Hợp tác thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư giữa doanh nghiệp Việt Nam và Malaysia
Ngày 23/9, Thương vụ Việt Nam tại Malaysia và Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Malaysia ( VMBIZ) đã ký Biên bản ghi nhớ tăng cường hợp tác nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư giữa doanh nghiệp hai nước Việt Nam và Malaysia với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn cũng như doanh nghiệp Malaysia.
Tham tán Thương mại Phạm Quốc Anh (hàng trước, bên phải) và Chủ tịch VMBIZ Ngô Sỹ Tuyên (hàng trước, bên trái) trao đổi Biên bản ghi nhớ. Ảnh: Hà Ngọc/TTXVN
Phát biểu tại lễ ký kết, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Malaysia Phạm Quốc Anh cho rằng trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tác động tiêu cực tới các hoạt động kinh tế xã hội, việc tăng cường hợp tác để mở rộng thị trường và thu hút đầu tư đóng vai trò hết sức quan trọng. Đặc biệt trong bối cảnh 8 tháng đầu năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với Malaysia giảm tới 15,1% so với cùng kỳ năm ngoái và dự báo sẽ còn gặp nhiều khó khăn trong những tháng cuối năm do tình hình dịch bệnh tại Malaysia diễn biến phức tạp, khó lường.
Theo ông Phạm Quốc Anh, thông qua sự hợp tác này, Thương vụ sẽ hỗ trợ tốt hơn cho VMBIZ tăng cường năng lực, mở rộng quan hệ với các hiệp hội doanh nghiệp, doanh nhân Malaysia và Việt Nam, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy quan hệ thương mại va đầu tư giữa hai nước.
Chủ tịch VMBIZ Ngô Sỹ Tuyên mong muốn Thương vụ tăng cường hỗ trợ cung cấp thông tin cho VMBIZ về nhu cầu xuất nhập khẩu của doanh nghiệp hai nước, thông tin về danh sách các doanh nghiệp xuất khẩu có uy tín của Việt Nam cho VMBIZ. Về phần mình, VMBIZ cam kết sẽ hỗ trợ Thương vụ triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư, tìm kiếm đối tác, phát triển thị trường.
Video đang HOT
Đại sứ Việt Nam tại Malaysia Lê Quý Quỳnh (thứ 2 từ phải sang) trao đổi cùng một số doanh nghiệp Malaysia. Ảnh: Hà Ngọc/TTXVN
Đại sứ Việt Nam tại Malaysia Lê Quý Quỳnh đánh giá cao việc Thương vụ Việt Nam tại Malaysia và VMBIZ ký Biên bản ghi nhớ tăng cường hợp tác, nhấn mạnh kinh tế thương mại và đầu tư là một trong những kênh quan trọng thúc đẩy quan hệ hai nước. Sau khi ký kết, Thương vụ và VMBIZ cần nhanh chóng xây dựng bộ phận chuyên trách, tăng cường gặp gỡ, trao đổi thông tin để điều phối các hoạt động chung, bao gồm đưa hàng Việt Nam chất lượng cao vào thị trường Malaysia, tổ chức các hoạt động kết nối, học hỏi kinh nghiệm với các hội ngành nghề và doanh nghiệp Malaysia.
Sau lễ ký kết, nhiều doanh nghiệp Việt Nam và Malaysia đã gặp gỡ trao đổi thông tin cũng như tìm kiếm cơ hội hợp tác.
Trái phiếu doanh nghiệp: Sẽ 'nóng' trong quý III, hạ nhiệt trong quý IV
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp quý III/2020 có thể tăng "nóng", nhưng sẽ hạ nhiệt trong quý IV/2020. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp chạy đua phát hành trước ngày Nghị định 81/2020/NĐ-CP có hiệu lực. Tuy nhiên, sau 1/9, thị trường sẽ hạ nhiệt, do điều kiện phát hành sẽ cao hơn.
Quy mô phát hành trái phiếu doanh nghiệp tăng vọt
Báo cáo thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) của SSI Research cho biết, tổng khối lượng TPDN phát hành trong nửa đầu năm 2020 là 171,5 nghìn tỷ đồng, tăng 61,3% so với 6 tháng 2019 - bỏ xa mức tăng trưởng 37% trong năm 2019.
Trong đó, chỉ có 10 nghìn tỷ đồng (chiếm 5,8% tổng lượng phát hành) của Tập đoàn Masan là phát hành ra công chúng, còn lại 94,2% là phát hành riêng lẻ của 133 doanh nghiệp và được chia thành 826 đợt. Quy mô thị trường TPDN tăng khoảng 15,6% so với cuối năm 2019, lên mức 791 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 12,9% GDP.
Trong nửa đầu năm 2020, nhà đầu tư cá nhân mua 23 nghìn tỷ đồng, tương đương 13,4% tổng lượng phát hành toàn thị trường và bằng 79% lượng mua của nhà đầu tư cá nhân cả năm 2019. Trong đó, nhà đầu tư cá nhân mua 14,54 nghìn đồng trái phiếu bất động sản (chiếm 63%), 5.325 tỷ đồng trái phiếu ngân hàng (23%), 1.726 tỷ đồng trái phiếu Masan (chiếm 7,5%), còn lại là các doanh nghiệp khác.
Báo cáo cho biết thêm, Việt Nam cùng với Trung Quốc, Malaysia là những nước châu Á có thị trường TPDN tăng trưởng mạnh nhất. Hiện tại, quy mô thị trường TPDN tính trên GDP của Việt Nam đã bỏ xa Indonesia, vượt qua Philippines nhưng vẫn còn cách khá xa mức 23% GDP của Thái Lan; 33 - 35% GDP của Trung Quốc, Singapore; 50,9% GDP của Malaysia và 80% GDP của Hàn Quốc (theo ADB).
So với các kênh huy động vốn khác tại Việt Nam, kênh TPDN vẫn có quy mô khá khiêm tốn. Nền kinh tế vẫn dựa nhiều vào tín dụng ngân hàng, tổng quy mô tín dụng tại 30/6/2020 là 8,48 triệu tỷ đồng, tương đương 138,5% GDP và gấp 10,75 lần kênh trái phiếu doanh nghiệp.
Các chuyên gia của SSI Research cho rằng, sự phát triển của thị trường trái phiếu nói chung và thị trường TPDN nói riêng là tất yếu để tạo sự cân bằng và nâng cao chất lượng thị trường tài chính Việt Nam. Tuy nhiên, mức tăng trưởng quá nóng giai đoạn gần đây tiềm ẩn nhiều rủi ro với sự bền vững của thị trường. Từ đầu năm đến nay, Bộ Tài chính đã liên tục phát đi cảnh báo với thị trường, lấy ý kiến thị trường và đã chính thức ban hành Nghị định 81/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 163/2018/NĐCP.
Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp phát hành giảm
Theo số liệu từ SSI Research, tính bình quân toàn thị trường, lãi suất TPDN phát hành trong quý II/2020 là 8,89%/năm, giảm -151 điểm cơ bản (bps) so với quý trước, dù kỳ hạn phát hành bình quân là 3,71 năm - cao hơn mức 3,64 năm của quý I/2020. Trái phiếu các ngân hàng thương mại có lãi suất bình quân thấp hơn hẳn (chỉ 6,7%/năm) nên sự gia tăng phát hành của nhóm này đã kéo lãi suất bình quân toàn thị trường trong quý II giảm mạnh so với quý I/2020.
Nếu loại trừ các trái phiếu ngân hàng, lãi suất bình quân quý II/2020 là 10,27%, giảm -14bps so với quý I/2020 và về mức tương đương với nửa cuối năm 2019. Diễn biến này phù hợp với xu hướng giảm từ 0,5% đến 2%/năm của lãi suất tiền gửi và cho vay của các ngân hàng thương mại trong quý II/2020.
Nhóm có lãi suất bình quân cao nhất là nhóm phát triển hạ tầng (11%/năm) gồm các trái phiếu 1 - 3 năm của CII và C4G. Nhóm năng lượng và khoáng sản có lãi suất cao thứ 2 (10,5%/năm) tương ứng với kỳ hạn bình quân dài (6,7 năm). Mức lãi suất cao nhất thị trường sơ cấp trong nửa đầu năm là 13,3%/năm thuộc về 1.598 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 18 - 30 tháng của Công ty CP City Garden trong tháng 1/2020.
Trái phiếu doanh nghiệp thứ cấp sẽ vẫn sôi động
Thủ tướng Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định 81/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 163/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/9/2020 với nhiều điểm mới cơ bản.
SSI Research cho hay, Nghị định 81 đưa ra các yêu cầu cao hơn đối với tổ chức phát hành và các đơn vị trung gian khi thực hiện phát hành riêng lẻ nhưng không có quy định mới đối với phía nhà đầu tư. Kể từ 01/01/2021, khi Luật Chứng khoán 2019 có hiệu lực, các đợt phát hành riêng lẻ sẽ chỉ được phân phối đến nhà đầu tư chuyên nghiệp. "Khi đó, Bộ Tài chính có thể sẽ xem xét dỡ bỏ bớt các quy định tại Nghị định 81" - các chuyên gia của SSI Research nhận định.
Dự báo trong tương lai, các chuyên gia của SSI Research cho rằng, thị trường trái phiếu doanh nghiệp quý III/2020 có thể tăng "nóng", nhưng sẽ hạ nhiệt trong quý IV/2020.
"Để chuẩn bị cho sự ra đời của Nghị định 81, Bộ Tài chính đã có dự thảo lấy ý kiến các thành viên thị trường nhiều lần kể từ đầu năm đến nay. Sự gia tăng phát hành mạnh trong quý II/2020 một phần cũng là sự tăng tốc trước khi các điều kiện phát hành bị siết chặt lại. Bởi vậy, các doanh nghiệp có thể sẽ gia tăng mạnh phát hành trước khi Nghị định 81 chính thức có hiệu lực" - SSI Research lý giải.
Ngược lại, theo các chuyên gia SSI Research, sau thời điểm 1/9/2020, các đợt phát hành riêng lẻ sẽ giảm mạnh, các doanh nghiệp có nhu cầu phát hành phần lớn sẽ phải chuyển qua phát hành ra công chúng. Cùng với việc Ngân hàng Nhà nước giãn lộ trình giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung vào dài hạn, kênh tín dụng của các ngân hàng thương mại sẽ trở lại thành kênh tài trợ vốn chính cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản.
Còn trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp thứ cấp, SSI Research dự báo sẽ vẫn rất sôi động. Mức chênh lệch giữa lãi suất trái phiếu doanh nghiệp và lãi suất tiền gửi tiếp tục giãn rộng cùng với kho TPDN lớn do sự tăng trưởng mạnh mẽ quy mô phát hành từ đầu 2019 đến nay, cùng sự tham gia ngày càng tích cực của các ngân hàng và công ty chứng khoán sẽ khiến thị trường TPDN thứ cấp vẫn sôi động trong những tháng cuối năm 2020./.
Đề xuất giảm lãi suất cứu doanh nghiệp giáo dục Chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, các doanh nghiệp giáo dục đều loay hoay tìm cách "cầm cự". Họ đề xuất và hy vọng nhận được hỗ trợ từ chính sách vĩ mô để vượt qua khó khăn. Ảnh minh họa. Nguồn: IT Các doanh nghiệp nói chung cũng mong được giảm thuế giá trị gia tăng để kích thích tiêu dùng, đẩy...