Hợp đồng giả mạo gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm: Xử lý ra sao?
Chữ ký trong hợp đồng bảo hiểm giả mạo, hợp đồng đương nhiên không có giá trị pháp lý.
Nếu chứng minh được ngân hàng SCB và bảo hiểm Manulife thông đồng với nhau thì cả hai đơn vị này cùng phải chịu trách nhiệm hình sự
Liên quan đến vụ việc một phụ nữ 75 tuổi ở Hà Nội tố bị nhân viên Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) lừa mua bảo hiểm Manulife mà VietNamNet đã phản ánh, luật sư Nguyễn Thị Huyền Trang, Giám đốc Công ty Luật Viên An (đoàn Luật sư TP.HCM), cho rằng nếu quả thật chữ ký của người được bảo hiểm trong hợp đồng là chữ ký giả mạo, hợp đồng bảo hiểm đương nhiên không có giá trị pháp lý.
Theo đó, nội dung sự việc như sau: Tháng 6/2021, bà Ngô Thị Nguyệt (SN 1948, trú tại phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đến ngân hàng SCB chi nhánh Tây Cầu Giấy rút tiết kiệm với số tiền là 185 triệu đồng. Tuy nhiên, nhân viên ngân hàng SCB thuyết phục bà tiếp tục gửi tiết kiệm với lãi suất cao theo chương trình “Tâm an đầu tư”.
Tin lời nhân viên ngân hàng, bà Nguyệt ký vào “hợp đồng đầu tư” mà không hề hay biết đó là hợp đồng bảo hiểm. Vì bà đã ở tuổi 73 tại thời điểm đó, nên nhân viên SCB tự lấy thông tin cá nhân của ông Vũ Hoài Linh (sinh năm 1972, con trai bà Nguyệt) để điền vào hợp đồng với tư cách “người được bảo hiểm”.
Bà Ngô Thị Nguyệt tố bị nhân viên SCB lừa ký vào hợp đồng bảo hiểm trong khi bà cứ nghĩ đó là hợp đồng gửi tiền.
Video đang HOT
Hợp đồng bảo hiểm có thời hạn 37 năm, mỗi năm bà Nguyệt sẽ phải đóng 85 triệu đồng phí bảo hiểm. Chỉ đến tháng 6/2022 khi được Công ty TNHH Manulife Việt Nam gọi điện yêu cầu đóng phí bảo hiểm cho năm tiếp theo, bà Nguyệt mới biết mình đã bị nhân viên ngân hàng SCB lừa ký vào hợp đồng bảo hiểm.
Trong khi đó, con trai bà, ông Vũ Hoài Linh khẳng định không biết gì về hợp đồng này, chữ ký của ông trong hợp đồng là chữ ký giả mạo.
Một số thông tin trong hợp đồng cũng được nhân viên SCB tự ý điền vào như: thu nhập của bà Nguyệt mỗi tháng 80 triệu đồng (trong khi thực tế ngoài khoản tiền gửi tiết kiệm tại SCB, bà chỉ có thu nhập duy nhất là lương hưu 5,5 triệu đồng/tháng). Các thông tin liên quan đến sức khoẻ của ông Linh cũng được ghi không đúng với thực tế, bản thân người được bảo hiểm là ông cũng không hề nhận được yêu cầu đi khám sức khoẻ từ công ty bảo hiểm.
Ông Vũ Hoàng Linh (con trai bà Nguyệt) khẳng định chữ ký tên ông trên hợp đồng bảo hiểm là giả mạo. Bản thân ông không hề biết đến sự tồn tại của hợp đồng này.
Từ đó đến nay, bà Nguyệt nhiều lần đi lại giữa SCB và Manulife để yêu cầu huỷ hợp đồng bảo hiểm, trả lại cho bà số tiền gốc 185 triệu đồng đã đóng. Tuy nhiên, cả hai bên đều đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khiến bà không biết đường nào mà lần.
Trao đổi với VietNamNet, luật sư Nguyễn Thị Huyền Trang nói: “Nếu chữ ký trong hợp đồng bảo hiểm không phải của ông Vũ Hoài Linh, hợp đồng đương nhiên sẽ không có giá trị pháp lý. Như vậy, ông Linh không được chi trả bảo hiểm vì số tiền mua bảo hiểm thực chất là bị lừa. Nếu chứng minh được Ngân hàng SCB và Công ty bảo hiểm Manulife thông đồng với nhau thì cả hai đơn vị này cùng phải chịu trách nhiệm hình sự. Theo quy định, chỉ với số tiền từ 2.000.000 đồng trở lên thì phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017.”
Dưới góc độ của một chuyên gia pháp lý hình sự, luật sư Huyền Trang cho biết nạn nhân có thể chọn một trong hai cách xử lý vụ việc. Thứ nhất, khởi kiện yêu cầu Toà án nhân dân tuyên hủy hợp đồng bảo hiểm do bị lừa dối. Thứ hai, nạn nhân có thể tố cáo ra CQĐT bị lừa dối chiếm đoạt tài sản.
“Hồ sơ vụ gửi tiết kiệm biến thành mua bảo hiểm nhân thọ đã được chuyển sang Bộ Công an điều tra. Bà Ngô Thị Nguyệt hoàn toàn có thể nộp đơn đến nơi này để tố cáo hành vi lừa đảo.”, Luật sư Huyền Trang nói.
Trả lời câu hỏi Manulife có phải hủy hợp đồng, bồi thường cho khách hàng hay không, luật sư Huyền Trang cho hay cần phải xem công ty bảo hiểm có thông đồng với SCB hay không. Nếu bảo hiểm có thu tiền thì họ phải bồi thường “trả lại”. Nếu họ không thu thì người thu tiền trực tiếp phải chịu trách nhiệm.
Hiện danh sách nạn nhân bị SCB dụ tham gia đầu tư gói “Tâm an đầu tư” ngày một nhiều. Câu trả lời của luật sư Nguyễn Thị Huyền Trang cũng là gợi ý cho các nạn nhân còn lại.
Ngân hàng SCB bị yêu cầu giải trình về việc tiền gửi tiết kiệm biến thành bảo hiểm nhân thọ
Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) bị yêu cầu xem xét, giải quyết về kiến nghị của người dân về việc lạm dụng tín nhiệm, tư vấn và đưa thông tin sai lệch lừa khách hàng ký hợp đồng bảo hiểm Bảo hiểm Manulife.
Trong văn bản của cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng gửi tới SCB mới đây, cơ quan này đề cập đến việc đã nhận đơn của tập thể 33 khách hàng mua bảo hiểm Manulife qua Ngân hàng SCB. Nội dung liên quan đến việc Bảo hiểm Manulife tổ chức mạng lưới bán bảo hiểm thông qua môi giới tại SCB lạm dụng tín nhiệm, tư vấn và có dấu hiệu đưa thông tin sai lệch lừa khách hàng ký hợp đồng bảo hiểm.
Căn cứ Điều 20 Thông tư số 05/2021/TT -TTCP ngày 01/10/2021, cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng chuyển đơn của tập thể 33 khách hàng đến SCB xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật, trả lời tập thể 33 khách hàng và thông báo kết quả giải quyết đến cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng.
Ngân hàng SCB bị yêu cầu giải trình về việc tiền gửi tiết kiệm biến thành bảo hiểm nhân thọ. (Ảnh: chinhphu.vn)
Trước đó, theo nguồn tin từ báo Tiền Phong, hơn 50 người dân gửi tiết kiệm phản ánh bị chuyển gần 10 tỷ đồng sang mua bảo hiểm nhân thọ Tâm An Đầu tư. Người dân cho biết, họ bị tư vấn sai lệch, không có nhu cầu mua bảo hiểm nhân thọ.
Theo thông tin tại đơn, nhân viên tự ý kê khai, kể cả mức thu nhập hằng tháng, tình trạng sức khỏe. Dù ròng rã gửi đơn khiếu nại tới Manulife nhưng đến nay người dân vẫn chưa được đơn vị này trả lời thỏa đáng.
Người dân cho biết đã gửi đơn khiếu nại tới Cục Quản lý Giám sát bảo hiểm - Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước đề nghị vào cuộc bảo vệ người dân khi họ tiền gửi tiết kiệm biến thành khoản mua bảo hiểm nhân thọ. Đến nay, người dân mới nhận được trả lời của đại diện Ngân hàng Nhà nước.
Liên quan đến Ngân hàng SCB, vào hồi tháng 11/2022, nhiều người dân bức xúc khi nhân viên ngân hàng SCB đã mượn uy tín của nhà băng để chào mời họ mua trái phiếu một cách sai lệch và thiếu trung thực. Nhiều người mua trái phiếu sau khi vừa tất toán sổ tiết kiệm, được nhân viên của SCB tư vấn chuyển qua đầu tư trái phiếu với lời giới thiệu "có cánh". Do vậy, ngày 07/11 UBND TP. Hồ Chí Minh yêu cầu SCB cầu cung cấp thông tin, giải thích rõ ràng, ân cần, lịch sự và tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của người dân để hỗ trợ và tuyệt đối không được né tránh.
Tin ngân hàng ngày 9/5: Quý 1/2022, lợi nhuận trước thuế của SCB đạt 457 tỷ đồng VND giảm giá so với USD nhưng mức độ ít hơn nhiều các đồng tiền châu Á khác; Đề xuất về tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của các tổ chức tín dụng; Tăng 93% chi phí dự phòng, TPBank báo lãi trước thuế quý 1 tăng 14%... là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật....