Hợp tác giữa nhà mạng và nhà OTT: Phải đợi chính sách quản lý
Vấn đề quản lí đối với dịch vụ nhắn tin, gọi điện miễn phí qua di động (OTT) lại được đặt ra tại Hội thảo chuyên đề trong khuôn khổ triển lãm về viễn thông – công nghệ thông tin lần thứ 15 do Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức mới đây tại TP HCM.
Kể từ khi cung cấp dịch vụ 3G đến nay, các nhà mạng đã liên tục đầu tư mạnh (hơn 30.000 tỉ đồng) cho hạ tầng mạng lưới để đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng với giá phù hợp. Vì vậy, số lượng người sử dụng 3G đã tăng nhanh, ước tính trong số hơn 90 triệu thuê bao di động đang phát sinh cước thì có 19 triệu thuê bao sử dụng 3G.
Số liệu trên cũng cho thấy, đa phần thuê bao 3G dùng smartphone này đều sử dụng các ứng dụng OTT và như vậy đang là thách thức với các nhà cung cấp dịch vụ di động. Song, dịch vụ OTT là tiện ích tiên tiến, vì vậy buộc các nhà mạng và quản lí nhà nước phải chấp nhận, từ đó đặt ra vấn đề nhà mạng và nhà cung cấp OTT phải hợp tác, cơ quan quản lí nhà nước phải có các chính sách chung quy định.
Cũng vì sự hợp tác này đem lại lợi ích cho người sử dụng. Tại Việt Nam, trong tháng 11/2013, Bộ TT&TT cũng có văn bản trong đó yêu cầu các DN cung cấp dịch vụ di động cần hợp tác với DN OTT để tạo điều kiện cho dịch vụ OTT phát triển phục vụ người dùng. Vậy, việc hợp tác giữa hai bên nhà mạng và nhà OTT sẽ thế nào?
Video đang HOT
Trong một hội thảo về chủ đề này được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 9/2013, đại diện Ericsson Việt Nam đã giới thiệu kinh nghiệm về cung cấp giải pháp cho sự hợp tác này trên toàn cầu và chỉ ra 5 mô hình về việc hợp tác, trong đó nhấn mạnh, nguyên tắc cơ bản là các bên cùng có lợi, có điều kiện phát triển cộng sinh.
Tại hội thảo lần này, đại diện Ericsson cho biết sẵn sàng cung cấp giải pháp giúp nhà mạng và nhà OTT hợp tác cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Cùng quan điểm này, đại diện Tập đoàn VNPT, Viettel cũng cho biết các nhà mạng phải hợp tác với các DN OTT trên quan điểm đôi bên cùng có lợi. Đại diện các tập đoàn này đề xuất cụ thể cho việc xây dựng chính sách quản lí OTT của Bộ sắp tới cần có quy định về quảng cáo, bảo đảm chất lượng dịch vụ – thông tin khách hàng… với các DN cung cấp OTT.
Thực chất, đề xuất này cũng đã từng được lãnh đạo các nhà mạng đề cập tại các hội nghị mới đây về việc Nhà nước cần có các quy định bảo đảm sân chơi công bằng giữa DN cung cấp dịch vụ di động và DN OTT. Cụ thể, trong khi nhà mạng chịu sự quản lí với những quy định về bảo đảm chất lượng, quản lí về giá,… thì các DN OTT đứng “vô can”. Không chỉ có vậy, các DN OTT hầu hết đều của nước ngoài và đặt máy chủ ở nước ngoài cho thấy, họ không chịu trách nhiệm gì về bảo đảm an toàn thông tin cho khách hàng cũng như các vấn đề (nếu có) có thể xảy ra liên quan đến an ninh thông tin quốc gia.
Từ những thông tin này cho thấy, rất cần thiết cơ quan quản lí nhà nước nên sớm ra các văn bản quy định về sự hợp tác giữa DN cung cấp dịch vụ di động và DN cung cấp dịch vụ OTT để qua đó không chỉ tạo điều kiện cho sự hợp tác này phát triển, đem lại lợi ích cho các bên và khách hàng, mà còn từ đó xác định vai trò, trách nhiệm của DN OTT.
Tất nhiên, để ra được những quy định là không dễ với cơ quan quản lí, về việc tìm ra mô hình hợp tác cũng là không đơn giản với cả nhà mạng và nhà OTT (vì thực tế OTT đang “kí sinh” trên mạng di động và “cướp” doanh thu của nhà mạng),… Về vấn đề này, lãnh đạo Cục Viễn thông cho biết, các chính sách quản lí dịch vụ OTT cần tiếp tục được xem xét, thảo luận trước khi cơ quan nhà nước đưa ra quyết định cụ thể.
Theo Hà Nội Mới
Bộ Thông tin & Truyền thông: Không thể cấm dịch vụ OTT
Các nhà mạng giữ quan điểm chặn dịch vụ nhắn tin miễn phí trên điện thoại di động. Tuy nhiên, đại diện của bộ TT&TT, các dịch vụ OTT (Over the Top) không vi phạm thể chế, lại đi theo xu hướng của thế giới, có lợi cho người dùng nên không thể cấm.
Đây là thông tin từ cuộc hội thảo về dịch vụ OTT được Bộ Thông tin Truyền thông tổ chức tại Hà Nội hôm 28.3. Tại hội thảo này, ông Đỗ Vũ Anh trưởng ban Viễn thông Tập đoàn VNPT cho biết, các dịch vụ OTT đã gây ảnh hưởng 9-10% doanh thu của các nhà mạng trên toàn thế giới.
Đại diện VMS - MobiFone , ông Nguyễn Đăng Nguyên, Phó Tổng Giám đốc, cũng đưa ra thông số về việc, mỗi năm nhà mạng Việt thất thu trên dưới 1.000 tỷ đồng từ các dịch vụ nhắn tin, gọi điện miễn phí trong khi tiền dữ liệu thu về không đáng kể. Do đó, đại diện nhà mạng này cho biết: "Cấm và chặn là giải pháp mà chúng tôi mong muốn nhất".
Trong khi đó, ông Nguyễn Việt Dũng, Phó giám đốc Viettel Telecom cũng đưa ra nhận định, ảnh hưởng của của các dịch vụ OTT là rất rõ và Viettel mong muốn có những định hướng rõ ràng: "Việc ngăn cấm tuyệt đối cần phải nghiên cứu thêm nhưng chậm đưa ra quy định đã gây ảnh hưởng lớn đến doanh thu của Viettel".
Những dịch vụ dạng OTT (như nhắn tin miễn phí) phát triển theo xu hướng của toàn thế giới và đem lại lợi ích cho người dùng.
Tuy nhiên, ông Phạm Hồng Hải - Cục trưởng cục Viễn thông (Bộ TT&TT) cho biết những quyết định như cấm cửa hoặc buông lỏng các dịch vụ OTT đều là không hợp lý. Theo đó, Cục Viễn thông sẽ đóng vai trò là người trung gian (nếu nhà cung cấp dịch vụ OTT và nhà mạng có thiện chí) để các bên ngồi lại với nhau, tìm giải pháp đảm bảo lợi ích hài hòa giữa các bên.
Chủ tịch của VTC Online, ông Phan Sào Nam đưa ra đề nghị hợp tác với các nhà mạng để cung cấp dịch vụ tốt hơn cho người dùng. Theo ông Nam, nếu như có sự hợp tác tốt giữa nhà mạng và đơn vị cung cấp dịch vụ OTT, nhu cầu sử dụng của người dùng sẽ ngày một lớn. Đồng thời, nhu cầu trả tiền cũng tăng mạnh, từ đó nhà mạng và nhà cung cấp dịch vụ OTT sẽ cùng chia sẻ "miếng bánh" lợi nhuận này.
Theo Lao Động
Viber có 8 triệu người dùng tại Việt Nam mà không tốn một xu quảng cáo Trên tài khoản Twitter, Tổng Giám đốc và đồng sáng lập Viber - ông Talmon Marco - công bố số lượng người dùng dịch vụ tại Việt Nam đã đạt mốc 8 triệu. Hôm 29/11, tài khoản Twitter của Tổng Giám đốc Viber đăng tin có nội dung: "8 triệu người dùng tại Việt Nam, 8 triệu người dùng tại Philippines. 0 đô...