhẹ 0,36% lên mốc 28.100 đồng/cổ phiếu. Hiện mã cổ phiếu này đang trên đà tăng nhẹ với việc tính chung qua tháng tăng gần 3%.
Theo Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), VN-Index dự báo sẽ tăng điểm trở lại với sự hỗ trợ từ vùng 850-860 điểm trong phiên kế tiếp. Tuy nhiên, nếu vùng hỗ trợ trên bị xuyên thủng (xác suất thấp) thì chỉ số nhiều khả năng sẽ giảm về vùng hỗ trợ mạnh 800-820 điểm trong ngắn hạn.
“Trong giai đoạn tương đối thiếu vắng thông tin hỗ trợ như hiện tại, thị trường sẽ chịu sự chi phối chính bởi yếu tố thông tin kết quả kinh doanh quý 2 của các doanh nghiệp và hoạt động tái cơ cấu danh mục của các quỹ đầu tư tham chiếu theo các bộ chỉ số như VN30, VNDiamond, VNFinlead…”, BVSC phân tích.
Ngoài ra, BVSC cũng cho rằng diễn biến của các cổ phiếu trong các rổ chỉ số trên dự kiến sẽ có sự sôi động hơn trong những tuần cuối tháng 7. Ảnh hưởng từ dịch Covid-19 nhiều khả năng sẽ khiến cho lợi nhuận của các công ty không được tích cực trong quý 2, qua đó có thể tạo ra áp lực giảm điểm với các nhóm cổ phiếu trên thị trường.
Công ty Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) cũng dự báo, trong phiên giao dịch 22/7, VN-Index có thể sẽ tiếp tục hồi phục để hướng dần đến ngưỡng kháng cự gần nhất quanh 890 điểm (MA200). Nhà đầu tư đang cầm cổ phiếu tiếp tục quan sát thị trường và có thể canh bán ra nếu như VN-Index đánh mất ngưỡng hỗ trợ 860 điểm (MA20-50) trong các phiên tiếp theo. Ở chiều ngược lại, nhà đầu tư cầm tiền mặt nên tiếp tục đứng ngoài thị trường và chưa nên vội giải ngân do đây đã là sóng tăng cuối của chu kỳ hồi phục từ quanh ngưỡng 650 điểm đến nay.
Bộ đôi cổ phiếu của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đứng "top" tiêu cực
Khối ngoại bán ròng cổ phiếu liên tiếp khiến thị trường "rực đỏ" ngay trong phiên đầu tuần.
VN-Index dự báo sẽ hồi phục trở lại trong phiên kế tiếp khi lùi về vùng hỗ trợ 850-860 điểm. Ảnh Internet.
Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 10,62 điểm (1,22%) xuống 861,4 điểm; HNX-Index giảm 0,93% xuống 115,72 điểm và UPCom-Index giảm 0,59% xuống 57,23 điểm. Thanh khoản thị trường tăng lên đôi chút với giá trị giao dịch 3 sàn đạt 5.600 tỷ đồng.
Giao dịch khối ngoại là điểm trừ khi họ bán ròng gần 240 tỷ đồng trên toàn thị trường, lực bán tập trung vào các cổ phiếu như HPG, VHM, DXG...
Trong nhóm VN30, cả 30 cổ phiếu đều đóng cửa trong sắc đỏ, thậm chí nhiều cổ phiếu giảm sâu như VNM, VJC, VHM, VIC, MSN, BVH, PLX...khiến thị trường không có lực đỡ.
Đà giảm từ nhóm cổ phiếu lớn lan tỏa ra hầu hết các nhóm ngành trên thị trường như chứng khoán, ngân hàng, xây dựng, dầu khí, dệt may...
Ở chiều ngược lại, nhóm Khu công nghiệp trở thành điểm sáng khi hầu hết cổ phiếu đều giữ được sắc xanh tăng điểm như SZL, SZC, SNZ, D2D, SIP, LHG, ITA, KBC...
Trong phiên này, bộ đôi cổ phiếu họ Vin là VIC và VHM là 2 mã cổ phiếu đứng đầu top ảnh hưởng xấu nhất tới thị trường khi lấy đi của VN-Index lần lượt 1,25 và 1,21 điểm.
Chốt phiên, VIC giảm 1.300 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,42%) về mốc 90.200 đồng/cổ phiếu. Toàn phiên có hơn 222,4 nghìn cổ phiếu được khớp lệnh với tổng vốn hóa hơn 305 nghìn tỷ đồng.
Tương tự, VHM cũng giảm 1.300 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,61%) về mốc 79.200 đồng. Đáng chú ý, khối lượng giao dịch toàn phiên lên tới hơn 1,3 triệu cổ phiếu khớp lệnh. Chốt phiên vẫn còn dư mua hơn 139,7 nghìn cổ phiếu.
Theo Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), VN-Index dự báo sẽ hồi phục trở lại trong phiên kế tiếp khi lùi về vùng hỗ trợ 850-860 điểm. Tuy nhiên, nếu vùng hỗ trợ trên bị xuyên thủng thì chỉ số nhiều khả năng sẽ giảm về vùng hỗ trợ mạnh 800-820 điểm trong ngắn hạn.
"Trong giai đoạn tương đối thiếu vắng thông tin hỗ trợ như hiện tại, thị trường sẽ chịu sự chi phối chính bởi yếu tố thông tin kết quả kinh doanh quý II của các doanh nghiệp và hoạt động tái cơ cấu danh mục của các quỹ đầu tư tham chiếu theo các bộ chỉ số như VN30, VNDiamond, VNFinlead... ", BVSC phân tích.
Diễn biến của các cổ phiếu trong các rổ chỉ số trên dự kiến sẽ có sự sôi động hơn trong những tuần cuối tháng 7. Ngoài ra, ảnh hưởng từ dịch Covid-19 nhiều khả năng sẽ khiến cho lợi nhuận của các công ty không được tích cực trong quý II, qua đó có thể tạo ra áp lực giảm điểm với các nhóm cổ phiếu trên thị trường.
Công ty Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) dự báo, trong phiên giao dịch 21/7, VN-Index có thể sẽ hồi phục trở lại để hướng dần đến ngưỡng kháng cự gần nhất quanh 890 điểm. Nhà đầu tư đang cầm cổ phiếu tiếp tục quan sát thị trường và có thể canh bán ra nếu như VN-Index đánh mất ngưỡng hỗ trợ 860 điểm (MA20-50) trong các phiên tiếp theo. Ở chiều ngược lại, nhà đầu tư cầm tiền mặt nên tiếp tục đứng ngoài thị trường và chưa nên vội giải ngân do đây đã là sóng tăng cuối của chu kỳ hồi phục từ quanh ngưỡng 650 điểm đến nay.
Thay đổi cổ phiếu ở các rổ chỉ số, TTCK được kỳ vọng sẽ sôi động hơn Đầu tuần mới, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) sẽ công bố kết quả thay đổi các cổ phiếu thành phần của các rổ chỉ số VN30, VNFinlead, VNDiamond... Thay đổi cổ phiếu ở các rổ chỉ số, TTCK được kỳ vọng sẽ sôi động hơn Phiên giao dịch cuỗi tuần qua ghi nhận diễn biến trái chiều. Sàn HoSE giảm...