Hong Kong (Trung Quốc) nới lỏng giãn cách xã hội, chuẩn bị tiêm vaccine Covid-19
Từ ngày mai (18/2), đặc khu Hong Kong (Trung Quốc) bắt đầu nới lỏng giãn cách xã hội sau thời gian dài siết chặt quản lý vì đại dịch Covid-19.
Theo thông báo của chính quyền Khu hành chính đặc biệt Hong Kong, từ ngày mai (18/2), đặc khu này sẽ nới lỏng giãn cách xã hội có điều kiện sau khi các ca mắc Covid-19 trong cộng đồng có dấu hiệu giảm.
Người dân Hong Kong (Trung Quốc) xếp hàng xét nghiệm ngày 15/2 (tức mùng 4 Tết). Ảnh: Chinanews
Theo đó, sau ngày 17/2, lệnh cấm tụ tập trên 2 người và ăn uống tại nhà hàng sau 18h hàng ngày, sẽ được thay thế bằng việc cho phép tụ tập 4 người và nhà hàng được phép kinh doanh đến 22h.
Một số trung tâm thể thao trong nhà và ngoài trời, phòng tập, cơ sở làm đẹp, công viên, rạp chiếu phim… cũng được phép mở cửa trở lại có giới hạn. Trong khi đó, các tụ điểm karaoke, phòng massage, hộp đêm, bể bơi… vẫn phải đóng cửa. Nếu vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, phạt tiền tối đa lên đến 50.000 HKD (khoảng 145 triệu đồng) và giam giữ 6 tháng.
Bên cạnh đó, đặc khu này cũng tăng thêm 2 biện pháp phòng dịch mới, gồm người dân phải cài đặt ứng dụng trên điện thoại di động để đăng ký thông tin trước khi vào các cơ sở đông người và nhân viên làm việc tại các cơ sở này 14 ngày phải tiến hành xét nghiệm axit nucleic 1 lần, bắt đầu từ 11/2.
Video đang HOT
Hong Kong (Trung Quốc) cũng đang có kế hoạch tiêm phòng vaccine Covid-19 cho người dân từ đầu tháng 3 tới sau khi lô vaccine đầu tiên dự kiến sẽ được đưa đến đây vào cuối tháng 2. Mục tiêu của Hong Kong (Trung Quốc) là tiêm miễn phí cho đa phần người dân trong năm 2021.
Được biết, 2 ngày qua, số ca Covid-19 ở Hong Kong (Trung Quốc) đã giảm xuống 1 con số. Hôm qua (16/2) cũng là ngày đầu tiên đặc khu này bỏ họp báo về tình hình dịch kể từ khi làn sóng thứ 4 bùng phát tại đây.
Tính đến nay, Hong Kong (Trung Quốc) đã có gần 10.800 bệnh nhân mắc Covid-19, trong đó có 194 ca tử vong./.
Người Mỹ chung sống với Covid-19
Theo các chuyên gia dịch tễ, Covid-19 ở Mỹ dần suy yếu nhờ người dân ý thức cao hơn về giãn cách xã hội, đeo khẩu trang nơi công cộng và hạn chế di chuyển.
Những tuần gần đây, Mỹ ghi nhận những dấu hiệu đáng khích lệ về Covid-19. Số ca nhiễm mới giảm mạnh tại nhiều khu vực, đất nước dần bước qua đỉnh dịch tồi tệ nhất.
Một số ý kiến cho rằng đây là kết quả của chương trình tiêm chủng nhanh chóng. Số khác nhận định sự suy giảm xảy ra tự nhiên, khi thời tiết ấm dần. Mọi lời giải thích đều đi kèm hai cảnh báo quan trọng: đất nước vẫn còn ở vị trí cao trên bản đồ dịch bệnh, tiếp tục ghi nhận hơn 90.000 trường hợp dương tính mới mỗi ngày. Bên cạnh đó, biến thể mới lây lan nhanh chóng và việc nới giãn cách xã hội cũng dễ khiến Mỹ gặp rủi ro.
Số ca nhiễm trung bình theo ngày ở Mỹ đạt mức cao nhất là 248.200 vào hôm 12/1 và bắt đầu giảm kể từ đó. Cựu giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Tom Frieden cho rằng sự suy yếu của đại dịch chủ yếu dựa vào hành vi của người dân, không phải chiến dịch tiêm chủng.
"Tôi không nghĩ vaccine có nhiều tác động đến tỷ lệ ca nhiễm. Đây là những gì chúng ta đang làm đúng: giãn cách, đeo khẩu trang, không đi du lịch, không tụ tập đông người trong nhà", ông nói.
Song Frieden lưu ý số ca mắc tại Mỹ vẫn cao hơn so với mùa xuân và hè năm ngoái. "Chúng ta đã chứng kiến ba đỉnh dịch. Việc có ghi nhận đợt bùng phát thứ tư hay không tùy thuộc vào mỗi người, và cái giá phải trả cực kỳ đắt", ông nhận định.
Điểm xét nghiệm nCoV tại Chicago, tháng 10/2020. Ảnh: NY Times
Rochelle Walensky, giám đốc đương nhiệm của CDC, cho biết hành vi của người dân đặc biệt quan trọng trong công tác ngăn chặn sự lây lan của virus. Theo ông, còn quá sớm để nới quy định sử dụng khẩu trang. Walensky ghi nhận dấu hiệu khả quan, song nhấn mạnh lượng ca mắc vẫn "cao gấp hai lần rưỡi so với mùa hè năm ngoái".
Các nhà nghiên cứu tại Viện Đo lường và Đánh giá Y tế của Đại học Washington cho rằng vaccine đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống dịch. Họ dự đoán virus sẽ lây lan mạnh khi thời tiết lạnh hơn.
"Có hai yếu tố làm giảm khả năng truyền bệnh. Một là tiêm chủng quy mô lớn, tỷ lệ người trưởng thành sẵn sàng dùng vaccine đạt 71%. Hai là điều kiện thời tiết. Số ca mắc sẽ giảm từ nay đến tháng 8", các chuyên gia báo cáo trong cuộc họp ngày 12/2.
Theo mô hình dịch tễ, virus tiếp tục trở lại vào tháng 6. Mô hình dự đoán Mỹ ghi nhận thêm 152.000 ca tử vong do Covid-19 vào ngày . Song việc triển khai vaccine sẽ cứu sống khoảng 114.000 người. Tuần qua, cả nước tiêm khoảng 1,62 triệu liều mỗi ngày, kết quả tốt nhất kể từ khi triển khai, vượt qua mục tiêu 1,5 triệu liều của Tổng thống Joe Biden.
Gần 40 triệu người đã tiêm mũi vaccine đầu tiên, chiếm 12% dân số Mỹ. Theo các chuyên gia, cần khoảng 70-90% người dân có miễn dịch tự nhiên hoặc thông qua tiêm chủng mới mong dập tắt đại dịch. Một số nhà dịch tễ học đồng tình với ông Frieden, rằng đến nay Mỹ chưa đủ người tiêm vaccine để tạo ra "vết lõm" lớn đến như vậy trong biểu đồ số ca nhiễm.
Lời giải thích khác, kém lạc quan hơn cũng xuất hiện: Số trường hợp dương tính ở Mỹ không giảm, chúng chỉ chưa được giới chức phát hiện. Theo Eleanor Murray, giáo sư dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng Đại học Boston, việc chính phủ tập trung vào phân phối và quản lý vaccine có thể khiến công tác xét nghiệm trở lên lỏng lẻo. "Tôi lo rằng các nguồn lực đang được chuyển dần từ xét nghiệm sang tiêm chủng", ông nói.
Ngày 17/2, Mỹ ghi nhận hơn 28 triệu ca mắc Covid-19 và gần 500.000 trường hợp tử vong. Số bệnh nhân đang được điều trị là khoảng 9,4 triệu, trong đó 18.716 người có triệu chứng nặng đến nghiêm trọng. Tổng số người đã hồi phục là hơn 18,4 triệu.
Mất 7 năm để thế giới trở lại bình thường "Khi nào đại dịch sẽ kết thúc?" là câu hỏi thường trực kể từ khi Covid-19 bắt đầu càn quét toàn cầu. Câu trả lời có thể nằm ở vaccine. Hãng tin Bloomberg xây dựng hệ thống dữ liệu lớn nhất thế giới về tiến độ tiêm chủng trên toàn cầu. Thống kê cho thấy 108 triệu liều vaccine đã được sử dụng....