Hot mom Trang Lou chia sẻ 6 điều cần làm khi mang bầu, trong đó có điều thường bị xem nhẹ nhưng để lại hậu quả nặng nề
Phạm Thu Trang ( Trang Lou) đã chia sẻ rất nhiều tips bổ ích khi mang bầu bé Xoài đến các mẹ. Những điều này rất đơn giản nhưng nhiều người thường hay xem nhẹ.
Nhắc đến hot mom xinh đẹp, đa tài, giàu có, phong cách thời trang luôn dẫn dầu xu hướng thì không thể không có Trang Lou. Bên cạnh những yếu tố đó, lý do bà mẹ sinh năm 1995 này trở thành hot mom top 1 đình đám chính là nhờ kiến thức từ lúc mang bầu đến hiện tại.
Tổ ấm hạnh phúc của Trang Lou bên cạnh Tùng Sơn và bé Xoài.
Mới đây, Trang Lou đã bật mí cho các bà bầu một số tips bổ ích trong quá trình mang thai.
1. Vấn đề rạn da
Rạn da là hiện tượng xuất hiện nhiều ở phụ nữ khi mang bầu khó ai tránh khỏi. Thường sẽ bị rạn ở phần bụng, ngực, mông do quá trình mang bầu sẽ khiến cơ địa của mẹ phì ra. Mẹ Xoài cũng giống như nhiều bà mẹ khác, sử dụng kem bôi chống rạn hoặc dầu trị rạn từ tháng thai kỳ thứ 2. Tuy nhiên, cô đã mắc phải sai lầm khi chủ quan dừng bôi vì lười.
Hiện tượng rạn da rất phổ biến ở các bà bầu kể từ tháng thai kỳ thứ 2.
Trang Lou chia sẻ: “Mình bôi kem, dầu trị rạn từ tháng thứ 2 khi mang bầu, bôi đều đặn 2 lần/ngày. Nhưng sau đó mình đột nhiên dừng bôi mấy ngày vì lười. Chỉ khoảng 1-2 ngày sau khi dừng bôi, bụng mình đã xuất hiện 2 vết rạn. Sau đó, tiếp tục bôi kem cũng mờ đi thôi chứ không thể hết hẳn. Các mẹ nên lưu ý phải bôi kem kiên trì, đều đặn ở cả phần bụng, ngực, mông”.
2. Việc ăn uống khi mang bầu
Theo như bác sĩ cũng như kinh nghiệm của Trang Lou, mẹ cần chọn ăn những chất vào con như: chất đạm, chất xơ, vi chất; tránh những chất như tinh bột và đường vì sẽ khiến mẹ béo phì mà con không có chất. Không những thế, hấp thụ quá nhiều đường và tinh bột còn là nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ cho bà bầu.
Việc thai to hay nhỏ còn phụ thuộc vào quá trình trao đổi chất giữa mẹ và bé. Các mẹ cần kiểm soát cân nặng của mình một cách tối đa, tránh việc thừa cân mà ảnh hưởng đến quá trình sinh con.
Với vóc dáng nhỏ nhắn, mẹ Xoài được bác sĩ khuyên nên sinh em bé chỉ ở mức 3kg.
Không nhất thiết bé phải có số cân nặng lớn mới là thai đảm bảo. Cân nặng lý tưởng của bé cũng tùy thuộc vào cơ thể mẹ, không ai giống ai. Trường hợp của Trang Lou, bác sĩ chỉ khuyên bé có cân nặng 3-3.2kg khi sinh vì vóc dáng mẹ nhỏ nhắn. Điều này sẽ thuận lợi hơn trong quá trình sinh nở, an toàn cho cả mẹ và con.
Về vấn đề thực phẩm, các mẹ cũng phải tìm hiểu kỹ trước khi ăn và chọn cho mình chế độ ăn uống phù hợp nhất.
3. Thực hiện xét nghiệm (test), siêu âm định kỳ
Video đang HOT
Có nhiều bài test cho các mẹ thực hiện:Double Test, Triple Test, Siêu âm.
Cả hai xét nghiệm Double Test và Triple Test đều được thực hiện ở phụ nữ mang thai, nhằm mục đích sàng lọc nguy cơ xuất hiện các dị tật mang tính di truyền ở thai nhi.
Cả hai đều không mang tính khẳng định mà chỉ phát hiện những bất thường trong di truyền và cho thấy nguy cơ mắc dị tật là cao hay thấp. Nguy cơ cao không có nghĩa là thai nhi chắc chắn sẽ mắc dị tật, ngược lại nguy cơ thấp cũng không khẳng định thai nhi là hoàn toàn bình thường.
Bên cạnh đó, khi kết quả xét nghiệm Double Test và Triple Test là dương tính (nguy cơ dị tật cao) thì bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm chọc ối. Điều này có thể giúp bác sĩ biết chính xác thai nhi có mắc hội chứng Down hay không.
Các mẹ nên theo một bác sĩ cố định trong quá trình mang bầu để có được kết quả chính xác nhất. Ngoài ra, các bà bầu cũng tránh những lo lắng không cần thiết khi làm xét nghiệm, siêu âm.
4. Chăm sóc da và trang điểm
Các mẹ vẫn có thể chăm sóc da trong quá trình mang bầu bình thường. Lưu ý là không được sử dụng những sản phẩm đặc trị như trị mụn, trị nám,… vì nó chứa những thành phần nguy hiểm đến thai nhi. Chỉ nên dùng các loại chăm sóc dưỡng ẩm da nhẹ nhàng.
Bạn phải “soi” loại dưỡng da đó không được chứa list thành phần sau:
Khi mang thai không được sử dụng mỹ phẩm có các chất này.
Về cái loại mỹ phẩm make up, các mẹ không nên dùng loại chứa chì. Trang Lou chia sẻ: “Hồi mang bầu Xoài, mình đã chọn một loại son không chứa chì để dùng. Trước khi ăn, mình phải chùi sạch son rồi ăn để tránh son đi vào đường ruột theo thức ăn. Các mẹ cũng nên làm theo cách này”.
5- Bổ sung dinh dưỡng
Bà bầu cần phải hỏi qua ý kiến bác sĩ về vấn đề vitamin và thuốc bổ sung chất vì mỗi người mỗi khác.
“Khi mang bầu Xoài thì mình được mách cho uống 1 loại vitamin nhưng khi gặp bác sĩ lại kê cho mình những loại thuốc khác. Mình đã hỏi bác sĩ, mình đã uống loại vitamin này rồi thì bác sĩ sẽ lược bớt đi thành phần đã có trong phần mình uống rồi. Các mẹ muốn bổ sung Sắt hay DHA thì cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ. Nên cẩn trọng với bất cứ thứ gì đưa vào người mình khi đang mang bầu” – Trang Lou chia sẻ.
Vì cơ địa, khả năng hấp thụ và trao đổi chất không ai giống ai nên mẹ bầu luôn phải làm theo chỉ định của bác sĩ, không nên nghe người khác.
6- Nên đọc sách
Các mẹ bầu nên mua những quyển sách đọc để thư giãn, bổ sung được nhiều thông tin, kiến thức cho mình. Ngoài sách về quá trình mang bầu thì các mẹ nên tìm hiểu những cuốn sách nuôi con. Sau khi sinh thì “cuộc chiến bỉm sữa” mới thực sự đến với các mẹ.
Theo Helino
Suýt mất mạng khi sinh, sản phụ kể lại biến chứng kinh hoàng mẹ bầu sinh mổ không nên chủ quan
Trải qua lần sinh nở thập tử nhất sinh, bà mẹ người Singapore quyết định chia sẻ lại câu chuyện của mình để các mẹ bầu khác nâng cao cảnh giác về một biến chứng nguy hiểm khi sinh con.
Ngày dự sinh của cô Siti Yunos là vào tháng 9, nhưng mọi thứ bất ngờ thay đổi khi bác sĩ phát hiện cô bị nhau tiền đạo. Hôm 22/8, Yunos đã sinh hạ bé trai Muhamad Adil, nặng 2,07kg và hoàn toàn khỏe mạnh. Nhưng cô vẫn quyết định chia sẻ câu chuyện của mình như một lời nhắc nhở dành cho những bà bầu khác.
Nguy hiểm đe dọa tính mạng khi bị nhau tiền đạo
Yunos kể: "Cả hai lần sinh trước của tôi đều là sinh mổ. Gần đây, tôi mới biết rằng, nếu bạn đã sinh mổ 2 lần liên tiếp thì khả năng cao tới lần mang thai thứ 3, bạn sẽ bị nhau tiền đạo. Vì vậy, tôi rất muốn giúp nâng cao nhận thức của mọi người về chứng nhau tiền đạo ở sản phụ".
Cô cho biết: "Tôi đã nhiều lần bị chảy máu trong tam cá nguyệt thứ nhất. Nhưng ngay cả lúc đó, bác sĩ vẫn không phát hiện tôi bị nhau tiền đạo dù tôi luôn hoàn tất các buổi khám thai, siêu âm định kỳ".
Cô Yunos sinh mổ 2 lần và đến lần mang thai thứ 3 cô bị nhau tiền đạo.
Theo Mayo Clinic (trung tâm y tế học thuật phi lợi nhuận của Mỹ): "Chảy máu âm đạo có màu đỏ tươi mà không gây đau trong nửa thứ hai của thai kỳ là dấu hiệu chính của nhau tiền đạo". Một số sản phụ còn xuất hiện cơn gò cùng với hiện tượng ra máu.
Với Yunos, cô được xác nhận bị nhau tiền đạo khi mang thai 20 tuần. Thời điểm này, Yunos đi siêu âm giữa thai kỳ theo lịch. "Phần tồi tệ nhất là, ngay khi biết về chẩn đoán nhau tiền đạo của tôi, vị bác sĩ từng giúp tôi sinh bé thứ hai lại từ chối thực hiện ca sinh nở thứ ba này. Bởi nhau tiền đạo cực kỳ nghiêm trọng, chỉ xảy ra với 1/200 phụ nữ".
Điều đáng nói là Yunos còn bị nhau tiền đạo hoàn toàn, nghĩa là nhau thai che kín cổ tử cung. Cô kể: "Vậy là ở tuần thai thứ 20, tôi phải tìm kiếm một bác sĩ sản khoa chuyên về các ca mang thai nguy cơ cao".
Kể từ tháng 6 trở đi, Yunos buộc phải nghỉ làm bởi cô gặp khó khăn trong việc đi lại . "Vào tháng 7, khi tôi mang thai được 30 tuần, tình trạng xuất huyết nghiêm trọng buộc tôi phải nhập viện ở Mount Elizabeth". Hai tuần sau, cảm nhận được máu đã ngừng ra, Yunos năn nỉ bác sĩ cho phép mình xuất viện, nhưng cô đã lầm.
Yunos đã phải truyền tổng cộng tất cả 7 túi máu.
Biến chứng khi sinh và ca sinh mổ kéo dài từ 8h sáng đến 3 rưỡi chiều
Người mẹ 3 con nhớ lại: "Ở tuần thai 32, tôi lại ra máu lần nữa. Rốt cuộc, tôi phải gọi xe cứu thương lúc 1 giờ sáng và tới gấp Bệnh viện KK".
Cuối cùng, em bé đã chào đời vào 22/8 ở tuần thai thứ 34 bằng phương pháp mổ sinh. "Tôi là một trong những ca phẫu thuật lớn nhất ngày hôm đó ở bệnh viện. Kế hoạch mổ sinh đã được lên sẵn và bác sĩ phẫu thuật từ Bệnh viện Tan Tock Seng cũng tham gia. Còn có sự góp mặt của nhóm chuyên gia xử lý những trường hợp nguy cơ cao của Bệnh viện KK nữa".
Bên cạnh nhau tiền đạo, Yunos còn bị nhau cài răng lược. Tình trạng này xảy ra khi các mạch máu và các bộ phận khác của nhau thai phát triển sâu vào thành tử cung. Thông thường, nhau thai tự tách khỏi thành tử cung sau sinh, nhưng với nhau cài răng lược, một phần hoặc toàn bộ nhau thai vẫn dính chặt vào tử cung, gây mất máu nghiêm trọng sau sinh. Điều này cũng đồng nghĩa với việc sẽ phải truyền máu nhiều lần trong quá trình thực hiện ca mổ sinh. Do nguy cơ đe dọa tính mạng sản phụ nên một số trường hợp, bác sĩ sẽ phải tiến hành cắt bỏ tử cung để kiểm soát việc chảy máu.
Bé Muhamad Adil chào đời khỏe mạnh với cân nặng 2,07kg.
Yunos cho biết: "Tôi đã rất may mắn khi không cần phải giải quyết tổn hại ở bàng quang bởi nhau thai của tôi cũng xâm lấn cả bàng quang".
Riêng về việc truyền máu, bác sĩ đã chuẩn bị sẵn 4-5 túi máu nhưng rốt cuộc Yunos cần tới 7 túi. "Tôi vào phòng mổ lúc 8 giờ sáng và ca phẫu thuật kết thúc lúc 3h30 chiều. Tôi vẫn phải nằm trong khoa chăm sóc đặc biệt 1 ngày".
Tới thời điểm này, Siti Yunos đang hồi phục tốt. Tuy nhiên, cô vẫn còn rất yếu do liên tục phải nằm giường. Hiện tại, một bác sĩ vật lý trị liệu đang giúp cô hồi phục khả năng đi lại bình thường.
Sản phụ nào dễ bị nhau tiền đạo?
Nhau tiền đạo được xem là phổ biến hơn với những phụ nữ:
- Bị nhau tiền đạo trong một lần mang thai trước.
- Từng sinh mổ (số lần sinh mổ càng nhiều thì nguy cơ nhau tiền đạo càng cao).
- Từng thực hiện một dạng phẫu thuật tử cung khác.
- Mang nhiều hơn 1 thai.
- Từ 35 tuổi trở lên.
- Có thói quen hút thuốc lá.
- Có thói quen sử dụng cocaine.
Lời khuyên dành cho các bà mẹ khác
Theo Yunos, trong trường hợp bạn nhiều lần sinh mổ, hãy chắc chắn đã kiểm tra nguy cơ nhau tiền đạo.
Ngoài ra, hãy đọc thật nhiều, tìm hiểu thật nhiều về bệnh lý này. Các mẹ rất dễ xem nhẹ hay bỏ qua nhau tiền đạo, nhưng thực tế, nhau tiền đạo là bệnh lý tiềm ẩn rủi ro rất cao với mẹ và bé.
Nhau thai là cơ quan phát triển bên trong tử cung người phụ nữ trong thai kỳ. Nó đảm nhận cung cấp oxy và dưỡng chất cho thai nhi cũng như loại bỏ chất thải của bé. Nhau thai kết nối với thai nhi qua dây rốn. Trong phần lớn trường hợp mang thai, nhau thai bám vào tử cung ở phía trên hoặc bên cạnh.
Nhau thai tiền đạo xảy ra khi nhau thai nằm ở vị trí thấp bất thường trong tử cung, che phủ một phần hoặc toàn bộ cổ tử cung vốn là cổng ra của tử cung. Với các sản phụ sinh thường qua đường âm đạo, em bé từ tử cung đi vào cổ tử cung và xuyên qua đường dẫn sinh (birth canal).
Với sản phụ bị nhau tiền đạo, khi cổ tử cung mở ra trong quá trình chuyển dạ, nó có thể làm rách các mạnh máu nối nhau thai với tử cung. Hậu quả là chảy máu và khiến cả mẹ lẫn bé đối mặt với nguy hiểm. Nhau tiền đạo có thể gây chảy máu nghiêm trọng trong quá trình mang thai và sinh nở.
Nguồn: Parent
Theo Helino
3 lần sảy thai liên tiếp, người mẹ trẻ mất hết hi vọng thì điều kỳ diệu bất ngờ xảy ra Trong 2 năm, bà mẹ trẻ 28 tuổi đã phải đối mặt với 3 lần sảy thai liên tiếp. Điều đó khiến cô từng nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ có con được nữa. Vượt qua nỗi đau của nhiều lần sảy thai liên tiếp mà không rõ nguyên do, Dayna Childress, 28 tuổi (Mỹ) cuối cùng đã được hưởng trọn niềm...