Hồng Kông mở chương trình đào tạo sau đại học về metaverse
Đại học Bách khoa Hồng Kông sẽ chính thức bắt đầu giảng dạy chương trình thạc sĩ Khoa học Công nghệ Metaverse vào tháng 9.2023.
Đại học Bách khoa Hồng Kông (PolyU) vừa trở thành trường đại học đầu tiên của Hồng Kông khởi động chương trình sau đại học về công nghệ metaverse, khi các cơ sở giáo dục đại học đang chạy đua để theo kịp xu hướng chuyển đổi số mới nổi bao gồm Web3. Theo trang web của PolyU, chương trình Thạc sĩ Khoa học Công nghệ Metaverse sẽ kéo dài một năm, thuộc bộ phận máy tính của khoa kỹ thuật.
Theo trang web của PolyU, chương trình Thạc sĩ Khoa học Công nghệ Metaverse sẽ kéo dài một năm
Mục đích của chương trình này là cung cấp cho sinh viên hiểu biết sâu sắc về “bản chất của metaverses”, “công nghệ cơ bản để xây dựng metaverse”, kiến thức cần thiết để “theo đuổi sự nghiệp trong các công ty khởi nghiệp và những người chơi lớn trong ngành metaverse”, trích nội dung được viết trong phần giới thiệu của chương trình.
Video đang HOT
Metaverse là một trong những khái niệm “ nóng” nhất xuất hiện trong thế giới công nghệ thời gian gần đây. Tuy nhiên, những nỗ lực xung quanh một khái niệm mơ hồ, khó nắm bắt không phải lúc nào cũng được hoan nghênh. Quyết định đổi tên chuyên ngành kỹ thuật thông tin thành kỹ thuật “metaverse” của một trường đại học ở Nam Kinh, miền đông Trung Quốc, đã thu hút sự hoài nghi từ một số người.
Bất chấp những nghi ngờ còn tồn tại, các trường đại học ở Hồng Kông đã đón nhận xu hướng công nghệ mới, tăng tỷ lệ nhập học cho sinh viên vì lo ngại một số sinh viên có thể từ bỏ lời mời và thay vào đó lựa chọn đi học ở nước ngoài.
Tháng trước, Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông (HKUST) đã khởi động Lễ hội Web3, với một loạt cuộc thảo luận và sự kiện trực tuyến diễn ra trong suốt tháng 11.2022 tập trung vào lĩnh vực này. Hiện tầm nhìn về Web3 vẫn còn chưa chặt chẽ, nó được cho là thế hệ World Wide Web tiếp theo được phân cấp thông qua việc sử dụng blockchain và các công nghệ tương tự.
Wang Yang, người sáng lập Phòng thí nghiệm CryptoFintech của HKUST, cho biết trong bài phát biểu khai mạc tại Lễ hội Web3 rằng Hồng Kông có thể là cửa ngõ kết nối nền kinh tế kỹ thuật số của Trung Quốc với phần còn lại của thế giới trong kỷ nguyên Web3, và cần có nhiều chính sách hơn nữa nhằm thu hút nhân tài phù hợp.
Được biết, PolyU cũng sẽ bắt đầu chương trình thạc sĩ Khoa học công nghệ blockchain đầu tiên tại Hồng Kông vào mùa thu năm sau.
Việt Nam có thêm chương trình đào tạo, cấp chứng chỉ mới về CNTT
Công ty DataStax và trường Swinburne Việt Nam vừa bắt tay hợp tác phát triển các chương trình giảng dạy, đào tạo và cấp chứng chỉ về dữ liệu và công nghệ thông tin - truyền thông (CNTT-TT).
Swinburne Việt Nam là chương trình liên kết giữa Đại học Công nghệ Swinburne (Australia) và Đại học FPT (Việt Nam). Trong khi đó, DataStax là một công ty công nghệ chuyên về quản lý dữ liệu thời gian thực.
Các học phần do 2 đơn vị này hợp tác phát triển sẽ trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng theo yêu cầu liên quan đến hệ thống máy tính, phát triển web, quản lý dữ liệu lớn, lập trình và các công nghệ mới.
Sự hợp tác này nhằm mục đích phát triển hệ sinh thái CNTT-TT và nâng cao kỹ năng, khả năng làm việc của lực lượng lao động Việt Nam trong tương lai.
Việt Nam có thêm chương trình đào tạo, cấp chứng chỉ mới về CNTT với sự phối hợp của DataStax và Swinburne Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt
Chương trình học thuật chung sẽ bao gồm các hội thảo, các khóa đào tạo, hackathons (sự kiện về lập trình) và các chương trình thực tập do DataStax tổ chức. Đồng thời, trường đại học sẽ cấp chứng chỉ DataStax và cho sinh viên tiếp cận với các giải pháp của công ty này để trang bị các kỹ năng nghề nghiệp liên quan đến CNTT-TT cho sinh viên.
Theo ông Hoàng Việt Hà - Giám đốc Swinburne Việt Nam, với việc ngày càng có nhiều thành phần kinh tế ứng dụng công nghệ số, Việt Nam đang ở vị trí độc tôn để tạo ra dấu ấn kỹ thuật số mạnh mẽ, đưa đất nước tiến tới Công nghiệp 4.0.
" Sự hợp tác này sẽ là một bàn đạp tuyệt vời để sinh viên Việt Nam trở thành nguồn nhân lực đi đầu về các sáng kiến số hóa ở Việt Nam", ông Hà nói.
Chia sẻ về chương trình đào tạo, ông Thomas Been, Giám đốc tiếp thị tại DataStax cho biết, "Chúng tôi nhận thấy khao khát được áp dụng các công nghệ tiên tiến tại Việt Nam, công việc đòi hỏi phải có nhiều các chuyên gia về khoa học dữ liệu, như blockchain, AI và machine learning. Mối quan hệ hợp tác mà chúng tôi đã xây dựng sẽ giúp sinh viên cách vận hành các công nghệ tiên tiến hiệu quả".
PTIT công bố điểm trúng tuyển đại học năm 2022, ngành CNTT cao nhất 27,25 điểm Điểm chuẩn trúng tuyển vào 14 ngành đào tạo đại học chính quy năm 2022 của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) vừa được công bố. Trong đó, ngành CNTT ở cơ sở Hà Nội có điểm cao nhất là 27,25 điểm. Chiều ngày 16/9, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) đã thông báo điểm chuẩn trúng...