Họp ĐHĐCĐ BVSC: VN-Index xoay quanh 800 điểm những tháng cuối năm
BVSC đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế 79,3 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với mức 135,5 tỷ đồng thực hiện trong năm 2019.
BVSC dự báo EPS của các doanh nghiệp sẽ ở mức giảm từ 5-10% trong năm nay.
Đại hội cổ đông thường niên năm 2020 của BVSC. Ảnh: HT.
Chiều ngày 22/6, Chứng khoán Bảo Việt (BVSC, HNX: BVS) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2020. Đại hội có sự tham dự và ủy quyền của các cổ đông đại diện 61,65% số cổ phiếu có quyền biểu quyết, đủ điều kiện tiến hành.
Tại đại hội, ông Nhữ Đình Hoà, Tổng giám đốc trình bày kết quả hoạt động kinh doanh năm 2019 với doanh thu đạt 564,05 tỷ đồng, tăng gần 3% so với năm 2018 và vượt 10,6% so với kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế đạt 135,5 tỷ đồng, tăng 30,89% so với năm trước và vượt 5,87% kế hoạch.
Video đang HOT
Trong năm 2019, môi giới vẫn là hoạt động cốt lõi của công ty với doanh thu đạt 135,8 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 27,16% doanh thu thực hiện, đạt 89% so với kế hoạch và bằng 71% so với năm 2018.
Cùng với hoạt động môi giới, hoạt động cho vay và lãi tiền gửi đóng góp tỷ trọng doanh thu lớn trong kết quả kinh doanh năm 2019. Trong đó, lãi margin và ứng tiền đạt 217,72 tỷ đồng, tăng 12,75% so với năm trước.
Kế hoạch 2020 của công ty dựa trên cơ sở VN-Index dao động quanh 800 điểm, giá trị giao dịch trung bình đạt khoảng 4.600 tỷ đồng mỗi phiên. Theo đó, BVSC đặt kế hoạch kinh doanh năm 2020 với tổng doanh thu 483,38 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 79,3 tỷ đồng, thấp hơn khá nhiều so với mức 135,5 tỷ đồng mà công ty đã thực hiện trong năm 2019. Với kết quả trên, BVSC dự kiến sẽ chia cổ tức năm 2019 và 2020 bằng tiền với tỷ lệ lần lượt là 10% và 8%.
Về vấn đề kinh doanh 6 tháng đầu năm, ông Hoà cho biết trong giai đoạn tháng 3 khi thị trường giảm sâu đã khiến cho công ty từng nghĩ đến chuyện cắt lỗ do chạm ngưỡng 10%.Tuy nhiên, ban lãnh đạo quyết định tiếp tục nắm giữ nên kết quả kinh doanh quý II chắc chắn sẽ tốt hơn so với mức lỗ hơn 20 tỷ đồng của quý I.
CEO BVSC đánh giá các doanh nghiệp sẽ cần thêm thời gian để cơ cấu lại hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường, đẩy mạnh M&A và dự báo lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) của các doanh nghiệp giảm từ 5-10%. Do đó, BVSC đưa ra kịch bản VN-Index biến động xoay quanh 800 điểm vào cuối năm.
Ông Hoà cũng chia sẻ thêm về việc công ty muốn tăng vốn để cung cấp cho sản phẩm phái sinh. Hiện nay, Tập đoàn Bảo Việt nắm giữ 59,6% vốn và có thể sẽ giảm tỷ trọng nhưng không thấp hơn 51% nếu tìm được cổ đông chiến lược phù hợp.
Trong báo cáo của Tổng giám đốc đề cập các rủi ro đến từ các khoản nợ trái phiếu doanh nghiệp và nợ xấu ngân hàng. Công ty cho rằng thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã có tốc độ phát triển nhanh trong vòng 2 năm gần đây. Giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành cả năm 2019 là 296,71 nghìn tỷ đồng. Năm 2018 giá trị này là 224 nghìn tỷ, còn năm 2017 đạt 115 nghìn tỷ đồng. Như vậy, sau 2 năm, khối lượng phát hành gấp 2,5 lần. Với tốc độ phát triển nhanh, trong khi điều kiện kinh doanh năm 2020 lại không thuận lợi như những năm trước có thể khiến rủi ro của thị trường này tăng lên và từ đó có thể tác động không tích cực tới thị trường cổ phiếu.
Nhiều "ông lớn" thuỷ sản nổi sóng
Thị trường chứng khoán vừa có phiên giao dịch giằng co quanh ngưỡng tham chiếu và kết phiên với sự trái chiều trên hai sàn.
Nhóm thủy sản nổi sóng có lẽ liên quan đến EVFTA.
Chốt phiên giao dịch, VN-Index đóng cửa tăng nhẹ 0,06% lên 938,24 điểm; UPCom-Index tăng 0,46% lên 56,17 điểm và ngược lại, HNX-Index giảm 0,3% xuống 108,19 điểm.
Giao dịch khối ngoại cũng không thực sự tích cực khi họ tiếp tục bán ròng hơn 13 tỷ đồng trên toàn thị trường. Lực bán tập trung vào STK (13,14 tỷ đồng), CTG (13 tỷ đồng), MSN (8,7 tỷ đồng)...
Thị trường giao dịch giá cân bằng, nghiêng nhẹ về phía giảm giá với 267 mã giảm giá và 37 mã giảm sàn. Ở chiều ngược lại cũng có 219 mã tăng giá với 51 mã tăng trần.
Nhóm thủy sản nổi sóng trong phiên chiều, có lẽ liên quan đến EVFTA. Bên cạnh những mã tăng tốt từ sáng đến chiều như VHC hay IDI xuất hiện thêm những cái tên tăng giá nổi bật riêng phiên chiều như AGF, TS4 hay nhất là ICF (tăng 16.7%).
Bất động sản dân dụng vẫn ngập trong sắc đỏ là chính, nhưng đến cuối phiên chiều cũng có 1 số mã đảo ngược thú vị, đến từ đầu tàu VIC và những mã tầm trung như DIG, HDG... Nếu kéo dài thời gian giao dịch, nhóm này có thể có những đợt hồi giá tốt hơn nữa.
Theo Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục dao động đi ngang với diễn biến phân hóa giữa các dòng cổ phiếu. VN-Index sẽ tiếp tục thử thách vùng kháng cự 940-943 điểm trong phiên cuối tuần.
Mặc dù vậy, do diễn biến dịch viêm phổi Covid-19 vẫn còn khá phức tạp và chưa có dấu hiệu được kiểm soát nên rủi ro ảnh hưởng tiêu cực đến diễn biến thị trường là điều vẫn cần phải tính đến. Trên cơ sở đó, khả năng thị trường sẽ tiếp tục cần thêm thời gian dao động tích lũy trong vùng được giới hạn bởi vùng hỗ trợ 930-932 điểm và vùng kháng cự 940-943 điểm. Một sự phá vỡ của chỉ số khỏi vùng giá đi ngang này theo hướng tích cực được kỳ vọng sẽ sớm xuất hiện.
Công ty Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) cũng dự báo, trong phiên giao dịch cuối tuần 14/2, VN-Index có thể sẽ tiếp tục giằng co và tích lũy với biên độ trong khoảng 920-940 điểm nhằm ổn định mặt bằng giá mới sau đợt sụt giảm trước đó. Những nhà đầu tư đã mua vào trong hai phiên 3/2 và 4/2 khi thị trường test vùng hỗ trợ 900-920 điểm (vùng tích lũy đầu 2019) và đã chốt lời khi thị trường test vùng kháng cự 940-950 điểm (cạnh dưới vùng tích lũy tháng 6/2019-cạnh dưới vùng tích lũy cuối năm 2019) trong phiên 7/2 và phiên 12/2 có thể tiếp tục áp dụng chiến lược mua thấp, bán cao với vùng hỗ trợ và kháng cự nêu trên trong giai đoạn hiện tại.
Bảo Minh
Theo haiquanonline.vn
VN-Index xanh nhẹ, thanh khoản thấp Phiên giao dịch ngày 13-2, các cổ phiếu GAS, SAB và VPB là những mã đóng góp lớn nhất giúp kéo VN-Index tăng điểm vào cuối phiên. Ngược lại, các cổ phiếu như VHM, BID, HVN, MBB... giảm điểm, tạo áp lực lớn lên các chỉ số. Chốt phiên, VN-Index tăng 0,56 điểm, lên 938,24 điểm; HNX-Index giảm 0,32 điểm, xuống 108,19 điểm....