Hồng xiêm ngừa ung thư
Không chỉ là món tráng miệng được ưa chuộng, hồng xiêm còn mang lại tác dụng ngừa ung thư bất ngờ.
Ảnh minh họa: Internet
Theo Đông y, quả hồng xiêm chín có vị ngọt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân dịch, giải khát, nhuận tràng. Quả xanh có vị chát, tính bình dùng trị tiêu chảy, làm săn da. Vỏ cây bổ và hạ nhiệt; trong vỏ cây có một chất tan trong nước có thể dùng trị lao; hạt lợi tiểu, hạ sốt; dầu hạt có tác dụng hạ nhiệt lợi tiểu.
Hồng xiêm không dừng lại với vai trò một thực phẩm phổ biến. Gần đây, các nhà khoa học Ấn Độ phát hiện trong loại quả này chứa lượng methanol có tác dụng tích cực trong việc ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Dần dần, cô lập và tiêu diệt chúng.
Về tác dụng bất ngờ của trái hồng xiêm, Raghavan cho biết:”Chúng tôi tiến hành thử nghiệm tác dụng của các chất chiết xuất từ hồng xiêm trên tế bào ung thư khác nhau như ung thư máu, ung thư vú, ung thư buồng trứng và ung thư phổi.
Kết quả là, chúng tôi nhận thấy cơ chế gây chết tế bào theo chương trình có tác dụng tích cực trong hầu hết những loại bệnh trên. Cụ thể trên chuột, chúng làm chậm sự phát triển của khối u. Con chuột khi sử dụng chất này có khả năng sống lâu hơn ba lần so với việc không đả động chạy chữa”.
Ngoài tác dụng nói trên, hồng xiêm còn chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho hệ miễn dịch như sắt, kali, đồng, vitamin A, C, niacin và folate… Các chất này khi đi vào cơ thể giúp bạn thêm “sức mạnh” chống lại sự tấn công của bệnh tật.
Video đang HOT
Ngoài hương vị ngọt thanh hấp dẫn, hồng xiêm còn là nguồn cung cấp chất xơ có lợi. Ước tính, ăn khoảng 100g hồng xiêm giúp cơ thể tổng hợp khoảng 5g chất xơ. Chính vì lý do này mà hồng xiêm được biết đến là loại quả giúp ngăn ngừa táo bón, tăng nhu động ruột cực tốt.
Đặc biệt, tiêu thụ nhiều hồng xiêm mang lại tác dụng ngăn ngừa dấu hiệu lão hóa hiệu quả. So với các loại quả họ cam, ổi, lượng vitamin C trong hồng xiêm khá khiêm tốn. Tuy nhiên, hàm lượng vitamin C trong loại quả này vẫn “đủ sức” đánh bật các dấu hiệu lão hóa như sự hình thành các nếp nhăn trên mặt.
Tốt cho sức khỏe của xương. Với lượng lớn canxi, phốt pho và sắt, hồng xiêm trở thành loại quả được khuyến khích nhằm tăng cường sức khỏe xương cốt, giữ cho bạn luôn dẻo dai với các hoạt động hàng ngày.
Báo Đất Việt
Tất cả những công dụng kỳ diệu từ rau mồng tơi cho sức khỏe
Không chỉ là món rau ngon, được ưa chuộng mà rau mồng tơi còn là thảo dược vô cùng tốt cho sức khỏe, bạn hãy biết và áp dụng nhé.
Theo Đông y rau mồng tơi có vị chua ngọt, tính lạnh, không độc, vào 5 kinh Tâm, Can, Tỳ, Đại tràng và Tiểu tràng. Có tác dụng thanh nhiệt, hoạt tràng, lương huyết, giải độc. Dùng chữa đại tiện bí kết, đại tiện xuất huyết, tiểu tiện không thông, đái rắt, đái nhỏ giọt, kiết lỵ, ban chẩn, đinh sang...
Tất cả những công dụng kỳ diệu từ rau mồng tơi cho sức khỏe.
Dân gian thường dùng rau mồng tơi làm rau ăn cho mát, thêm tân dịch, khỏi khô háo và chống táo bón. Một số nơi còn dùng quả mồng tơi để nhuộm đỏ các loại mứt, nếu thêm chanh thì màu đậm hơn, nhưng không nên cho nhiều quá...
Thanh nhiệt, giải độc
Ăn mùng tơi với nhiều cách mà bạn có thể nghĩ ra như canh nấu với mướp, rau đay, cua... Giúp da tươi nhuận, hồng hào: Rau mồng tơi luộc chấm hoặc trộn vừng đen đã rang tán bột. Hay dùng rau mồng tơi nấu canh với cá trê vàng, mỗi tuần ăn một lần.
Làm đẹp da
Lá mồng tơi còn có tác dụng dưỡng da. Ăn rau mồng tơi giúp lưu thông khí huyết, nhuận tràng giúp da dẻ mịn màng, tươi trẻ. Hoặc để dưỡng da, làm mịn nếp nhăn ở mặt, chống thô ráp có thể lấy vài lá mồng tơi non giã lấy nước cốt, cho vài hạt muối, thoa đều lên mặt vài lần trước khi đi ngủ.
Tăng sữa cho sản phụ sau sinh
Phụ nữ sau khi sinh ít sữa, ăn rau mồng tơi sẽ nhiều sữa hơn. Trong rau mồng tơi có các vitamin A3, B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắt nên tốt cho thai phụ... Ngoài giúp sản phụ nhiều sữa, mau hồi phục sức khỏe mồng tơi còn có tác dụng làm da hồng hào, tóc đen mượt.
Trị táo bón
Ăn rau mồng tơi hàng ngày giúp nhuận tràng rất tốt. Nếu bị táo bón có thể dùng bài thuốc sau: Lấy 500g mồng tơi cho mắm muối, tương, giấm nấu thành canh ăn cơm hằng ngày. Sử dụng vài ngày là đại tiện sẽ thông.
Trị tiểu buốt
Hái lá mồng tơi từ sáng sớm lau sạch cho vào cối giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước sôi để nguội cho vài hạt muối rồi uống. Bã dùng để đắp vào bụng dưới (chỗ bàng quang) chỉ sau vài lần là khỏi.
Trị bệnh trĩ
Nếu bạn bị trĩ nhẹ thì có thể sử dụng mồng tơi như sau: Lấy một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nát nhuyễn cùng vài hạt muối đắp vào chỗ trĩ sưng, đồng thời nấu canh mồng tơi ăn với cá diếc (ăn cả nước và cái) rất hiệu nghiệm.
Chữa chảy máu cam do huyết nhiệt
Mồng tơi tươi giã nát rồi lấy bông thấm vào nước cốt nhét vào lỗ mũi bên chảy máu.
Trị đầy bụng
Rau mồng tơi 50g, rau đay 50g, khoai sọ 1 củ (bóc vỏ thái nhỏ) nấu canh ăn vài ba ngày. Hoặc dùng 4 loại rau sau đây với lượng bằng nhau nấu canh: mồng tơi, đay, rau khoai, rau má.
Theo Khoevadep
Ăn bí ngô, tốt từ trong ra ngoài Loại thực phẩm vàng này còn được gọi là bí đỏ, bí rợ, rất được ưa chuộng trong dân gian và khoa học đã khám phá ra những giá trị bất ngờ từ nó. Ảnh minh họa: Internet Ăn quá nhiều bí ngô cũng không tốt vì trên bề mặt da sẽ có nhiều nếp nhăn, nước da sẽ chuyển sang màu vàng...