HP hợp nhất hai danh mục BYOD và SDN
HP kết hợp hai xu thế này lại với nhau nhằm mở ra một kỷ nguyên mới về bảo mật và độ linh hoạt trong lĩnh vực mạng doanh nghiệp.
BYOD ( Bring Your Own Device – Cho phép nhân viên sử dụng thiết bị của cá nhân trong môi trường làm việc) và SDN (Software Defined Networking – Mạng được định nghĩa bằng phần mềm) những xu thế lớn nhất và cũng là chủ đề “hot” trong lĩnh vực CNTT hiện tại.
Trong một khuynh hướng về SDN, trí tuệ của mạng nền tảng có thể được phân tách ra khỏi thiết bị phần cứng vật lý. Hỗ trợ cho SDN là OpenFlow, một giao thức có thể chạy trên cơ sở hạ tầng mạng gồm có thiết bị từ nhiều nhà cung cấp khác nhau, bao gồm cả thiết bị từ HP.
Để có thể điều khiển một mạng SDN, cần phải có một bộ điều khiển (controller). HP mới công bố bộ điều khiển SDN OpenFlow của chính hãng mang tên bộ điều khiển SDN mạng ứng dụng ảo (Virtual Application Network SDN controller). Bộ điều khiển OpenFlow của HP không chỉ dừng lại ở những gì có trên các bộ điều khiển OpenFlow nguồn mở thế hệ hiện tại.
“Chúng tôi còn cung cấp một loạt những chức năng mở rộng của OpenFlow để tăng cường hỗ trợ cho thiết bị phần cứng của HP,” ông Mike Banic, Phó chủ tịch phụ trách marketing toàn cầu các sản phẩm mạng của HP phát biểu với Enterprise Networking Planet.
Bản thân một bộ điều khiển OpenFlow thuần túy không có gì là hấp dẫn. Điều biến một bộ điều khiển trở nên thú vị chính là các ứng dụng mạng mà nó có thể hỗ trợ. Vì lý do đó, HP cũng đồng thời giới thiệu một ứng dụng bảo mật SDN có tên gọi là Sentinet chạy trên nền tảng của bộ điều khiển SDN mạng ứng dụng ảo của HP.
Ông Banic cho biết, Sentinel tự động hóa việc phát hiện các lỗ hổng an ninh trên mạng SDN và sau đó tự động hóa việc báo cáo với sản phẩm HP’s Arcsight SIEM. Báo cáo đó đồng thời còn giúp khắc phục sự cố và đảm bảo tuân thủ quy định. “Các chương trình của bộ điều khiển SDN truy cập vào các thiết bị trong một mạng hội tụ công nghệ có dây và không dây thông qua giao thức OpenFlow. Sau đó chương trình Sentinel sẽ tái định tuyến các yêu cầu dịch vụ tên miền”, ông Banic phân tích.
Video đang HOT
Khuynh hướng SDN có ý nghĩa quan trọng đối với các môi trường BYOD vì người dùng có được cả nội dung công việc và nội dung cá nhân trên các thiết bị của họ. Khi người dùng bấm vào một đường link, thiết bị sẽ gửi đi một yêu cầu DNS. Bởi vì Sentinel có thể truy cập các yêu cầu đó, nó có thể so sánh yêu cầu đó với một cơ sở dữ liệu tại trung tâm quản lý nguy cơ an ninh HP TippingPoint. Nếu yêu cầu đó được gửi đến một trang web có tiềm ẩn nguy cơ an ninh, Sentinel sẽ chặn truy cập vào trang web đó trên phạm vi toàn mạng, chứ không chỉ từ một thiết bị điểm truy cập không dây.
HP đang cập nhật máy chủ quản lý truy cập của người dùng (User Access Manager – UAM) tại trung tâm quản lý thông minh (Intelligent Management Center – IMC) của hãng lên phiên bản 5.2 để nâng cao năng lực hỗ trợ sự hội tụ của BYOD và SDN trên cả mạng có dây và không dây. UAM phiên bản 5.2 cung cấp khả năng tự đăng ký (self-registration) dành cho những người dùng sử dụng thiết bị của cá nhân trong môi trường làm việc, sau đó sẽ được so sánh với thông tin mà Sentinel gửi đến HP Arcsight để ghi nhật ký và đảm bảo tuân thủ quy định.
Theo VNE
6 xu hướng công nghệ của doanh nghiệp trong năm 2013
Trong năm 2012, ngành công nghệ thông tin thế giới phát triển chủ yếu xung quanh các thiết bị di động, các dịch vụ đám mây, những mạng xã hội và Big Data. 2013 sẽ là năm bùng nổ của những lĩnh vực này, khi nhiều công ty đang tiến hành các cuộc thử nghiệm và phát triển.
Sau đây là dự đoán những công nghệ thế hệ mới sẽ nở rộ trong năm 2013, một năm có vẻ như sẽ còn biến động hơn năm nay.
1. Big Data
Vị trí đầu tiên là Big Data. Năm 2013 chúng ta sẽ chứng kiến các công ty đổ nhiều tiền hơn vào các cơ sở dữ liệu và các công cụ kinh doanh thông minh hơn để kích thích sự đổi mới, tăng hiệu quả hoạt động. Công nghệ Big Data sẽ có tác động lớn đến nền kinh tế công nghiệp tài chính như y tế và các nghiên cứu khoa học. Các tập đoàn muốn triển khai những phân tích kinh doanh sẽ phải nhìn theo những nền công nghiệp này.
IDC định nghĩa Big Data là "công nghệ và kiến trúc thế hệ mới, được thiết kế một cách kinh tế để trích xuất dữ liệu từ một khối lượng dữ liệu lớn bằng việc cho phép tốc độ chụp, tìm hay phân tích cao." Vào năm 2010, các công ty trên toàn thế giới đã đầu tư hơn 3.2 tỷ đô vào công nghệ Big Data.
Infographic cho cái nhìn rõ ràng hơn về Big Data.
Đến năm 2015, đầu tư vào Big Data dự báo sẽ đạt được 16.9 tỷ đô, tỷ lệ tăng trưởng tổng hợp hàng năm là 40%, gấp khoảng 7 lần tốc độ tăng trưởng chung của thị trường công nghệ thông tin và thông tin liên lạc, IDC cho biết. Nhưng cũng chính vì sự tăng trưởng quá nhanh so với nguồn nhân lực, các công ty dự kiến sẽ xem xét chuyển công việc bớt sang cho các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây để giảm tải công việc cho nhân viên CNTT.
Trong khi phần mềm và dịch vụ được dự kiến sẽ chiếm phần lớn chi tiêu cho Big Data, các công ty lại đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhiều hơn. Chi tiêu cho lưu trữ sẽ tăng trưởng nhanh nhất đến năm 2015 với tốc độ tăng trưởng tổng hợp hằng năm hơn 61%, IDC cho biết.
2. Mạng điều khiển bằng phần mềm (SDN, Software-Defined Networking)
Về phía mạng, SDN sẽ tham gia quá trình sàng lọc cần thiết trước khi sản phẩm sẵn sàng cho mục đích sản xuất, theo Forrester. Quá trình phát triển sẽ mất khoảng 5 năm, để các thành phần của SDN được gắn bó chặt chẽ với nhau và các công nghệ được bổ sung tích hợp với các hệ thống điều khiển, tổ chức lại các hệ thống phần mềm một cách chặt chẽ, áp dụng công nghệ ảo hóa với các sản phẩm điều khiển và giao thức mạng. Forrester khuyến cáo các công ty nên chuẩn bị cho SDN bằng việc huấn luyện đội ngũ IT của mình từ năm 2013.
3. Ứng dụng bộ nhớ trong (In-memory computing)
Khi còn theo dõi cẩn thận sự phát triển của SDN, nhiều công ty đã mạnh dạn lấy ứng dụng sử dụng bộ nhớ trong làm chủ đạo, với sự giúp đỡ của những nhà cung cấp như SAP và Oracle, Gartner cho biết. "Rất nhiều nhà cung cấp sẽ sử dụng các giải pháp dựa vào các ứng dụng bộ nhớ trong trong vòng 2 năm tới, khiến phương thức này trở thành chủ đạo". Giống như tên gọi, việc sử dụng bộ nhớ trong mang dữ liệu gần hơn với các cơ chế tính toán, thay thế các kiến trúc cũ chậm chạp hơn vì phải lấy dữ liệu từ cơ sở dữ liệu ở các server khác nhau.
Công nghệ này mở ra khả năng cho phép các giao dịch được hoàn thành gần như ngay lập tức và các chương trình phân tích dữ liệu chạy trên cùng một tệp dữ liệu ở bộ nhớ trong. Còn quá sớm để khẳng định, nhưng công nghệ này sẽ là bước tiến rất lớn khi các công ty có thể phân tích và xử lý những số liệu ngay khi họ thu nhập.
4. Công nghệ mạng xã hội cho doanh nghiệp
Những nhân viên thường hay sử dụng các mạng xã hội như Facebook hay Twitter, và điều này khiến các công ty muốn xây dựng mạng xã hội của chính mình, tạo ra một khu vực bảo mật hơn cho việc thắt chặt sự hợp tác và chia sẻ dữ liệu. Vào năm 2013, IDC dự đoán những mạng này sẽ vượt qua giai đoạn thử nghiệm và xuất hiện trên thị trường.
Gartner thấy được sự tương đồng nhất định với xu hướng chợ ứng dụng của doanh nghiệp cho smartphone và tablet. Đối phó với tình trạng thiếu hàng với các thiết bị cụ thể, các công ty sẽ tự triển khai chợ ứng dụng của mình . Điều này sẽ tránh việc trả tiền nhiều lần và các rắc rối bản quyền đến từ việc sử dụng các chợ ứng dụng công cộng.
5. Windows 8 sẽ không thành công với khách hàng doanh nghiệp
Ở mặt trận desktop, Microsoft không được kì vọng sẽ thắng lớn ở bộ phận khách hàng doanh nghiệp với Windows 8 cho đến cuối năm 2013. Gartner cho biết 90% các tập đoàn sẽ bỏ qua chi phí nâng cấp phiên bản hệ điều hành trên quy mô lớn đến năm 2015. Hầu hết các doanh nghiệp và những nhà cung cấp máy tính để bàn chưa sẵn sàng để áp dụng UI thiên về cảm ứng mà Microsoft đã thêm vào cho sản phẩm đi đầu của họ. Kết quả là các công ty sẽ chờ cho đến phiên bản Windows có những thay đổi thực sự trước khi phổ biến trên quy mô lớn.
6. Trò chơi hóa các ứng dụng (Gamification)
Việc đặt các mục tiêu, thước đo sẽ khiến nhân viên làm việc hiệu quả hơn.
Cuối cùng, các kỹ thuật được sử dụng để gây nghiện trong các game online sẽ được áp dụng để tăng năng suất lao động. Các hệ thống đo hiệu suất làm việc, đánh giá và các ưu đãi sẽ được áp dụng để thu hút nhân viên và buộc họ chú tâm nhiều hơn đến kết quả kinh doanh, Gartner cho biết. Thị trường trên toàn thế giới cho công nghệ gamification và dịch vụ sẽ tăng từ 242 triệu USD trong năm nay đến 2,8 tỷ USD vào năm 2016. Trong vòng ba năm, 40% trong 1000 công ty toàn cầu sẽ sử dụng các kỹ thuật gamification, để cải thiện hiệu suất và hiệu quả của hoạt động kinh doanh của họ.
Theo Genk
CNTT là công cụ hiệu quả cho các dự án cộng đồng Vai trò của công nghệ thông tin (CNTT) đang ngày càng được nhận thức rõ ở Việt Nam, tuy nhiên việc ứng dụng và nâng cao năng lực về CNTT cho các tổ chức, doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Ông Nguyễn Trọng Đường, Vụ trưởng Vụ CNTT (Bộ Thông tin và Truyền thông), cho hay các giải pháp CNTT hiện...