Hồng Kông: Bắc Kinh chỉ định ứng viên lãnh đạo, quận trung tâm bị dọa chiếm
Trung Quốc hôm nay 31/8 khẳng định quyền chỉ định ứng viên cho vị trí lãnh đạo kế tiếp của Hồng Kông, khiến những người phản đối cho biết sẽ thực hiện đe dọa chiếm quận tài chính trung tâm của đặc khu này.
Cảnh sát chuẩn bị hàng rào chắn bên ngoài các văn phòng chính quyền vào ngày hôm nay 31/8.
Ban thường vụ quốc hội Trung Quốc sau một tuần nhóm họp đã quyết định trưởng đặc khu tiếp theo của Hồng Kông sẽ được bầu bằng phiếu phổ thông vào năm 2017, tuy nhiên, các ứng viên phải giành được sự ủng hộ quá bán của một “ủy ban đại diện đề cử”.
Những người phản đối tại Hồng Kông cho rằng điều này có nghĩa là Bắc Kinh vẫn sẽ có thể đảm bảo được ảnh hưởng của mình và loại bỏ được các nhân vật đối lập.
Nhóm “Chiếm trung tâm” tuyên bố sẽ thực hiện đe dọa chiếm quận tài chính trung tâm của Hồng Kông để phản đối. Tuy nhiên, ngày tiến hành chưa được đưa ra.
“Đây là ngày đen tối và đau lòng nhất cho nền dân chủ Hồng Kông”, Ronny Tong, thuộc Đảng dân sự sụt sùi trên kênh truyền hình cáp địa phương.
Hãng thông tấn Trung Quốc Tân Hoa xã dẫn quyết định của giới chức Trung Quốc, lý giải: “Phải giữ vững nguyên tắc, trưởng đặc khu phải là người yêu đất nước và yêu Hồng Kông”.
Những người muốn có quyền tự do hơn trong lựa chọn trưởng đặc khu tiến hành nhiều cuộc biểu tình trong thời gian qua.
Tân Hoa xã cũng cho biết quyết định Ủy ban đề cử sẽ chọn 2 đến 3 ứng viên đã được nhất loạt thông qua tại Ủy ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc.
Video đang HOT
Li Fei, thành viên quốc hội Trung Quốc, phủ nhận yêu cầu của những người phản đối, cho biết “ xã hội Hồng Kông đã mất quá nhiều thời gian bàn luận về điều không có thực”. Ông cho rằng trưởng đặc khu Hồng Kông phải trung thành với đảng Cộng sản Trung Quốc cũng như đất nước và thành phố Hồng K ông.
Anh trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc vào ngày1/7/1997 theo thỏa thuận “một đất nước, hai chế độ”, cho phép người dân có các quyền tự do dân sự, trong đó có tự do ngôn luận và quyền biểu tình.
Những người ủng hộ chính phủ trung ương cũng tiến hành các cuộc tuần hành ở Hồng Kông.
Kể từ đó, trưởng đặc khu được một ủy ban 1.200 thành viên ủng hộ Bắc Kinh lựa chọn. Trung Quốc đã cam kết tiến hành bỏ phiếu phổ thông bầu trưởng đặc khu vào năm 2017, nhưng lại kiểm soát chặt việc lựa chọn các ứng viên.
Những người phản đối đã tiến hành một cuộc tuần hành lớn hồi tháng 7, đòi có tiếng nói lớn hơn trong việc lựa chọn lãnh đạo của họ. Tháng sau, hàng chục ngàn người đã biểu tình phản đối chiến dịch “Chiếm trung tâm”. Sự kiện do Liên minh hòa bình và dân chủ (APD) ủng hộ chính phủ Trung Quốc tiến hành.
Tân Hoa xã vào sớm ngày thứ sáu vừa qua đã đăng tải bài báo với lời lẽ mạnh mẽ, cho rằng chính phủ trung ương có “quyền toàn diện” với Hồng Kông và “sẽ luôn tham gia” vào công việc của đặc khu này.
“Trung Quốc sẽ không đè bẹp sự tự trị của Hồng Kông, nhưng các nhóm chống chính phủ trung ương nên từ bỏ ảo tưởng Hồng Kông được tự trị hoàn toàn”, bài báo cho biết.
Trung Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
2 người Mỹ bị bắt tại Triều Tiên cầu cứu
Hai du khách Mỹ bị Triều Tiên cáo buộc tội danh "chống phá nhà nước" ngày 1/8 đã lên tiếng kêu gọi chính phủ Mỹ can thiệp để được trả tự do, sau khi cho biết họ sẽ sớm bị đưa ra xét xử.
Ông Jeffrey Edward Fowle đang bị Triều Tiên giam giữ
Trong lần xuất hiện đầu tiên trước báo giới sau khi bị bắt giữ hơn 3 tháng trước, Matthew Todd Miller và Jeffrey Edward Fowle đã gặp gỡ một nhóm phóng viên của hãng tin AP, và khẳng định họ được đối đãi tốt và sức khỏe tốt.
Hai du khách này cho biết hàng ngày vẫn được cho phép đi dạo.
Cuộc phỏng vấn được thực hiện với điều kiện địa điểm không được công bố.
Fowle cho biết ông lo ngại tình hình có thể xấu đi nếu mình bị đưa ra xét xử.
"Viễn cảnh với tôi thực sự rất tối tăm", Fowle nói. "Tôi không biết tình cảnh tồi tệ nhất sẽ là gì nhưng tôi cần được giúp đỡ để giải thoát bản thân khỏi tình thế hiện nay. Tôi đề nghị chính phủ giúp đỡ theo cách đó".
Hiện không rõ những người này được tự nói lên nguyện vọng của mình hay những phát biểu của họ bị ép buộc. Nhóm phóng viên của AP được phép đặt câu hỏi với 2 công dân Mỹ này.
Triều Tiên khẳng định hai người này đã có những hành động hiếu chiến, trái với tư cách du khách. Nước này tuyên bố cơ quan chức năng đang chuẩn bị để đưa hai người này ra tòa, nhưng không nói rõ họ đã làm gì để bị coi là có hành động hiếu chiến hay bất hợp pháp, hoặc hình phạt họ phải đối mặt là gì. Thời điểm xét xử cũng không được công bố.
Fowle, 56 tuổi, đến Triều Tiên hôm 29/4. Người này bị tình nghi đã để lại một cuốn Kinh thánh trong một hộp đêm tại thành phố cảng Chongjin, nhưng người phát ngôn của gia đình ông cho biết Fowle, đến từ Miamisburg, Ohio, không thực hiện nhiệm vụ truyền đạo. Fowle làm việc tại một cơ quan về đô thị của thành phố. Ông đã có vợ cùng 3 con, lần lượt 9, 10 và 12 tuổi.
"Thời gian chờ xét xử đang dần khép lại. Nó sẽ diễn ra khá sớm, có lẽ trong vòng 1 tháng tới", Fowle nói về phiên tòa xét xử mình. "Tôi rất muốn được về nhà, tôi dám chắc rằng tất cả chúng tôi đều muốn vậy".
Fowle cũng đưa ra một bức thư ông nói đã viết để tóm tắt lại thời gian mình ở Triều Tiên.
Luật sư của gia đình Fowle cho biết vợ ông vẫn chưa được thấy đoạn phim, nhưng đã đọc tin tức về các phát biểu của chồng.
"Tôi có thể nói rằng bà ấy rất buồn, như mọi người có thể hình dung", luật sư Timothy Tepe nói.
Trong khi đó thông tin về Miller cũng như tội danh cụ thể người này đã phạm phải tại Triều Tiên khá ít.
Theo truyền thông nhà nước Triều Tiên, công dân Mỹ 24 tuổi này nhập cảnh hôm 10/4 với thị thực du lịch, nhưng đã xe rách nó tại sân bay và hét lên rằng mình muốn xin tị nạn.
Một lượng lớn du khách phương Tây đã tới Bình Nhưỡng hồi tháng 4 vừa qua để dự giải Marathon Bình Nhưỡng, hoặc tham dự các sự kiện có liên quan. Miller cũng nhập cảnh vào thời điểm này nhưng các nhà tổ chức tour cho biết Miller không có kế hoạch tham gia giải Marathon.
"Tôi cho rằng mình sẽ sớm bị đưa ra xét xử về tội danh của mình và sẽ bị tống giam", Miller nói. "Tôi đã đề nghị chính phủ Mỹ giúp đỡ nhưng chưa nhận được phản hồi".
Thanh Tùng
Theo Dantri
Ngoại trưởng Úc tuyên bố sẽ đương đầu với Trung Quốc để bảo vệ hòa bình Ngoại trưởng Úc Julie Bishop ngày 10/7 tuyên bố Úc không sợ đương đầu với Trung Quốc để bảo vệ hòa bình, các giá trị tự do và luật pháp. Đây là tuyên bố rõ ràng nhất của chính phủ liên minh tại Úc cho tới nay về lập trường đối với Trung Quốc. Ngoại trưởng Úc Julie Bishop. Bà Bishop đưa ra...