Hộp bánh Trung thu đèn lồng độc đáo
Sản phẩm “Hộp bánh Trung thu đèn lồng” do một nghệ nhân Hà Nội làm theo bí quyết cổ truyền với chất lượng thơm ngon.
Tết Trung thu theo âm lịch là ngày Rằm tháng 8 hàng năm. Đây là ngày Tết của trẻ em, còn được gọi là “Tết trông trăng”. Trẻ em rất mong đợi được đón Tết này vì sẽ được người lớn tặng đồ chơi. Vì vậy, ngoài mâm cỗ trông trăng cùng những chiếc bánh nướng, bánh dẻo, các con rất thích những đồ chơi như đèn lồng, đèn ông sao, mặt nạ…
“Hộp bánh Trung thu đèn lồng” là một sản phẩm độc đáo và sáng tạo, được lấy cảm xúc từ chủ đề biển đảo Việt Nam và chiếc đèn lồng cổ truyền dân tộc. Những họa tiết trên đèn lồng được thiết kế và cắt những hình thủng tinh xảo khi thắp nến bên trong, tạo nên những tia sáng lung linh trong buổi tối đêm rằm.
Bên ngoài “ Hộp bánh Trung thu đèn lồng” có in hình bản đồ Việt Nam.
Bên ngoài hộp bánh được thiết kế đặc biệt có in hình bản đồ và biển đảo Việt Nam, giúp các bé có thêm kiến thức về chủ quyền đất nước, khơi dậy tinh thần yêu nước và lòng tự tôn dân tộc.
Vỏ hộp có tác dụng đặc biệt, làm thành chiếc đèn lồng, nên các bé chỉ việc thắp nến vào bên trong hộp, rồi dùng cán nhựa xách đi chơi. Điều mới lạ là mỗi một sản phẩm sẽ kèm theo nến và một cán nhựa.
Hộp bánh không chỉ khiến nhiều người bị cuốn hút bởi vẻ bên ngoài in hình bản đồ Việt Nam, khơi dậy lòng tự hào dân tộc qua việc thưởng thức bằng nhãn quan, mà nó còn được người tiêu dùng tin cậy bởi chất lượng bên trong bánh. Bánh mang đậm màu sắc cổ truyền và vẫn lưu giữ được những giá trị truyền thống của dân tộc.
Người làm ra những chiếc bánh này là nghệ nhân của bánh Bảo Ngọc ngày xưa. Người nghệ nhân ấy đã lấy chữ “Tâm” đặt lên hàng đầu để tạo nên một loại bánh có hương vị đặc biệt, đảm bảo vệ sinh an toàn. Với sự tâm huyết, tận tụy trong nghề, nghệ nhân đã thổi hồn vào những chiếc bánh qua việc khắt khe từ khâu chọn nguyên liệu, rồi chế biến sao cho hợp vệ sinh, mà không làm mất đi hương vị cổ truyền của chiếc bánh.
“ Hộp bánh Trung thu đèn lồng” mang đậm màu sắc truyền thống.
Một minh chứng cho sự tâm huyết với nghề của nghệ nhân đó là khâu chế biến nhân bánh. Ví dụ như mỡ lợn là một nguyên liệu không thể thiếu trong mỗi chiếc bánh. Tuy nhiên, để lựa chọn và chế biến mỡ lợn sao cho đảm bảo, mà vẫn thơm giòn thì không phải ai cũng làm được. Mỡ lợn được lựa chọn rất kỹ, đó là loại mỡ thăn ngon và tươi nguyên, sau đó được trần bằng nước sôi, đặt lên các bàn inox, công nhân lọc kỹ lại những phần thịt nạc hoặc bì lợn còn sót lại, sau đó mang ra rửa lại bằng rượu rồi mới cho vào máy thái.
Khâu sơ chế này phải làm rất kỹ, không được dính một chút nước lã nào để đảm bảo bánh để được lâu nhưng vẫn tươi ngon. Mỡ sau khi thái được đưa vào trộn ướp với đường, đúng 15 ngày sau mỡ tự chín, mở thùng ướp mỡ ra có mùi thơm lừng. Những viên mỡ đã chín trong veo và rất cứng, dậy lên mùi thơm ngậy tự nhiên vì không hề có chất bảo quản, nếu có chất bảo quản mỡ sẽ mất mùi thơm ngay.
Để ra được một chiếc bánh thập cẩm truyền thống như vậy, ngoài mỡ lợn cũng phải cần thêm 15 loại nguyên liệu được lựa chọn khắt khe và chế biến theo bí quyết gia truyền. Chính vì vậy, nhân bánh luôn đảm bảo được khâu vệ sinh, nhưng vẫn giữ được sự thơm ngon và mùi vị đặc biệt khác với những loại bánh khác, đem đến sự an tâm, tin tưởng cho người tiêu dùng.
Bánh ra lò vẫn giữ được hương vị thơm ngon, khác với những loại bánh khác.
Video đang HOT
Công ty Kitafood cho ra mắt dòng sản phẩm “Hộp bánh Trung thu đèn lồng” với 3 loại, mỗi loại có một tên gọi riêng nhưng mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, gồm hộp “Yêu nước”, “Đoàn kết” và “Hòa bình”, đem lại nhiều sự lựa chọn và hài lòng cho người tiêu dùng.
Kitafood được thành lập và quy tụ bởi các nghệ nhân làm bánh mứt cổ truyền ở Hà Nội. Cùng với những bí quyết gia truyền kết hợp với các chuyên gia nước ngoài và đặc biệt đó là sự say mê, tâm huyết với nghề, công ty cho ra đời những sản phẩm ngon và có chất lượng tốt cho sức khỏe cộng đồng. Trong sản xuất kinh doanh, công ty luôn đặt chữ “Tâm” lên trên hết, đặc biệt là với nghề thực phẩm. Chữ “Tâm” đó chính là: “Tâm Đức” là đạo đức kinh doanh”, “Tâm Huyết” là sự say nghề, sống chết với nghề”, “Quyết Tâm” là ý chí và sức mạnh đoàn kết.
(Nguồn: Kitafood)
Theo VNE
[Chế biến] - Bánh Trung thu dẻo lá dứa nhân sữa dừa
Bánh dẻo lá dứa nhân sữa dừa sẽ góp phần làm mâm cỗ Trung thu thêm phong phú và hấp dẫn.
Nguyên liệu:
Cho phần bánh:
- 400g đường
- 650ml nước
- 1 quả chanh nhỏ
- 600g bột bánh dẻo
- 1 thìa cà phê dầu ăn
- 4 thìa cà phê nước hoa bưởi
- 10-15 cái lá dứa
Cho phần nhân:
- 400g dừa non nạo
- 4-5 hộp sữa đặc (40g/hộp)
- 200g nước cốt dừa
- 80g vừng trắng, rang chín
- 60g bột bánh dẻo
- 2 thìa cà phê (10ml) nước cốt hoa bưởi.
Cách làm:
Thực hiện phần nhân:
Bước 1: Trộn đều dừa nạo với sữa đặc (tùy độ ngọt mà tăng hay giảm lượng sữa đặc), để nghỉ trong 30-45 phút cho dừa ngấm.
Bước 2: Đổ nước cốt dừa vào chảo, đợi đến khi chảo nóng bốc hơi thì cho dừa nạo vào, đảo đều để dừa không bị bén.Sên đến khi nước bay gần hết, sợi dừa hơi se lại.Cho vừng trắng cùng bột bánh dẻo và nước cốt hoa bưởi vào trộn đều.
Bước 3: Viên phần nhân thành các viên đều nhau.
Đun nước đường:
Bước 1: Lá dứa rửa sạch cắt nhỏ.
Bước 2: Sau đó cho vào máy xay lọc lấy nước.
Bước 3: Hòa đường với nước cốt lá dứa, bắc lên bếp đun hơi sôi cho đường tan hết thì đun thêm 5-10 phút nữa là được. Bắc xuống vắt vào 1 quả chanh nhỏ để tránh đường bị kết tinh.
Bước 4: Nước đường để nguội có thể dùng ngay hoặc nếu để được lâu thì càng ngon.
Làm vỏ bánh:
Bước 1: Nước đường hòa với dầu ăn và nước hoa bưởi. Cho từng muỗng bột bánh dẻo vào trộn đều, lúc đầu hơi loãng, dần dần bột sẽ nở ra.
Bước 2: Khi thấy bột nặng tay (đổ hết khoảng gần một nửa chỗ bột), thì đổ ra mâm, cùng với chỗ bột còn lại, nhào dần dần đến khi hết bột, cục bột dẻo mịn.
Bước 3: Cắt từng miếng bột, bọc nhân vào giữa, phủ ngoài một lớp bột áo hoặc phủ vào khuôn bánh rồi đóng bánh vào khuôn.
Bước 4: Thường bánh dẻo tỉ lệ vỏ nhân sẽ là 2 vỏ: 1 nhân (theo khối lượng), tùy sở thích ăn nhiều vỏ hay nhiều nhân mà bạn có thể điều chỉnh cho thích hợp.
Bánh Trung thu dẻo lá dứa nhân sữa dừa để qua ngày sẽ trong hơn. Vì bánh được làm giảm đường và ít dầu ăn nên thường không bảo quản được lâu, nên ăn trong 2-3 ngày.
Chúc bạn và gia đình ngon miệng với bánh dẻo lá dứa nhân sữa dừa trong ngày Tết Trung thu!
Theo Eva
[Chế biến] - Bánh nướng nhân lá dứa Bánh nướng nhân lá dứa vừa thơm ngon, dễ làm này chắc chắn sẽ khiến bé vô cùng thích thú. Nguyên liệu Cho phần vỏ bánh: - 240 g bột mì - 160 g nước đường bánh nướng - 30 dầu ăn - 1 lòng đỏ trứng gà (18 - 20 g) - 10 g (khoảng 2 thìa café đầy) bơ đậu phộng...