Hong Kong truy lùng bệnh nhân Covid-19 trốn viện
Chính quyền Hong Kong đang truy tìm bệnh nhân 63 tuổi trốn khỏi bệnh viện khi đang điều trị Covid-19.
Nam bệnh nhân số 7379 vào khu cách ly bệnh viện Nữ hoàng Elizabeth hôm 14/12 sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với nCoV. Tuy nhiên, ông này trốn khỏi bệnh viện bằng cầu thang bộ hôm 18/12.
“Nhân viên bệnh viện phát hiện ông này đang tìm cách bỏ trốn và đã đuổi theo nhưng mọi nỗ lực đều bất thành”, phát ngôn viên bệnh viện cho biết, nói thêm bệnh nhân đã mặc một chiếc áo khoác trùm bên ngoài quần áo bệnh nhân khi bỏ trốn.
Người dân Hong Kong xếp hàng chờ xét nghiệm Covid-19. Ảnh: SCMP
Đây là ca Covid-19 trốn viện đầu tiên ở Hong Kong. Đặc khu ghi nhận 7.970 ca nhiễm và 127 ca tử vong, trong đó có hai bệnh nhân 84-85 tuổi qua đời trong hai ngày qua ở bệnh viện Nữ hoàng Elizabeth.
Chính quyền Hong Kong đã thắt chặt các biện pháp giãn cách xã hội trong tuần này, bao gồm tái áp đặt lệnh cấm với các dịch vụ ăn uống tại nhà hàng từ 18h nhằm đối phó với làn sóng bùng phát dịch thứ tư.
Bác sĩ 'siêu nhân' trong cuộc chiến Covid-19
Bác sĩ Joseph Varon, 58 tuổi, làm việc liên tục 268 ngày kể từ đầu dịch Covid-19, không nghỉ ngày nào, vừa chăm sóc, điều trị, vừa vỗ về bệnh nhân.
Với ông, nghỉ ngơi là bất khả thi khi đại dịch đang hoành hành khắp đất nước. Các khu điều trị Covid-19 tại United Memorial, Texas, luôn đầy ắp bệnh nhân. Các y bác sĩ dần kiệt sức.
Với ông, niềm đam mê y học chính là động lực thúc đẩy quyết tâm chiến đấu "để hạ gục dịch bệnh".
Video đang HOT
"Tôi phải làm bằng được", ông nói.
Varon là một người có thái độ tích cực với hoàn cảnh. Dù lên truyền hình cảnh báo cộng đồng về "mùa đông đen tối nhất trong lịch sử y học hiện đại của Mỹ", ông giữ sự vui vẻ và ý thức sâu sắc về mục đích chữa bệnh của mình.
Sinh ra và lớn lên ở Mexico với chuyên môn về hô hấp, hồi sức tích cực (ICU), nội khoa và lão khoa, bác sĩ Varon được trang bị đầy đủ để chiến đấu với virus. Năm 1985, khi ông đang làm bác sĩ nội trú tại cơ sở y tế lớn nhất Mexico, một trận động đất 8,1 độ san bằng bệnh viện. Ông chứng kiến nhiều đồng nghiệp ra đi ngày hôm đó.
Bác sĩ Joseph Varon đang thay trang phục bảo hộ tại Trung tâm Y tế United Memorial, tháng 7/2020. Ảnh: Reuters
"Tôi đã tận mắt chứng kiến nhiều thảm họa trong suốt cuộc đời mình. Song, thứ duy nhất khiến tôi phải sợ hãi là Covid-19. Đây chính là dịch AIDS ngắn hạn", ông nói.
Ngày 12/12, bác sĩ Varon bận rộn đến nỗi phải bỏ dở buổi phỏng vấn của Washington Post vì bệnh viện điều động khẩn cấp.
"Tôi vừa tiếp nhận 6 bệnh nhân Covid-19 trong vòng 60 phút. Thật là điên rồ", ông trả lời phỏng vấn bằng email sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ ở bệnh viện.
Bác sĩ Varon tin rằng việc coi thường giãn cách xã hội, xem nhẹ khẩu trang và chính trị hóa Covid-19 là lý do khiến số ca nhiễm và nhập viện tại Mỹ leo thang chóng mặt. Người dân lần lượt phớt lờ những lời cảnh báo của chuyên gia và y bác sĩ.
"Giống như nhìn thấy mọi người sử dụng ma túy. Bạn liên tục bảo họ dừng lại nếu không muốn chết. Nhưng họ vẫn tiếp tục làm điều đó, ngay trước mắt bạn. Thật quá đau đớn", ông nói.
Chứng kiến tình hình người bệnh xấu đi nhanh chóng vào mùa xuân, ông Varon và các đồng nghiệp đã cùng nỗ lực nghiên cứu, phát triển quy trình phòng ngừa và điều trị thích hợp.
"Đây là một tình huống kiểu chiến tranh. Bạn không đợi quả bom giáng xuống, mà tận dụng tất cả những gì sẵn có để đánh trả. Bạn không ngồi im chờ một loại thuốc từ trên trời rơi xuống", ông nói.
Để hạn chế phải đặt nội khí quản, các bác sĩ đã thử nghiệm phương pháp điều trị hiệu quả hơn, đó là kết hợp steroid, thuốc chống đông máu và axit ascorbic. Varon tuyên bố hỗn hợp thuốc giữ tỷ lệ tử vong của bệnh nhân ở mức khoảng 6%.
Suốt nhiều tháng, bác sĩ Varon điều trị cho hàng chục bệnh nhân Covid-19không chịu thừa nhận virus có thật. Ông nhớ lại một nhân viên bảo vệ 60 tuổi tại bệnh viện đã thẳng thắn phủ nhận dịch bệnh. Người này hầu như không bao giờ đeo khẩu trang và tận dụng mọi cơ hội để khẳng định đại dịch chẳng qua là chiêu trò của chính phủ.
Người đàn ông cuối cùng đã nhiễm virus và phải nhập viện.
Ngay cả khi đang thở hổn hển, bệnh nhân vẫn yêu cầu bác sĩ Varon cho xem dữ liệu chứng minh mình mắc Covid-19. Sau khi tận mắt thấy kết quả xét nghiệm, ông một mực khẳng định nó sai lệch.
"Đây hẳn là tài liệu giả mạo. Tôi chỉ bị viêm phổi. Nó không phải một căn bệnh mà chỉ là chứng hen suyễn thôi", Varon thuật lại lời của bệnh nhân.
Người này tử vong vài ngày sau đó.
Sự tận tâm không mệt mỏi của bác sĩ Varon thể hiện rõ nhất qua bức ảnh nổi tiếng được chụp bởi nhiếp ảnh gia Go Nakamura trong quá trình tác nghiệp tại khu điều trị Covid-19 vào Ngày Lễ Tạ ơn. Bức ảnh ghi lại bệnh nhân ngã vào vòng tay bác sĩ Varon và khóc đòi về nhà.
"Tôi muốn ở bên vợ", người bệnh cao tuổi yếu ớt nói.
Khoảnh khắc được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội, gây tiếng vang vì nó truyền tải nỗi đau và cuộc chiến của hàng triệu người Mỹ, bệnh nhân và nhân viên y tế, khi quốc gia lao đao vì đại dịch.
Bác sĩ Joseph Varon ôm một bệnh nhân Covid-19 cao tuổi tại Trung tâm Y tế United Memorial, tháng 11/2020. Ảnh: Go Nakamura
Ngay cả khi Mỹ đã phê duyệt một loại vaccine an toàn và hiệu quả ngăn ngừa dịch bệnh, Varon vẫn miệt mài trong công việc của mình, bất chấp những lời khẩn cầu từ gia đình rằng ông nên dành thời gian nghỉ ngơi.
Vào một buổi sáng tháng 12, vợ ông, bà Sara Varon, nói: "Anh không phải siêu nhân".
"Những ngày này, anh buộc phải làm vậy", ông trả lời.
Bí mật sau sức bền đáng nể của Varon nằm ở khiếu hài hước bẩm sinh.
Chứng kiến tình trạng cách ly ảnh hưởng thế nào đến tâm lý của người bệnh, ông Varon đã gợi ý các đồng nghiệp tại United Memorial đeo những bức ảnh lớn của chính mình quanh cổ. Điều này giúp bệnh nhân nhận ra người đang chăm sóc mình "đằng sau bộ quần áo phi hành gia".
Có những ngày, ông bước đến khu hồi sức tích cực với bức ảnh của nam diễn viên Brad Pitt trước ngực, đem lại tiếng cười cho cả những người ốm yếu nhất.
Tanna Ingraham, một y tá tại ICU của bệnh viện United Memorial, cho biết: "Các bác sĩ khác lùi về tuyến sau, đôi khi họ không trực tiếp điều trị. Anh ấy (bác sĩ Varon) tận tay chăm sóc từng bệnh nhân, như thể họ là người nhà của mình".
Kêu gọi phân phối công bằng vắc-xin Covid-19 Tại Hội nghị cấp cao Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), ngày 21-11, các nhà lãnh đạo nhấn mạnh cần thiết có cách tiếp cận toàn cầu về vắc-xin ngừa Covid-19. Trung tâm báo chí Hội nghị cấp cao G20. Ảnh ROI-TƠ Quốc vương A-rập Xê-út Xan-man cho rằng cần tạo điều kiện để...