Nữ biệt động Sài Gòn Diệp Tú Anh qua đời
Chiều 24/2, thông tin từ gia đình cho biết, bà Diệp Tú Anh – nữ biệt động Sài Gòn đã qua đời.
Nữ biệt động thành Diệp Tú Anh đã qua đời lúc 17h05 ngày 22/2 (cách đây 2 ngày), hưởng thượng thọ 93 t.uổi. Linh cữu của bà được quàn tại Nhà tang lễ Quốc gia phía Nam (Bộ Quốc phòng), số 5 đường Phạm Ngũ Lão, quận Gò Vấp. Lễ truy điệu và động quan diễn ra vào chiều nay 24/2. Sau đó, linh cữu bà được đưa đi hỏa táng tại nghĩa trang Phúc An Viên (TP.Thủ Đức).
Chân dung nữ biệt động thành Diệp Tú Anh (Ảnh: Gia đình cung cấp)
Bà Diệp Tú Anh, sinh năm 1931 trong một gia đình doanh nhân gốc Hoa nổi tiếng ở Hội An ( Quảng Nam). Năm 16 t.uổi, bà trốn gia đình đi theo cách mạng. Hai năm sau, ở t.uổi 18, bà Diệp Tú Anh được kết nạp Đảng.
Video đang HOT
Năm 1955, bà được tổ chức điều vào Sài Gòn (tên gọi của TP.HCM lúc bấy giờ), giao cho nhiệm vụ vận động công nhân hãng pin Con Ó tham gia chính trị, đấu tranh đòi quyền lợi. Trong quá trình hoạt động cách mạng, bà Diệp Tú Anh bị địch bắt và giam ở nhà tù Phú Lợi (Bình Dương).
Sau khi ra tù, bà Diệp Tú Anh kết hôn với ông Trần Huân Phương – một cán bộ cách mạng mà bà đã gặp trong tù. Sau đó, hai vợ chồng bà được tăng cường về cơ quan Hoa Vận để chuẩn bị cho cuộc tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Trong quá trình chuẩn bị cho chiến dịch Mậu Thân, ông Phương đã hy sinh, bà Diệp Tú Anh làm biệt động thành cho đến khi đất nước thống nhất.
Sau năm 1975, bà tham gia xây dựng chính quyền ở phường Bình Thới (nay là phường 2, Quận 11), làm Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ quận cho đến lúc nghỉ hưu.
Hồi tháng 5/2019, bà Diệp Tú Anh vinh dự nhận huy hiệu 70 năm t.uổi Đảng.
Người đàn ông t.ử v.ong vì bệnh dại sau khi bị chó cắn 4 tháng
Ngày 6/2, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận 1 ca t.ử v.ong do bệnh dại. N.ạn n.hân bị chó cắn từ tháng 10/2022.
Ông V.X.P (72 t.uổi, trú làng Le, xã Ia Lang, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) bị chó cắn từ tháng 10/2022 nhưng không tiêm huyết thanh kháng dại và vaccine dại.
Ngày 2/2/2023, ông P. có triệu chứng sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng, mệt mỏi và được người nhà đưa vào Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai). Sau đó người nhà xin chuyển bệnh nhân về địa phương. Đến ngày 4/2, ông P. qua đời.
Sau khi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai, người nhà xin chuyển bệnh nhân về địa phương
Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus dại gây ra, bệnh lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn, vết thương, vết cào, liếm của động vật (thường là chó, mèo).
Cho đến nay bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, người bị bệnh dại gần như t.ử v.ong 100%. Bệnh dại nguy hiểm nhưng đã có vaccine phòng và người dân hoàn toàn có thể phòng tránh được bệnh dại.
Để chủ động phòng chống bệnh dại, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau: Tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y. Không thả rông chó, mèo; chó ra đường phải được đeo rọ mõm. Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo.
Khi bị chó, mèo cắn, cào, liếm cần: Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch - đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dại khi bị chó, mèo cắn.
Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc Povidone, Iodine. Hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương. Đến ngay Trung tâm y tế gấn nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại. Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh dại.
Các bác sĩ tại Trung tâm Phòng, chống dịch, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương khuyến cáo, khi bị chó, mèo cắn người dân cần chủ động đến các trung tâm tiêm chủng để tiêm dự phòng trước đối với bệnh dại.
Nếu chủ động tiêm phòng dại trước sẽ có các lợi ích: Tránh phải tiêm huyết thanh kháng dại, loại huyết thanh này được sản xuất từ huyết thanh ngựa nên dễ có phản ứng dị loài, cần thận trọng trong quá trình tiêm và theo dõi sau tiêm.
Giải thoát được vấn đề tâm lý khi bị chó, mèo không rõ nguồn gốc cắn. Chỉ cần tiêm 2 mũi vaccine phòng dại nếu đã tiêm phác đồ dự phòng trước phơi nhiễm.
Phó giám đốc Sở Y tế Đồng Nai bị t.ai n.ạn giao thông qua đời Từ đầu năm 2019, bác sĩ Nguyễn Hữu Tài được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai cho đến nay. Ngày 5-1, thông tin từ Sở Y tế tỉnh Đồng Nai, xác nhận bác sĩ, thầy thuốc ưu tú Nguyễn Hữu Tài, Phó giám đốc Sở Y tế, đã qua đời vì t.ai n.ạn giao thông....