“Hot girl gặt lúa” lại gây thương nhớ với hình ảnh thôn nữ
Cấy, gặt, tát nước, be bờ… không việc đồng áng nào cô nhân viên ngân hàng xinh đẹp không biết làm.
Tháng 6/2016, hình ảnh một cô gái thôn quê xinh đẹp, mặc quần áo lao động, tay ôm bó lúa, nở nụ cười rạng rỡ giữa cái nắng chói chang thu hút sự chú ý đặc biệt của dân mạng. Đó là Trần Thị Tâm (sinh năm 1993, quê Phú Bình, Thái Nguyên).
Tâm hiện là kế toán cho một ngân hàng ở tỉnh Thái Nguyên. Trong bộ đồng phục sơ mi trắng, váy ngắn, giày cao gót của nhân viên ngân hàng, cô gái cao 1m70 xinh đẹp không kém hot girl.
Thế nhưng, điều khiến mọi người chú ý hơn cả là là hình ảnh “chân lấm tay bùn”, miệng cười rạng rỡ của 9X Thái Nguyên.
Trần Tâm chia sẻ, cấy, gặt, tát nước, be bờ… vẫn là những công việc cô thường xuyên làm giúp bố mẹ vào cuối tuần. Vốn sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn nên cô thành thục tất cả công việc đồng áng.
Mới đây, “hot girl gặt lúa” lại vừa thực hiện một bộ ảnh hóa thân thành thôn nữ chân chất, chịu dàng khiến người nhìn phải “thương nhớ”. Thay vì má phấn môi son, diện đồ gợi cảm, chụp ảnh ở nơi sang trọng, Thanh Tâm lại trang điểm nhẹ nhàng, mặc áo nâu, quần lái đen, tạo dáng giữa vùng quê đang sắp bước vào mùa gặt.
Thanh Tâm xinh đẹp trong bộ đồng phục nhân viên ngân hàng
Bộ ảnh được thực hiện ở cánh đồng cạnh nhà Thanh Tâm, nơi cô vẫn chăn bò, cắt cỏ từ nhỏ. Thanh Tâm muốn lưu giữ hình ảnh một cô gái thôn quê, mộc mạc, giản dị.
“Mình không thích hình ảnh quá hiện đại, gợi cảm mà chỉ muốn giữ lại vẻ thật thà, chân chất của một cô gái sinh ra từ vùng nông thôn”, Thanh Tâm chia sẻ.
Kể từ khi “nổi bất thình lình” nhờ bức hình gặt lúa, cuộc sống của 9X Thái Nguyên có nhiều thay đổi. Cô thường được mọi người gọi là “hot girl nông thôn”, “hot girl gặt lúa”.
Video đang HOT
Tuy vậy, cô cũng bị “bàn ra tán vào” một vài lời không hay như thích “sống ảo”, muốn nổi tiếng để cưa cẩm đại gia…
“Họ bàn tán sau lưng thế nào mình biết hết nhưng không để tâm. Dẫu sao, mình cũng không sống nhờ vào mấy danh xưng ảo đó”, Tâm nói.
“Hot girl gặt lúa” hình đẹp trong bộ ảnh thôn nữ
Ăn vận giản dị tạo dáng giữa cánh đồng
Cô gái vùng chè mộc mạc và xinh đẹp
Dù là nhân viên văn phòng nhưng Thanh Tâm vẫn tranh thủ giúp mẹ việc đồng áng
Mọi công việc đồng áng cô đều thành thục
Thanh Tâm quan niệm: “Bố mẹ đã vất cả đời rồi, mình còn trẻ, đỡ được việc nào mẹ nhàn việc đó”
Cô cho hay, mình làm công việc chân tay từ nhỏ nên đã “quen sức”
Vẻ chân chất, mộc mạc của cô gái nông thôn
Thanh Tâm “lột xác” xinh đẹp khi đến văn phòng
Hình ảnh đời thường của “hot girl gặt lúa”
Theo Danviet
Các chị buồn cười thật, sao phải sửng cồ khi người ta thương mẹ phê phán vợ!
Các chị buồn cười thật, lẽ dĩ con trai thì phải bênh mẹ rồi! Điều này có thể chấp nhận được, việc gì các chị phải xồn xồn lên thế?
Tôi đã đọc bài viết: "Mẹ chỉ có một, còn vợ... không người này thì người khác" . Thực sự thì tôi không hiểu sao các chị lại trách móc tác giả nhiều như vậy? Các chị hãy đặt mình vào hoàn cảnh của tác giả đi đã rồi hãy xem có nên mắng người ta như thế.
Hãy tưởng tượng nếu người bị "ngược đãi" đó là mẹ đẻ các chị, sống cùng vợ chồng anh trai. Nếu các chị biết được mẹ mình phải "ngậm đắng nuốt cay", sống trong nước mắt vì bị chị dâu các chị đối xử: Đến giờ cơm thì chẳng có cơm, quần áo thay ra thì bị bắt vò riêng, lỡ chân đi dép vào nhà thì bị nói,... các chị có thấy chạnh lòng, đau đớn không? Hay ở đây toàn mẹ bỉm sữa nên bênh vực cho nhau, tâm trí luôn bị ám ảnh rằng mẹ chồng là người ghê gớm nên lúc nào cũng ý thức mẹ chồng là người sai?
Tôi dám chắc rằng nếu đấy mà là mẹ đẻ các chị, và chẳng may cái thông tin mẹ các chị bị con dâu đối xử bất công thì các chị sẽ lồng lộn lên MXH bêu riếu, chửi bới, mắng mỏ, nguyền rủa chị dâu mình chứ kể.
Các chị buồn cười thật, lẽ dĩ con trai thì phải thương và bênh mẹ rồi! Điều này có thể chấp nhận được, việc gì các chị phải xồn xồn lên thế? Mẹ là người sinh ra mình, nuôi mình lớn lên, tại sao không bênh mẹ?
Nếu biết cách sống, hết lòng vì gia đình chồng thì chồng nào dám đối xử bạc bẽo? (Ảnh minh họa)
Còn vợ, quan trọng thật, nhưng nếu biết cách sống, hết lòng vì gia đình chồng thì chồng nào dám đối xử bạc bẽo? Tôi tin rằng "gái có công chẳng chồng nào phụ". Có thể anh Khiêm diễn đạt không gãy góc và không nói được hết chuyện trong nhà nên các chị chỉ thấy bóng hình vợ anh Khiêm giống như một cô giúp việc, chịu cảnh chồng đàn áp trong nhà. Nhưng nếu vợ anh ấy mà biết điều, biết cách sống thì chắc gì anh ấy đã bực tức, bất bình đến mức muốn đánh, muốn li dị vợ?
Huống chi đàn ông xây nhà, đàn bà vun vén tổ ấm. Các chị đều trách anh chồng là mẹ anh sao anh không chăm đi, cứ bắt vợ hầu! Tại sao lại phải đi so sánh tôi làm thế này rồi thì anh phải làm thế kia cho công bằng? Việc nhà lặt vặt mà cứ tị nạnh nhau với chồng thì có nực cười không? Tôi không tán đồng những ý kiến cho rằng anh Khiêm chỉ biết than thở vợ quá đáng, biến vợ thành, osin không giúp đỡ vợ... Tôi cho rằng anh ấy đang cần những lời khuyên thỏa đáng để cải thiện mối quan hệ gia đình.
Người đàn ông là trụ cột trong gia đình, không thể quan tâm sát sao được như người vợ. Hơn thế, mẹ anh cũng là phụ nữ, có những việc chỉ tiện phụ nữ chăm sóc, quan tâm đến nhau. Nếu cảm thấy nặng nề thì có thể nói với chồng. Cớ sao lại thể hiện thái độ nặng nề với người già cả, bệnh tật. Đàn ông bây giờ cầm chổi quét nhà, khom lưng giặt giẻ lau nhà tôi thấy cũng nhiều nhưng chẳng bao giờ thấy họ ngồi kể vach vách các việc đó ra như các chị. Khó chiều các chị thật.
Mà anh ấy cũng chỉ yêu cầu cô vợ yêu thương, quan tâm tới mẹ chồng một chút, làm gì cũng phải đến nơi đến chốn. Chứ nào bắt cái gì quá đáng đâu. Trước khi lấy chồng, các chị chẳng leo lẻo mẹ nào chẳng là mẹ, nhưng rõ ràng các chị luôn phân biệt mẹ chồng với mẹ đẻ. Chính cái tư tưởng này khiến các chị luôn đứng đối lập với mẹ chồng.
Các chị đã thành tâm coi mẹ chồng là mẹ đẻ để cung phụng chưa? (Ảnh minh họa)
Mẹ anh ấy mới lên 3 tháng, còn khỏe mạnh, chứ nếu ốm đau nằm một chỗ thì nỗi lo lắng của anh ấy đúng quá còn gì. Các chị nhanh tay nhanh miệng chê bai người ta, sao không nghĩ đến việc nếu người vợ khéo léo hơn thì đâu đến nỗi này. Mà các chị có nghĩ con cái nhìn thấy mẹ mình đối xử với bà nội như thế, sau này nó sẽ đối xử với các chị như thế nào không?
Ai cũng có mẹ, giờ các chị đi làm dâu nhà khác, thì sẽ có người khác đến làm dâu nhà các chị. Các chị có đối xử với bố mẹ chồng thật lòng, có tốt, có chu đáo, thì các chị mới có quyền nói chị em dâu của các chị.
Tôi nghĩ rằng là con dâu, ai chẳng bất mãn với mẹ chồng, dù nhiều hay ít, nhưng cái chính là phải khéo léo dung hòa, để mẹ chồng không cảm thấy bị hắt hủi, bị con dâu coi thường. Các chị làm được thế, chồng cũng nở mày nở mặt với thiên hạ và cảm kích các chị vô cùng.
Các cụ già rồi, sống thời đại trước nên nhiều thứ khác chúng ta, có thể không quen phong cách của thế hệ mới, nên có những việc mất lòng con dâu. Nếu các chị thật lòng yêu thương mẹ chồng, thì sẽ thông cảm được cho các cụ, cũng không làm chồng mình phải bực bội đến mức đó. Các chị đã thành tâm coi mẹ chồng là mẹ đẻ để cung phụng chưa? Đây là ý kiến cá nhân của tôi. Chị nào không đồng ý, cứ việc phản pháo, tôi chấp nhận bị ném đá.
Theo Trí thức trẻ
Các chị buồn cười thật, lẽ dĩ con trai thì phải bênh mẹ rồi! Các chị buồn cười thật, lẽ dĩ con trai thì phải bênh mẹ rồi! Điều này có thể chấp nhận được, việc gì các chị phải xồn xồn lên thế? Nếu biết cách sống, hết lòng vì gia đình chồng thì chồng nào dám đối xử bạc bẽo? (Ảnh minh họa) Tôi đã đọc bài viết của anh Khiêm: "Mẹ chỉ có một,...