Họp báo Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số lần thứ II
Chiều 17-11, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức họp báo, cung cấp thông tin về Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II, năm 2020.
Theo đó, đại hội sẽ diễn ra từ ngày 2 đến 4-12, chính thức khai mạc ngày 4-12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Thủ đô Hà Nội. Đây là một trong những sự kiện chính trị có ý nghĩa hết sức quan trọng của đất nước trong năm 2020.
Với chủ đề: “Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau, phát huy nội lực cùng phát triển với đất nước”, đại hội nhằm đánh giá những thành tựu, kết quả thực hiện chính sách dân tộc, công tác dân tộc giai đoạn 2010-2020, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, tiếp tục hoàn thiện chính sách dân tộc, đưa ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp công tác dân tộc giai đoạn 2020-2030. Đại hội đồng thời là diễn đàn giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các dân tộc, là đợt sinh hoạt chính trị, xã hội sâu rộng nhằm nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin và sự đồng thuận của đồng bào các dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Đại diện cơ quan chức năng cung cấp thông tin cho báo chí.
Video đang HOT
Đại hội là dịp Đảng, Nhà nước ghi nhận công lao đóng góp to lớn của đồng bào các dân tộc thiểu số trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, phát triển cơ sở hạ tầng, thực hiện chính sách dân tộc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Tại đại hội, ban tổ chức sẽ tôn vinh, biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong đồng bào các dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ hội nhập và phát triển đất nước giai đoạn 2010-2020.
Tham dự đại hội lần này có 1.600 đại biểu, được bầu chọn tại đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp tỉnh lần thứ III, đại diện cho 54 dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam về dự đại hội.
Quang cảnh buổi họp báo
Chương trình đại hội bắt đầu từ ngày 2-12. Đáng chú ý, trong ngày 3-12, sẽ diễn ra lễ dâng hương tại Đền thờ các Vua Hùng tại Việt Trì, Phú Thọ, gồm 100 đại biểu, đại diện 54 dân tộc anh em tham dự, do đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ chủ trì. Trong buổi sáng, Đoàn đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam do đồng chí Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội làm trưởng đoàn sẽ viếng Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ; đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Buổi chiều cùng ngày, đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội sẽ chủ trì gặp mặt 100 đại biểu tiêu biểu của các đoàn, đại diện cho 54 dân tộc anh em trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Vì bình yên bản làng
Ngày 12-11, CA tỉnh Quảng Trị tổ chức Lễ Biểu dương người dân tộc thiểu số có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân BVANTQ. 75 cá nhân uy tín, tiêu biểu và phát huy sức mạnh của đồng bào Vân Kiều - Pa Cô trong công tác đảm bảo ANTT tại 5 huyện gồm Hướng Hóa, Đakrông, Gio Linh, Vĩnh Linh và Cam Lộ đã về tham dự trong niềm phấn khởi.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng (thứ 3 từ phải qua) ân cần lắng nghe các đại biểu chia sẻ tại hội nghị.
Quảng Trị có 44 xã, thị trấn thuộc 5 huyện miền núi có đồng bào thiểu số sinh sống. Trong đó có 17 xã, thị trấn biên giới; 28 xã và 27 thôn đặc biệt khó khăn; 2 cửa khẩu quốc tế cùng nhiều cửa khẩu phụ nằm trên Hành lang kinh tế Đông - Tây, có ý nghĩa hết sức quan trọng về phát triển kinh tế, văn hóa, và là địa bàn chiến lược về QP-AN. 74 năm tự hào được mang họ Hồ của vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, các thế hệ đồng bào dân tộc Vân Kiều - Pa Cô trên quê hương Quảng Trị anh hùng đã luôn phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc và công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Gương sáng của nhiều người có uy tín của đồng bào đã lan tỏa đến cộng đồng ở mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, xóa đói giảm nghèo, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, đẩy mạnh phong trào BVANTQ ở cơ sở.
Tại buổi lễ tôn vinh, Đại tá Nguyễn Đức Cảm - Phó Giám đốc CA tỉnh Quảng Trị khẳng định vai trò to lớn, có ý nghĩa quan trọng của người có uy tín trong đồng bào thiểu số đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung và Phong trào toàn dân BVANTQ nói riêng. Lãnh đạo CA tỉnh cũng đặc biệt nhấn mạnh người có uy tín đã có đóng góp to lớn trong đấu tranh, ngăn chặn hoạt động truyền đạo trái phép, vận động nhân dân xây dựng, bảo tồn văn hóa truyền thống, tham gia đấu tranh, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, nhất là tội phạm ma túy trên tuyến biên giới. Những cống hiến thầm lặng của họ đã giúp bản làng thêm bình yên, khởi sắc. Như gương sáng Hồ Lô, bản A Rông dưới, xã A Ngo, H.Đakrông khiến bất kỳ ai biết đến đều nể phục và tin yêu.
Ông và gia đình đã có 5 lần hiến đất để xây dựng trạm y tế, trường học, mở rộng giao thông và mới đây nhất là hiến đất xây dựng trụ sở CAX. Mỗi lần thế, già Hồ Lô đều rất...vội vã, vì ý nghĩ phải góp sức, vì điều tốt đẹp cho cả dân bản. Hay như già Hồ Sỹ Đa, bản Động Zôn, xã Linh Trường, H.Gio Linh, luôn trăn trở, đóng góp, vận động bà con xây dựng kinh tế, đồng thời tham gia tích cực phòng chống tội phạm. Với sự kết nối của nhiều già làng, người uy tín của bản trong đó có già Đa, đến nay Động Zôn đã được công nhận thôn văn hóa cấp huyện. Trong khi đó, già Hồ Văn Eng, thôn Amôr, xã Lìa, H.Hướng Hóa là người được bà con dân bản trông cậy, tin tưởng khi luôn tích cực vận động bà con đoàn kết, vun đắp truyền thống văn hóa tốt đẹp, xóa bỏ những hủ tục.
Chỉ huy CAH Gio Linh chia vui, cảm ơn sự đóng góp của đồng bào dân bản, của cá nhân người uy tín trong đảm bảo ANTT địa bàn.
Những người uy tín cũng chính là "rường cột" trong thực hiện và vận động đồng bào dân tộc thiểu số tích cực tham gia phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, lên án đấu tranh với các hoạt động chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc; cung cấp nhiều thông tin có giá trị về tình hình thực hiện các chính sách dân tộc trên địa bàn, an ninh tôn giáo - dân tộc, tình hình tội phạm, xâm canh, xâm cư, phá hoại rừng... Bên cạnh đó, họ còn giữ vai trò nòng cốt trong vận động và tổ chức thực hiện xây dựng các mô hình, điển hình tiên tiến như "Thôn bản không có tội phạm và tệ nạn ma túy", "Ba quản", "Ba giảm, bốn giữ", "Cụm kết nghĩa Bản - bản", "Cụm giáp ranh an toàn"... Người có uy tín cũng luôn cùng với lực lượng CA, Biên phòng và chính quyền cơ sở vận động quần chúng tham gia phong trào "Quần chúng tham gia tự quản đường biên, cột mốc quốc gia và ANTT thôn bản khu vực biên giới", xây dựng thế trận quốc phòng hoàn toàn gắn với thế trận an ninh nhân dân và thế trận biên phòng toàn dân vững chắc. Không chỉ bà con dân bản, chính quyền các cấp, CBCS lực lượng CA, Biên phòng làm nhiệm vụ trên địa bàn cũng vì thế mà luôn trông cậy, gửi gắm sự tin tưởng.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng thay mặt lãnh đạo tỉnh ghi nhận và biểu dương những đóng góp to lớn của thế hệ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số và những nỗ lực hiệu quả của cấp ủy, chính quyền, lực lượng vũ trang, đặc biệt là vai trò lực lượng CA trong công tác chăm lo, nâng cao mọi mặt đời sống của đồng bào. Chủ tịch UBND tỉnh tin tưởng các già làng, trưởng bản, người có uy tín tiếp tục phát huy thành tích đã đạt được, phát huy vai trò, vị trí, uy tín của mình để tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa công sức, trí tuệ, kinh nghiệm cho sự nghiệp phát triển KT - XH, đảm bảo QP - AN địa bàn. Nhân dịp này, UBND tỉnh Quảng Trị đã tặng Bằng khen cho 50 cá nhân và 25 cá nhân được Giám đốc CA tỉnh khen tặng. Sự quan tâm, ghi nhận đối với các cá nhân là niềm vinh dự, là động viên to lớn không chỉ cá nhân họ mà còn là niềm vui chung của cả bản làng hôm nay.
TP.HCM sẵn sàng đồng hành, giúp đỡ.. đồng bào dân tộc thiểu số Bì thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân khẳng định TP.HCM sẵn sàng đồng hành, giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số các tỉnh phía Bắc. Tối 23-9, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM đã tổ chức giao lưu với đại biểu già làng, trưởng bản...