Hợp tác sản xuất cà phê chứng nhận, bán giá cao hơn 8.000 đồng/kg
Nhờ làm tốt vai trò cầu nối giữa nông dân và doanh nghiệp (DN), giữa sản xuất với tiêu thụ nên nhiều tổ hợp tác, hợp tác xã (HTX) tại Đăk Lăk đang góp phần nâng cao chất lượng nông sản, giá trị sản xuất, thu nhập cho nông dân, góp phần tích cực vào quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Năm 2008, một số nông dân tại xã Ea Kiết, huyện Cư M’gar đã liên kết với Công ty Cà phê Đăk Man thành lập Tổ liên kết thương mại Công Bằng Ea Kiết để cùng sản xuất cà phê theo hướng bền vững. Tổ liên kết thương mại này sau đó phát triển thành HTX với gần 100 xã viên, tổng diện tích liên kết cũng tăng lên gần 200ha.
Với việc tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chí về chất lượng, môi trường…, sản phẩm cà phê nhân của HTX được cấp chứng nhận “Thương mại công bằng” (Fairtrade) của Tổ chức quốc tế về dán nhãn thương mại công bằng (FLO). Nhờ đó, sản phẩm cà phê của các xã viên luôn được bán ra cao hơn so với thị trường từ 2,2 – 2,5 triệu đồng/tấn, mỗi hộ thành viên sản xuất từ 2 – 2,5ha cà phê sẽ cho thu nhập tăng thêm từ 15 – 20 triệu đồng/năm.
Ông Trần Thanh Sơn- Phó Giám đốc HTX Công Bằng (xã Ea Kiết, huyện Cư M’Gar, Đăk Lăk) cùng xã viên HTX kiểm tra vườn cà phê. Ảnh: D.H
Tại xã Hòa Đông, huyện Krông Păk, HTX Dịch vụ nông nghiệp Công Bằng Ea Kmát cũng đang giúp hơn 240 hộ dân có thu nhập cao và ổn định bằng việc liên kết với DN tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho các xã viên. Hàng năm, HTX ký hợp đồng với Công ty Cà phê Đăk Man tổ chức cho các hộ xã viên sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn FLO, 4C, UTZ.
Cuối vụ, HTX tổ chức thu mua, sơ chế sản phẩm cho các hộ thành viên và xuất bán cho Công ty Cà phê Đăk Man với mức giá cao hơn giá thị trường cùng thời điểm khoảng 8.000 đồng/kg, mang lại giá trị gia tăng khoảng 30 triệu đồng/ha cà phê đối với tiêu chuẩn FLO. Không chỉ thế, nhờ việc tổ chức sản xuất khoa học, sản lượng cà phê của các xã viên cũng luôn ổn định ở mức cao.
Trong những năm qua, các tổ hợp tác, HTX tương tự đã hình thành, phát triển mạnh tại Đăk Lăk. Theo báo cáo của UBND tỉnh, đến hết năm 2018 toàn tỉnh có khoảng 5.000 tổ hợp tác, với khoảng 60.000 thành viên, lao động; 456 HTX và 3 liên hiệp HTX (trong đó có 253 HTX và 1 liên hiệp HTX nông nghiệp), với vốn hoạt động trung bình khoảng 2,5 tỷ đồng/HTX.
Video đang HOT
Ông Vũ Văn Đông – Phó Giám đốc Sở NNPTNT, Chánh Văn phòng điều phối NTM tỉnh Đăk Lăk, cho biết: “Thực tế cho thấy các tổ hợp tác, HTX trên địa bàn tỉnh đang đi đúng hướng, tạo sự gắn kết giữa nông dân và DN, giữa sản xuất và tiêu thụ, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Do vậy trong thời gian đến, Sở NNPTNT sẽ tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác, trong đó ưu tiên khuyến khích, phát triển các dự án sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh”.
Theo Danviet
Đắk Lắk chọn "đòn bẩy" phát triển sản xuất
Tỉnh Đăk Lăk xác định việc phát triển sản xuất là yếu tố cốt lõi của xây dựng nông thôn mới (NTM). Từ định hướng này, những năm qua Đăk Lăk luôn chú trọng việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp song song với việc xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn hiện đại trong quá trình xây dựng NTM.
Kinh tế tập thể giúp ổn định đầu ra
Năm 2008, một số nông dân tại xã Ea Kiết, huyện Cư M'gar, Đăk Lăk, đã liên kết với Công ty Cà phê Đăk Man thành lập Tổ liên kết thương mại Công Bằng Ea Kiết để cùng sản xuất cà phê theo hướng bền vững. Tổ liên kết thương mại này sau đó phát triển thành hợp tác xã (HTX) với gần 100 xã viên, tổng diện tích liên kết cũng tăng lên gần 200ha.
Với việc tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chí về chất lượng, môi trường... sản phẩm cà phê nhân của HTX được cấp chứng nhận "Thương mại công bằng" (Fairtrade) của Tổ chức quốc tế về dán nhãn Thương mại công bằng (FLO). Nhờ đó, sản phẩm cà phê của các xã viên luôn được bán ra cao hơn so với thị trường từ 2,2 - 2,5 triệu đồng/tấn, mỗi hộ thành viên sản xuất từ 2 - 2,5ha cà phê sẽ có thu nhập tăng thêm từ 15 - 20 triệu đồng/năm.
Nhờ việc liên kết sản xuất, nông sản của nông dân ngày càng được nâng cao giá trị. Ảnh: D.H
"Tỉnh sẽ tiếp tục tập trung chỉ đạo đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM tỉnh; trong đó đặc biệt ưu tiên khuyến khích, phát triển các dự án sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân".
Ông Vũ Văn Đông
Một xã viên của HTX thương mại Công Bằng Ea Kiết cho biết: "Từ khi liên kết sản xuất với doanh nghiệp (DN), cà phê của gia đình luôn được bán cao hơn giá chung của thị trường. Nông dân tham gia mô hình liên kết được hướng dẫn, tập huấn việc sản xuất cà phê an toàn, tiết kiệm và chất lượng nhất. Nhờ thế mà những năm qua, gia đình tôi không còn lo tình trạng thất thường của giá cà phê".
Theo tìm hiểu của chúng tôi, tại Đăk Lăk, những mô hình liên kết tương tự như trên đang phát triển mạnh, giúp nông dân dần thoát khỏi tình trạng thất thường về giá nông sản.
Tại xã Hòa Đông, huyện Krông Pắc, HTX Dịch vụ nông nghiệp Công Bằng Ea Kmát đang giúp hơn 240 hộ dân có thu nhập cao và ổn định bằng việc liên kết với DN tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho các xã viên.
Hàng năm, HTX ký hợp đồng với Công ty Cà phê Đăk Man tổ chức cho các hộ xã viên sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn FLO, 4C, UTZ. Cuối vụ, HTX tổ chức thu mua, sơ chế sản phẩm cho các hộ thành viên và xuất bán cho Công ty Cà phê Đăk Man với mức giá cao hơn giá thị trường cùng thời điểm khoảng 8.000 đồng/kg, mang lại giá trị gia tăng khoảng 30 triệu đồng/ha cà phê tiêu chuẩn FLO. Không chỉ thế, nhờ việc tổ chức sản xuất khoa học, sản lượng cà phê của các xã viên cũng luôn ổn định ở mức cao.
Báo cáo của UBND tỉnh Đăk Lăk cho biết, đến hết năm 2018, toàn tỉnh có khoảng 5.000 tổ hợp tác, với khoảng 60.000 thành viên, lao động; 456 HTX và 3 liên hiệp HTX (trong đó có 253 HTX nông nghiệp và 1 liên hiệp HTX nông nghiệp), với vốn hoạt động trung bình 1 HTX khoảng 2,5 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Tuấn Hà - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Đăk Lăk khẳng định, kinh tế tập thể của tỉnh đang phát triển theo đúng định hướng, có chuyển biến tốt, tạo tiền đề cho việc hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch của tỉnh.
Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi
Ngày 15/9, tại buổi làm việc với UBND tỉnh Đăk Lăk, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng khẳng định việc tỉnh phải tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể, HTX là một hướng đi đúng đắn. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Đăk Lăk chú trọng việc xây dựng thương hiệu các nông sản, sản phẩm khác mà địa phương có thế mạnh thông qua chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Ông Nguyễn Tuấn Hà cho biết, trong sản xuất nông nghiệp, tỉnh đang chú trọng tăng cường ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ. Tỉnh đã thu hút nhiều tổ chức, cá nhân đầu tư mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với quy mô lớn; hình thành các vùng chuyên canh cây ăn trái có múi trái vụ; đẩy mạnh tái canh cà phê kết hợp trồng xen canh các loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao như bơ, sầu riêng... làm tăng hiệu quả trên 1ha đất sản xuất. Kinh tế tập thể từng bước phát triển theo hướng tích cực, quy mô, cơ sở vật chất từng bước được mở rộng, chất lượng sản phẩm và dịch vụ của các HTX ngày càng được nâng cao.
Bên cạnh việc chú trọng nâng cao vị thế của ngành nông nghiệp, tỉnh cũng đang xúc tiến các thủ tục thành lập thêm khu công nghiệp Phú Xuân nhằm kêu gọi các dự án chế biến nông sản.
Ông Vũ Văn Đông - Phó Giám đốc Sở NNPTNT, Chánh Văn phòng điều phối NTM tỉnh Đăk Lăk, cho biết: Với việc xác định lấy phát triển sản xuất làm yếu tố cốt lõi tạo động lực để xây dựng NTM, trong những năm qua, Đăk Lăk luôn chú trọng việc tái cơ cấu nông nghiệp trong quá trình xây dựng NTM. Sở NNPTNT đã chủ động đề nghị UBND tỉnh bố trí nguồn vốn trực tiếp của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM cho UBND các huyện, thị xã, thành phố và Sở NNPTNT để triển khai hơn 120 mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm cho các xã, giúp nâng cao thu nhập cho các hộ dân trong giai đoạn 2018 - 2020.
Các địa phương cũng chủ động phối hợp với các DN thực hiện các mô hình cánh đồng lớn trên lúa nước, cà phê và một số cây trồng khác, bước đầu đã mang lại hiệu quả...
Theo Danviet
Lên rẫy phun thuốc diệt cỏ, người đàn ông ở Đắk Lắk mất tích bí ẩn Nói với gia đình lên rẫy phun thuốc diệt cỏ, thế nhưng 3 ngày trôi qua, người đàn ông ở Đắk Lắk vẫn chưa về nhà. Chiều 22/9, Công an thị trấn Quảng Phú (huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk) cho biết, cơ quan chức năng đang huy động lực lượng để tìm kiếm một người dân địa phương mất tích. Ông Đỗ...