Howard Schultz: Gã nhặt rác đưa Starbucks trở thành thương hiệu hàng đầu
Howard Schultz được coi là người tiên phong cách mạng hóa ngành cà phê ở Mỹ. Dưới bàn tay tài hoa của ông, người Mỹ mới biết đến những món cà phê mới lạ như Latte – thứ khiến họ sẵn sàng bỏ ra tới 4 USD để thưởng thức.
Với thành công của Starbucks , Howard Schultz đã trở thành tỷ phú tự thân sở hữu khối tài sản ước tính khoảng 2,8 tỷ USD. Tuy nhiên, ông tuyên bố nhường lại chức vị giám đốc điều hành Starbucks sau hơn 3 thập kỉ gắn bó và cống hiến. Điều này làm rộ lên tin đồn Howard Schultz sẽ tham gia chạy đua vào Nhà Trắng vào năm 2020.
Giống như nhiều tỷ phú tự thân lập nghiệp khác, Howard Schultz xuất thân trong một gia đình có hoàn cảnh nghèo khó và trải qua quãng tuổi thơ chẳng mấy êm đềm. Khi còn nhỏ gia đình nghèo khó, nên cậu bé luôn mơ ước có được “Quả cầu thủy tinh ước gì được nấy” để trở nên giàu có. Nhưng mơ ước vẫn chỉ là mơ ước và cậu lại trở về với cuộc sống thực tế của gia đình nghèo. Vì vậy, cậu ra sức làm việc giúp gia đình và miệt mài học tập. Những cố gắng của cậu đã được báo đáp khi ước nguyện đầu tiên của cậu là thi đỗ vào Trường đại học Michigan đã thành hiện thực. Tốt nghiệp đại học, cậu tự xoay xở đi tìm việc làm. Năm 1975, Howard Schultz xin vào Công ty Xerox làm việc.
Sau 7 năm, Schultz lẹt đẹt chỉ là nhân viên quèn, tương lai chưa thấy gì sáng sủa. Tình cờ năm 1982, Schultz vào làm việc cho Starbucks, ông chủ có cảm tình với chàng thanh niên nhanh nhẹn, sống sắng này và ngay lập tức bổ nhiệm anh làm Trưởng phòng tiếp thị và bán lẻ. Vận mệnh đã đưa anh tới công ty này và kể từ đây cuộc đời của Schultz sang một bước ngoặt mới, đồng thời sự nghiệp của Starbucks cũng từ đó được lột xác.
Tiền thân của Starbucks là quán cà phê nhỏ lẻ do ba nhà khoa học là Giáo sư Anh ngữ Baldwin, Giáo sư lịch sử Zev Siegl và nhà văn Gordon Bowker sáng lập ngày 30/3/1971 tại Seattle, với sự tài trợ của ông chủ kinh doanh cà phê Alfred Peet. Mục tiêu của họ lúc đầu không phải là kinh doanh mà chỉ là nơi tụ tập, hội họp bạn bè trong ngày Thứ Bảy, Chủ Nhật.
Kể từ khi Schultz tới làm việc, cửa hàng cà phê nhỏ bé dần dần phát triển thành công ty kinh doanh cà phê hạt cũng như mở thêm nhiều quán bán lẻ cà phê cho khách hàng tới thưởng thức. Cuối năm 1982, khi Schultz 28 tuổi, anh đã được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Gia nhập Starbucks đồng nghĩa với việc phải di chuyển khắp nơi, lương thấp hơn và đặc biệt là gặp phải phản đối từ gia đình nhưng Schultz chắc chắn rằng đây là nước đi đúng đắn. Ông đã mất một năm để thuyết phục Baldwin thuê ông về làm giám đốc marketing. Tại thời điểm đó, Starbucks vẫn chưa thực sự phát triển mà chỉ là nơi rang xay cà phê bán cho khách hàng sử dụng tại nhà.
Hành trình đổi đời với Starbucks
Vào đầu những năm 80, việc Howard Schultz gia nhập công ty đã giúp Starbucks đạt mục tiêu dường như bất khả thi, trở thành hãng cà phê cao cấp phổ biến nhất nước Mỹ. Howard Schultz là người có tham vọng lớn, ông muốn đưa Starbucks vươn tầm thế giới. Thậm chí, ông từng rời công ty một thời gian ngắn vì không thể thuyết phục được những nhà sáng lập Starbucks phát triển hãng theo kế hoạch của mình.
Năm 1985, Schultz quyết tâm rời Starbucks, lập ra công ty Il Giornale để theo đuổi triết lý cà phê của mình. Để tự mở quán cà phê đầu tiên có tên II Giornale, Howard Schultz đã phải tìm đủ mọi cách để huy động nguồn vốn. Trong vòng một năm, ông đã gặp 242 người để xin tài trợ nhưng bị từ chối tới 217 lần. Thời điểm đó, Howard thậm chí còn không có đủ tiền để hỗ trợ người vợ đang mang thai. Thế nhưng thành công luôn đến với người kiên trì và cố gắng.
Video đang HOT
Năm 1987, Howard Schultz mua lại thương hiệu Starbucks và 17 cửa hàng bán lẻ với giá chỉ 3,8 triệu USD. Sau đó, ông chính thức trở thành giám đốc điều hành của Starbucks, tiến hành cải tổ và mở rộng nhiều chi nhánh tại các thành phố lớn khác.
Dưới sự chỉ đạo tài ba của ông chủ Schultz, kể từ đó Starbucks bắt đầu nổi tiếng khắp nước Mỹ và Canada, đồng thời trở thành một Tập đoàn hùng mạnh. Vào giữa những năm 1990, Starbucks bắt đầu vươn xa ra khỏi nước Mỹ và Canada ra toàn cầu.
Tập đoàn Starbucks chẳng những kinh doanh cà phê mà còn mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác. Lúc đầu là cà phê uống, cà phê hạt, cà phê chế biến, cà phê gói… Tiếp đó là cà phê kèm với các loại bánh điểm tâm buổi sáng, dần mở rộng sang lĩnh vực khác như “cà phê âm nhạc”, “cà phê phim ảnh”, “cà phê đọc sách”, quán cà phê với các loại kem nổi tiếng, “cà phê internet” theo sở thích của khách hàng và nhu cầu xã hội các nước.
Giờ đây Starbucks đã trở thành tập đoàn cà phê hàng đầu thế giới với 17.009 cửa hiệu rải khắp 55 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới – trong đó 11.000 quán ở Mỹ, 1.000 quán ở Canada và 150 quán ở Thổ Nhĩ Kỳ với hơn 25.000 nhân viên. Năm 1999, Starbucks chiếm lĩnh được thị trường Trung Quốc và đã làm thay đổi sở thích của người dân xứ sở “trà Tàu”: từ uống trà sang uống cà phê của Starbucks. Hiện nay Trung Quốc trở thành thị trường tiêu thụ lớn nhất của Starbucks ở hải ngoại.
Trong mấy năm qua, Howard Schultz đều được các tạp chí nổi tiếng như “Forbes”, “Fortune” vinh danh trên Bảng vàng các CEO tài ba. Năm 2011, Howard Schultz được Tạp chí “Fortune” vinh danh là CEO số 1 toàn cầu vì trong tình hình kinh tế khó khăn mà Starbucks của Howard Schultz vẫn phát triển ngoạn mục, như năm 2009 và 2010, Starbucks đã mở thêm 900 quán cà phê ở nước ngoài.
Thưởng thức vị đắng, vị ngọt mát, vị thơm của cà phê Starbucks khiến chủ doanh nghiệp tỉnh táo hơn, sáng suốt hơn để nghĩ ra các kế sách kinh doanh trong thời buổi khó khăn hiện nay.
Dưới sự lãnh đạo của Schultz, tập đoàn tăng trưởng đến mức đáng kinh ngạc. Chỉ sau 10 năm, với hơn 28.000 cửa hàng tại 77 quốc gia, doanh thu ròng năm 2017 đạt khoảng 22,4 tỷ USD, giá trị thương hiệu lên đến gần 100 tỷ USD.
Đặc biệt, toàn thể nhân viên của Starbucks đều được đối xử như những “nhà hợp tác”. Trong suốt sự nghiệp của mình, ưu tiên hàng đầu của vị CEO này là sức khỏe, chế độ của nhân viên, một phần cũng là vì ám ảnh về người cha ra đi chỉ bởi không có một khoản trợ cấp nào.
Kể cả nhân viên bán thời gian của Starbucks cũng được ông mua bảo hiểm lao động đầy đủ, đảm bảo mọi điều kiện phúc lợi lao động. Howard Schultz đã từng chấp nhận đóng cửa 7.100 cửa hàng (năm 2008) để đào tạo lại nhân viên pha chế nhằm đạt được thức uống Espresso hoàn hảo nhất.
26 năm trước, Howard Schultz đã đề nghị hội đồng chủ tịch mở rộng phạm vi bảo hiểm y tế cho nhân viên. Kết quả là mỗi nhân viên đều được Starbucks chi trả 75% bảo hiểm y tế. Họ còn được mua cổ phiếu công ty, khiến giá cổ phiếu của Starbucks đã tăng gấp 50 lần so với hơn 20 năm trước.
“Tôi đã luôn khao khát theo đuổi mục tiêu của mình. Tôi đã luôn hành động để đạt được những điều mà bản thân mong muốn, có thể chưa ai thấy. Những người thành công không bao giờ cảm thấy thỏa mãn với những giá trị đích thực”, Howard Schultz chia sẻ trong cuốn tự truyện “Pour Your Heart Into It”.
Chủ tịch Starbucks chính là nhân vật đã truyền cảm hứng cho những người có khát vọng vươn lên từ nghèo khó. Đối với Howard Schultz, cuộc cách mạng cà phê với Starbucks có thể chỉ là bước khởi đầu cho những giấc mơ tiếp nối.
Và đúng như thế, tháng 12/2017, ông từ chức CEO Starbucks, và tuyên bố chuẩn bị để tham gia tranh cử Tổng thống Mỹ vào năm 2020. Tuy từ chức nhưng ông sẽ không rời xa công ty, mà vẫn luôn ở đó, tìm cách phát triển công ty và tạo cảm hứng cho hàng nghìn nhân viên mỗi ngày.
Tuổi thơ bị chế giễu vì nghèo của 5 tỷ phú
Roman Abramovich, Howard Schultz, Francois Pinault... xuất thân trong gia đình nghèo, từng làm đủ mọi nghề để kiếm sống trước khi trở thành tỷ phú thế giới.
Roman Abramovich (sinh năm 1966, Nga) được biết đến là một tỷ phú đa tài, sở hữu nhiều cổ phần tại Evraz, Norilsk Nickel và đội bóng Chelsea của Anh. Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, ông được bà ngoại và người chú nuôi dưỡng. Abramovich từng trải qua những ngày thơ ấu khó khăn. Ông hứng thú với kinh doanh ngay từ khi còn đi học và đã khởi nghiệp với một công ty sản xuất đồ chơi.
Với sự nhạy bén và chiến lược thông minh, Abramovich nhanh chóng lấn sân sang nhiều lĩnh vực khác như dầu mỏ, sản xuất thép, niken, bất động sản... Tỷ phú 55 tuổi sở hữu bộ sưu tập gồm 3 du thuyền đắt đỏ. Trong đó, có một chiếc lớn thứ ba thế giới được ông mua với giá 400 triệu USD vào năm 2010, theo SCMP.
John Paul DeJoria (sinh năm 1944, Mỹ) làm đủ mọi nghề để kiếm sống trước khi trở thành tỷ phú thế giới. Cha mẹ DeJoria ly hôn khi ông tròn 2 tuổi. Trước khi lên 10, ông phải bán thiệp Giáng sinh và báo để phụ giúp gia đình. Tỷ phú 77 tuổi từng sống ở nhà nuôi dưỡng và từng tham gia băng nhóm. Sau khi xuất ngũ, ông chật vật kiếm tiền để trang trải phí sinh hoạt.
Khi được nhận vào làm trong nhà máy Redken, DeJoria bị thu hút bởi ngành công nghiệp dầu gội đầu. Từ 700 USD vay được, DeJoria tạo ra Hệ thống John Paul Mitchell và gõ cửa từng nhà để bán sản phẩm. Thời điểm đó, ông vẫn sống trong chiếc xe hơi của mình. Sau nhiều khó khăn, thử thách, ông cùng người đồng sáng lập từng bước đưa công ty trở thành một trong những thương hiệu chăm sóc tóc lớn nhất thế giới. Hiện DeJoria có tài sản ròng trị giá khoảng 3,2 tỷ USD.
Howard Schultz (sinh năm 1953) sinh trưởng trong một gia đình nghèo khó tại khu ổ chuột ở thị trấn Brooklyn, New York, Mỹ. Trong suốt thời gian ngồi trên giảng đường đại học, Schultz phải nỗ lực lao động để đóng tiền học phí. Ngoài việc học, ông dành thời gian còn lại để giúp đỡ gia đình kiếm tiền.
Sau khi tốt nghiệp ngành truyền thông, Schultz làm việc cho công ty Xerox. Sự nghiệp của Schultz bắt đầu bước sang trang mới khi ông tình cờ đi ngang qua một cửa hàng cà phê nhỏ tên là Starbucks. Sau đó, ông tìm kiếm cơ hội trò chuyện với hai nhà đồng sáng lập Gerald Baldwin và Gordon Bowker. Một thời gian sau, Schultz gia nhập Starbucks với vị trí giám đốc phụ trách bán lẻ và tiếp thị. Ông thành công đưa một thương hiệu chỉ có vài cửa hàng nhỏ thành một trong những tập đoàn cà phê lớn nhất thế giới, có hàng nghìn chi nhánh trên toàn cầu.
Chang Do Won (sinh năm 1954) sinh ra và lớn lên tại Myungdong, Seoul, Hàn Quốc. Để có tiền trang trải cuộc sống, Do Won làm đủ mọi công việc từ rửa bát tại các nhà hàng, nhân viên bơm xăng, lau dọn văn phòng... Năm 1981, ông cùng vợ là Chang Jin Sook di cư từ Hàn Quốc đến Los Angeles (Mỹ) để tìm cơ hội mới. Thiếu tiền, không được giáo dục chính quy, trình độ tiếng Anh "bập bẹ", họ gặp khá nhiều khó khăn ban đầu.
Cả hai mở một cửa hàng quần áo rộng 900 m2 tên là Fashion 21 (tiền thân của Forever 21). Sau đó, họ gây dựng nó trở thành thương hiệu thời trang nhanh hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, vào năm 2019, Won và Chang nộp đơn xin bảo hộ phá sản do điều kiện kinh doanh thay đổi, thua lỗ nặng. Hiện tổng giá trị tài sản ròng của đôi vợ chồng đã giảm xuống còn 1,6 tỷ USD, theo SCMP.
Francois Pinault (sinh năm 1936, Pháp) từng bỏ học khi bị bạn học trêu chọc, chế giễu vì xuất thân trong gia đình nghèo. Sau đó, ông tiếp quản công việc buôn bán gỗ của gia đình. Pinault tận dụng khả năng kinh doanh nhạy bén để vay tiền ngân hàng, tích cóp và mua lại các công ty buôn gỗ nhỏ hơn.
Những năm 2000, ông chú ý đến ngành hàng xa xỉ và mua lại 42% cổ phần của hãng thời trang Gucci với giá 3 tỷ USD. Theo cách làm đó, gia đình ông sở hữu nhiều thương hiệu cao cấp như Stella McCartney, Alexander McQueen và Yves Saint Laurent. Từng là người giàu nhất nước Pháp, tổng giá trị tài sản của Pinault ước tính lên đến 45,6 tỷ USD.
Chủ tịch Trung Quốc viết thư gửi 'ông trùm' Starbucks Hiếm khi viết thư cho doanh nhân nước ngoài, nhưng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã viết thư cho "ông trùm" đế chế cà phê Starbucks Howard Schultz. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và tỷ phú Howard Schultz. Ảnh: Reuters Truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin ngày 14/1, phản hồi bức thư trước đó của tỷ phú...