Hong Kong trở thành tâm điểm mới của chiến tranh lạnh Mỹ – Trung
Với dự luật an ninh quốc gia cho Hong Kong vừa được đề xuất trong kỳ họp quốc hội Trung Quốc, trung tâm tài chính này có nguy cơ trở thành tiền tuyến mới trong đối đầu Mỹ – Trung.
Việc Trung Quốc giới thiệu dự luật an ninh quốc gia cho Hong Kong đang đẩy căng thẳng Mỹ – Trung thêm một bước nữa. Thành phố đặc khu với mô hình “một quốc gia, hai chế độ” này đang trở thành tâm điểm mới trong đối đầu Mỹ – Trung.
Bình luận trên The Diplomat, Brian C.H. Fong, chuyên gia chính trị học so sánh tại Hong Kong, cho rằng bước đi mới nhất của đại lục không mang lại lợi ích cho bất kỳ bên nào, bao gồm cả bản thân Bắc Kinh.
Wu Chi-wai, nhà lập pháp Hong Kong, tranh cãi với cảnh sát trước Văn phòng liên lạc của chính quyền Trung Quốc ở đặc khu ngày 22/5. Ảnh: Reuters.
Tất cả cùng thua
Đối với Hong Kong, quyết định của Bắc Kinh là “đòn chí tử” vào vị thế kéo dài cả thế kỷ qua của vùng lãnh thổ: khu vực tài phán pháp lý riêng biệt. Đây chính là nền tảng cho những thành công tại Hong Kong.
Giới tinh hoa Hong Kong, bao gồm cả đặc khu trưởng, trong tương lai sẽ nhận thấy họ ngày càng bị cho ra rìa bởi cách tiếp cận từ trung ương.
Trong khi đó, đối với phương Tây, dự luật an ninh có thể là tiếng chuông cáo chung cho cho sự hiện diện của họ trên vùng lãnh thổ này.
“Những công ty phương Tây sẽ đánh mất trung tâm kinh doanh có xu hướng phương Tây duy nhất trong các lãnh thổ của Trung Quốc và lợi ích kinh doanh của họ cũng không còn được bảo vệ bởi quyền tài phán luật cơ bản kiểu Anh”, Brian Fong dự báo.
Chuyên gia Hong Kong nhận định dự luật sẽ như “cánh tay nối dài” của Trung Quốc. Nó đặt các lợi ích kinh doanh của Mỹ ở đặc khu, bao gồm khoảng 1.300 doanh nghiệp và tổng giá trị đầu tư trực tiếp lên đến 82,5 tỷ USD, vào tình cảnh rủi ro.
Ngoài phương diện kinh tế, sự hiện diện của phương Tây thông qua các tổ chức phi chính phủ, văn phòng báo đài lẫn hoạt động tình báo đều có khả năng bị Bắc Kinh dọn sạch.
Về phần mình, Trung Quốc vốn cần Hong Kong như là một “huyết mạch tài chính”, đóng vai trò nguồn vốn nước ngoài quan trọng nhất cho đất nước kể từ khi lập quốc.
Tầm quan trọng của Hong Kong về khía cạnh tài chính đang lớn hơn bao giờ hết, khi công ty Trung Quốc đứng bên bờ vực bị trục xuất khỏi thị trường vốn tại Mỹ giữa không khí căng thẳng song phương hiện nay. Hàng chục công ty đại lục đã phải lên kế hoạch niêm yết thứ cấp tại đặc khu.
“Thúc đẩy luật an ninh quốc gia ở Hong Kong sẽ tự đốt đi cây cầu nối của Trung Quốc với thế giới và gia tăng áp lực lên nền kinh tế dễ bị tổn tương, vốn đang trong tình trạng suy thoái nghiêm trọng nhất kể từ thập niên 1990″, vị chuyên gia cảnh báo.
Theo Fong, Bắc Kinh đã đưa ra một quyết định các bên cùng thua và dường như không phục vụ lợi ích của bất kỳ bên nào. Chính vì vậy, thông báo của Trung Quốc về dự luật an ninh quốc gia cho Hong Kong tạo ra cơn sốc lớn cho cả đặc khu lẫn cộng đồng quốc tế.
Video đang HOT
Cảnh sát chống bạo động Hong Kong bắn đạn cao su để giải tán người biểu tình phản đối dự luật an ninh và chính quyền đặc khu ngày 24/5. Ảnh: Reuters.
Tháo chạy vốn ra khỏi Hong Kong?
Bắc Kinh đang cùng lúc đối diện những thách thức chưa từng có tiền lệ cả trong và ngoài nước, từ nền kinh tế lung lay và sức ép ngày càng lớn để “gìn giữ ổn định nội bộ” đến xu hướng tách đôi kinh tế với Trung Quốc diễn ra trên toàn cầu.
Bên cạnh đó, họ còn vấp phải phản ứng quốc tế liên quan đến dịch Covid-19 lây lan từ Vũ Hán và áp lực địa chính trị từ Mỹ.
Fong cho rằng nếu giới lãnh đạo Trung Quốc chọn đổ trách nhiệm cho “các lực lượng bên ngoài” với lá bài chủ nghĩa dân tộc thì đó cũng là điều dễ hiểu.
Đặt trong lăng kính đó, những yếu tố như xu hướng ủng hộ phương Tây tại Hong Kong, mong muốn tăng quyền tự trị của người dân nơi đây và các liên kết sâu rộng của đặc khu với phương Tây đã tạo ra bối cảnh hoàn hảo để Bắc Kinh dùng đến lá bài tẩy.
Fong nhận định Trung Quốc đã ưu tiên “việc kiểm soát Hong Kong cao hơn tính toán thực dụng về đóng góp tài chính của vùng lãnh thổ”.
Điều này thể hiện rõ nếu đặt dự luật an ninh quốc gia cho Hong Kong vào bối cảnh rộng hơn, gồm phản ứng cứng rắn hơn từ đại lục đối với Đài Loan và việc giai tăng quyết liệt chi tiêu quốc phòng.
Brian Fong cho rằng Trung Quốc đã quyết định biến Hong Kong thành “chiến trường của mình với phương Tây”. Điều này báo hiệu sự thay đổi mang tính nền tảng trong chính sách với Hong Kong.
Những đời lãnh đạo trước của Trung Quốc theo đuổi chính sách thực dụng, bỏ qua hiện diện của phương Tây tại Hong Kong và đổi lấy khả năng tiếp cận nguồn vốn nước ngoài và thương mại quốc tế. Đặc khu được tạo không gian hoạt động như vùng đệm địa chính trị cho Trung Quốc cả trước và sau kỷ nguyên Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, đồng hồ đếm ngược cho vị thế này của đặc khu đã được lên dây cót.
Ông lo ngại “chiếc hộp Pandora đã được mở”. Hong Kong, Trung Quốc và phương Tây có thể bị cuốn vào vòng luẩn quẩn.
Căng thẳng giữa người biểu tình với chính quyền đặc khu gia tăng, với phản ứng quyết liệt từ cả hai phía. Ông Fong dự đoán về cuộc tháo chạy dòng vốn của nước ngoài lẫn địa phương và đại lục khỏi Hong Kong, cùng với đó là nguy cơ Mỹ chấm dứt đối xử đặc biệt với vùng lãnh thổ này.
“Cuộc đấu vì Hong Kong sẽ là cuộc đấu quyết định cho trật tự thế giới theo chủ nghĩa tự do trên toàn cục. Vì vậy, cách Mỹ và những đồng minh phản ứng với cuộc khủng hoảng hiện nay ở Hong Kong sẽ có hệ lụy rất lớn”, ông nói.
Bé 14 tuổi bị xâm hại, Trung Quốc mong tăng tuổi được quan hệ tình dục
Sau vụ việc một giám đốc kinh doanh bị buộc tội tấn công tình dục bé gái tuổi teen, dư luận nước này đã kêu gọi tăng độ tuổi được quan hệ tình dục từ 14 lên 16 tuổi.
Zing trích dịch bài viết trên Inkstonenews, đề cập đến làn sóng kêu gọi tăng độ tuổi được quan hệ tình dục trong bộ luật của Trung Quốc khi các vụ xâm hại tình dục trẻ em ngày càng gia tăng.
Dư luận Trung Quốc từng có thời gian đổ dồn sự chú ý đến một vụ kiện gây chấn động. Trong đó, một doanh nhân tên Bao Yuming đã bị buộc tội xâm hại tình dục một bé gái 14 tuổi nhưng anh ta bác bỏ lời cáo buộc, khẳng định đó chỉ là hành động "cưng nựng".
Đến nay, nạn nhân của vụ việc đã 18 tuổi. Trả lời tờ South Reviews và The Paper, cô nói rằng bản thân là nạn nhân xâm hại tình dục trong suốt hơn ba năm bởi người đàn ông từng nhận nuôi mình.
Theo đó, vụ tấn công đầu tiên diễn ra khi cô mới 14 tuổi.
Một doanh nhân đã bị buộc tội xâm hại tình dục một bé gái 14 tuổi nhưng anh ta bác bỏ lời cáo buộc, khẳng định đó chỉ là hành động "cưng nựng". Ảnh: Inkstonenews.
Phía luật sư nói rằng bị cáo Bao Yuming có thể tự bào chữa bằng cách khẳng định đây là một vụ quan hệ tình dục tự nguyện từ cả hai phía. Cảnh sát thành phố Yên Đài đang vào cuộc để điều tra sự việc.
Người này hiện đã từ chức giám đốc một công ty viễn thông lớn tại đất nước tỷ dân.
Luật pháp chưa đứng về phía nạn nhân
Tuổi được quan hệ tình dục là độ tuổi cho phép một người tự ý chấp thuận về mặt pháp lý đối với các hoạt động tình dục. Nếu một người trường thành quan hệ tình dục với một người dưới độ tuổi đó, họ có thể bị buộc tội hiếp dâm.
Tuy nhiên, phổ tuổi này ở Trung Quốc đang ở một trong những mức thấp nhất trên thế giới. Bất cập hơn, quan hệ tình dục với bé gái dưới 14 tuổi có thể chỉ bị kết tội hiếp dâm. Trong khi đó, cùng hành vi với bé trai dưới 14 tuổi mới bị kết vào các tội danh lạm dụng tình dục trẻ em.
Lin Yao, một nhà nghiên cứu khoa học chính trị và luật tại Đại học Yale, cho biết khái niệm mơ hồ về sự "trưởng thành" được quy định trong Luật hình sự hiện tại của Trung Quốc là "14 tuổi".
Các cáo buộc xâm hại tình dục chống lại Bao Yuming nổ ra trong bối cảnh nhận thức của công chúng về quấy rối tình dục và quyền phụ nữ tại Trung Quốc ngày một gia tăng.
Kể từ năm 2018, phong trào #MeToo tuy còn non trẻ nhưng đã chứng kiến hàng chục người công khai cáo buộc giáo viên cũ, cán bộ hướng dẫn thực tập hoặc đồng nghiệp của họ về hành động lạm dụng tình dục.
Mẹ của nạn nhân cho biết cô đã đồng ý để Bao Yuming nhận nuôi con gái mình vào năm 2015 với hy vọng cô bé sẽ được học tập trong điều kiện tốt nhất khi sống với một doanh nhân khá giả. Nhưng nạn nhân khai báo đã bị Bao giam trong căn hộ, ép xem phim khiêu dâm sau đó tấn công tình dục.
Nạn nhân khai báo đã bị cha nuôi giam trong căn hộ, ép xem phim khiêu dâm sau đó tấn công tình dục. Ảnh: Pinterest.
Nạn nhân đã cố gắng tự tử vào năm 2019 nhưng được lực lượng cứu hộ đưa đến cảnh sát. Cảnh sát ban đầu bác bỏ vụ án, với lý do thiếu bằng chứng.
Nhiều nhà hoạt động nữ quyền đã bày tỏ sự ủng hộ đối với người tố cáo và kêu gọi những quy định nghiêm khắc hơn được đưa ra để bảo vệ trẻ em khỏi bị tấn công tình dục.
Thay đổi ban đầu trong công cuộc bảo vệ trẻ em
Zhu - một thành viên quốc hội Trung Quốc - cho biết sẽ đề xuất tăng độ tuổi được quan hệ tình dục ở Trung Quốc từ 14 lên 16 tuổi.
Cụ thể, theo đề xuất, một người trưởng thành sẽ phạm tội hiếp dâm theo luật định khi quan hệ tình dục với người dưới 18 tuổi, trong trường hợp người đó chịu trách nhiệm chăm sóc, giáo dục hoặc giám sát vị thành niên này.
Đề xuất của ông Zhu không nằm trong chương trình nghị sự chính thức và dường như không được đưa ra để tranh luận một cách công khai, nhưng nó đã tạo ra một làn sóng ủng hộ trực tuyến mạnh mẽ.
Đề xuất của ông Zhu không được đưa ra tranh luận một cách công khai nhưng nó đã tạo ra một làn sóng ủng hộ mạnh mẽ. Ảnh: Inkstonenews.
"Trẻ em rất dễ bị lừa. Nâng cao giới hạn độ tuổi là sự bảo vệ tốt nhất cho trẻ vị thành niên", trích một bình luận được yêu thích nhất trên Weibo.
Tuy nhiên, một số chuyên gia đã lập luận rằng chỉ tăng giới hạn độ tuổi được quan hệ tình dục là chưa đủ. Nhiều trẻ em và cha mẹ của chúng có nhận thức kém về những gì cấu thành hành vi tình dục không mong muốn.
Liu Chong, một nhà nghiên cứu của Đại học Leeds, chuyên nghiên cứu về giáo dục giới tính ở Trung Quốc, cho biết quan hệ tình dục tuổi teen có xu hướng phổ biến hơn ở các khu vực kém phát triển.
Độ tuổi được quan hệ tình dục thích hợp đã trở thành một chủ đề cho cuộc tranh luận công khai tại nhiều quốc gia, đặc biệt là sau khi các vụ tấn công tình dục liên quan đến trẻ vị thành niên trở nên phức tạp và không ngừng gia tăng.
Năm 2018, hai kẻ bị buộc tội xâm hại tình dục các bé gái 11 tuổi đã dấy lên một làn sóng kêu gọi quy định độ tuổi được quan hệ tình dục là 15. Nhưng những tranh luận pháp lý đã dẫn đến một luật lệ mới mơ hồ, khiến các nhà hoạt động bảo vệ trẻ em không khỏi thất vọng.
Tuy đề xuất mức án tù cho tội xâm hại tình dục trẻ vị thành niên lên tới hơn 10 năm, luật mới yêu cầu công tố phải chứng minh sự không tự nguyện trong vụ việc để kết tội hiếp dâm đối với bị cáo.
Vào tháng 4 vừa qua, chính phủ Hàn Quốc tuyên bố sẽ tăng độ tuổi được quan hệ tình dục từ 13 lên 16 sau khi vụ án "phòng chat tình dục" liên quan đến trẻ vị thành niên gây ra một "cơn địa chấn" tại nước này.
Vụ án tội phạm tình dục Telegram liên quan đến trẻ vị thành niên đã gây ra một "cơn địa chấn" tại Hàn Quốc. Ảnh: Inkstonenews.
Ở Mỹ, độ tuổi được quan hệ tình dục được chính phủ mỗi tiểu bang quyết định. Hầu hết tiểu bang ở Mỹ đã thiết lập độ tuổi này ở mức lớn hơn hoặc bằng 16 tuổi. Một số tiểu bang quy định những ngoại lệ khi hai bên tương đương nhau về tuổi tác.
Ở các bang như California và Oregon, bất kỳ ai trên 18 tuổi đều có thể bị truy tố vì có quan hệ tình dục với trẻ vị thành niên, bất kể hai người có mối quan hệ hay chênh lệch tuổi tác.
https://zingnews.vn/be-14-tuoi-bi-xam-hai-trung-quoc-mong-tang-tuoi-duoc-quan-he-tinh-duc-post1086601.html
Trung Quốc bắt giữ hơn 3.500 người vì Covid-19 3.551 người bị bắt vì các tội liên quan đến Covid-19 ở Trung Quốc, trong đó có các tội danh liên quan đến sản xuất khẩu trang, đồ bảo hộ giả hoặc kém chất lượng. Từ tháng 2 đến tháng 4, chính quyền Trung Quốc đã bắt giữ 3.551 người vì các tội liên quan đến Covid-19, cơ quan công tố hàng đầu...