Hồng Ánh: Nếu không xứng đáng thì đừng trao giải
“Cần phải làm rõ điều này, nếu không tìm được gương mặt xứng đáng với giải thưởng thì đừng trao, chẳng thà không có giải chứ đừng trao giải cho người không xứng đáng”, diễn viên Hồng Ánh chia sẻ.
Chị vừa khởi động dự án phim ngắn 98600 … lần 2. So với lần 1 được tổ chức vào năm 2011, dự án lần 2 này có gì mới?
Ở lần thứ hai này, chúng tôi lựa chọn kịch bản và đầu tư tiền cho các bạn trẻ làm phim chứ không phải như lần thứ nhất. Lần đó có nhiều bạn phải đầu tư kinh phí cho bộ phim của mình, còn lần này chúng tôi đầu từ toàn bộ từ đóng góp kinh nghiệm lẫn tài chính cho 5 kịch bản tốt nhất được chọn. Khi các bạn tham gia, dù ở khâu nào, âm thanh, ánh sáng… đều có một số tiền hỗ trợ chứ không phải là… làm cho vui.
Hơn nữa, đối với việc phát hành thì chúng tôi không muốn chỉ là một buổi ra mắt và sau đó là đi trình chiếu ở các trường đại học như trước mà chúng tôi muốn các tác phẩm được “ra rạp” bán vé đàng hoàng. Nguồn thu từ bán vé chúng tôi sẽ dùng nó để tái tổ chức lần 3 và biến hoạt động này trở thành thường niên.
Để có thể chiếu ở rạp đòi hỏi chất lượng phải rất cao, liệu có là quá tự tin không khi đa phần các thí sinh tham gia dự án đều là những người nghiệp dư?
Như bạn đã thấy, những sự thay đổi trong quy chế của dự án đều nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng các bộ phim. Ngoài ra, các bạn thí sinh đều nhận được sự hướng dẫn từ các chuyên gia như đạo diễn Vinh Sơn sẽ hướng dẫn các bạn về công tác đạo diễn, dựng phim, anh Lê Hồng Lâm sẽ hướng dẫn các bạn về kịch bản… làm sao khi đưa ra sản xuất phim các bạn thí sinh chỉ cần quan tâm tới vấn đề đạo diễn còn ê-kíp sản xuất đã có chúng tôi hỗ trợ.
Tôi có tham gia buổi ra mắt các bộ phim trong Dự án phim ngắn 89600 … lần 1 của chị vào năm 2011. Phải nói rằng một vài trong số đó là những phim thực sự có chất lượng, đến nay thì cái thành công lớn nhất đến lúc này của các tác phẩm đó mang lại là gì?
Điều này hơi mang tính “ xã hội” một chút. Hẳn bạn còn nhớ bộ phim tài liệu ngắn Xe ôm kể về cuộc đời của cô Nguyệt – một người phụ nữ 20 hành nghề xe ôm ở bến xe Miền Đông. Ở các bộ phim, giá trị tinh thần thường mang đến một cách vô hình thì ở bộ phim này, giá trị đó đã trở nên hữu hình. Bởi sau khi bộ phim công chiếu, người phụ nữ đó đã được các mạnh thường quân, được ban quản lý bến xe giúp đỡ để thôi chạy xe ôm và mở một quán nước ở trong bến xe. Như cô Nguyệt chia sẻ, “giấc mơ lớn nhất đời của cô đã được thực hiện thông qua dự án này”.
Hồng Ánh với các thành viên trong dự án phim ngắn của mình
Tôi muốn nói về một niềm đam mê cũng là thành công lớn nhất của chị trong điện ảnh, đó là những vai diễn. Chị hoàn toàn có thể phát triển hơn nữa ở công tác diễn xuất, thậm chí là vươn ra nước ngoài hơn là lui vào hậu trường làm sản xuất?
Với nghề diễn, có rất nhiều cách để vươn ra xa, thậm chí là nước ngoài nhưng tôi vẫn muốn vươn ra thế giới bằng chính những tác phẩm đúng chất Việt Nam hơn. Bạn biết rồi đấy, với những diễn viên châu Á nếu không có bản sắc thì muôn đời chỉ là làm nền cho những diễn viên bản địa mà thôi. Hơn nữa khi một bộ phim nào đó cần một diễn viên châu Á, nếu bạn may mắn được họ để ý tới thì bạn cũng chỉ được nói thứ “ngôn ngữ điện ảnh” của họ chứ không phải của Việt Nam, cảm xúc và cái nhìn lệch lạc. Trong tình hình hiện tại, vị thế của điện ảnh Châu Á nói chung không riêng gì Việt Nam thực sự không được đánh giá cao trong cái nhìn của điện ảnh thế giới.
Hãy nói một chút về bộ phim Tâm hồn mẹ của chị, một phim vừa tham gia Liên hoan phim Pháp ngữ 2012, đó là bộ phim gây tranh cãi khi vai diễn người mẹ của chị từng bị một đạo diễn nổi tiếng chê rằng “đó là một bà mẹ không ra gì khi khoả thân trước mặt con cái?”
Đó là phim, trong phim thì có rất nhiều hành động mà nếu người ta ý thức được thì đó không còn là một bộ phim nữa. Tuy nhiên, thẳng thắn thừa nhận thì tôi thấy Tâm hồn mẹ là một bộ phim mà chị Giang (đạo diễn Nhuệ Giang) đã không vượt qua được chính mình. Còn vai diễn của tôi cũng không hẳn là xuất sắc nhưng dưới góc độ của một diễn viên chuyên nghiệp, tôi đã làm được điều mà đạo diễn và kịch bản yêu cầu chứ riêng tôi không thể kiểm soát được hết mọi thứ để làm nên thành công của một bộ phim.
Đúng là nếu ở đời thực, nếu là một người tỉnh táo thì ở ngoài nhìn vào tôi cũng không đồng ý với những hành động như vậy của người mẹ, nhưng bà ta đâu có cố ý? Bà ta trốn ra một góc nào đó và đứa con đi tìm và nhìn thấy bà trong tình trạng đó cơ mà? Vậy nên tôi nghĩ đạo diễn Lưu Trọng Ninh nhận xét như vậy có lẽ anh ấy chỉ nhìn thấy đoạn cuối thôi, nghĩa là anh ấy chỉ nhìn thấy kết quả thôi chứ không nhìn thấy nguyên nhân. Giả sử nếu tôi tự nhiên đứng gào rú, lột đồ trước mặt con cái thì đúng là nên đáng trách, nhưng trong phim không như vậy…
Hồng Ánh trong phim Tâm hồn mẹ
Mọi người vẫn coi Hồng Ánh là “Nữ hoàng giải thưởng” của Việt Nam khi chị nhận được rất nhiều giải thưởng trong sự nghiệp của mình. Chị có biết người ta từng đặt câu hỏi: “Tại sao cứ là Hồng Ánh” trong một bài báo chưa?
Video đang HOT
Đứng về mặt cá nhân tôi rất hãnh diện khi nhận được nhiều giải thưởng nhưng đứng về mặt nghề nghiệp thì tôi buồn bởi tôi hoàn toàn không muốn ngồi đó hoài. Điện ảnh luôn cần có nhân tố mới. Do vậy với tôi giải thưởng có thể trao cho Hạnh Sino hay Elly Trần dù có thể với bộ phim đó không thật sự xứng đáng nhưng nói chung cần thay đổi, cần một ai đó không phải là tôi nữa, ngần ấy năm không tìm được một gương mặt mới nào thì quả là đáng buồn. Tuy nhiên, cần phải làm rõ điều này, nếu không tìm được gương mặt xứng đáng với giải thưởng thì đừng trao, chẳng thà không có giải chứ đừng trao giải cho người không xứng đáng.
Tôi nhớ điện ảnh thế giới có một gương mặt thực sự đặc biệt là Meryl Streep, gần như năm nào cũng được đề cử giải thưởng, 17 lần với giải Oscar và 22 lần với Quả cầu vàng…
Ôi, xin đừng so sánh tôi với Meryl Streep, cô ấy là một tượng đài thật sự và tài năng của cô ấy không thể giấu vào đâu được. Điện ảnh và sân khấu có một điều đặc biệt là bạn không thể giấu và che mắt được bất kỳ ai. Bạn có thể đút lót, có thể làm mọi thứ để được giải thưởng nhưng khi bạn bước ra sân khấu hay phim của bạn được trình chiếu, khán giả sẽ biết được tài năng của bạn đến đâu và giải thưởng trao cho bạn có thực sự xứng đáng hay không?
Nếu vậy, chị đã theo dõi hai LHP gần đây nhất của Việt Nam là Cánh diều vàng và Bông sen vàng. Chị có nhận xét gì về những phản ánh rằng các giải thưởng được trao không thuyết phục?
Nói chung giải thưởng phản ảnh đúng hiện thực điện ảnh nước nhà trong giai đoạn này nhưng nói như thế không có nghĩa là nó phản ánh đầy đủ mà chỉ là góc nhìn của vài cá nhân. Năm nào cũng vậy, cứ có giải thưởng trao thì sẽ có dư luận đồng tình hay phản đối. Nói như vậy không có nghĩa là họ trao cho tôi thì tôi nói họ đúng hay ngược lại, nhưng bản thân những người làm nghề sẽ biết được rằng giải thưởng trao có đúng hay không?
Còn BTC, tôi nói thật là đôi khi giải họ trao còn phụ thuộc vào những lý do mà mình không thể hiểu được. Tôi đã từng ngồi vào vị trí BGK của Cánh diều vàng nên tôi hiểu nỗi khổ của họ. Việc trao giải thưởng có thể gây bức xúc cho những người làm chuyên môn nhưng bạn thử hỏi những người dân bình thường xem, thậm chí họ không biết Cánh diều vàng là cái gì, điều đó còn nghiêm trọng hơn nhiều.
Nhưng với một giải thưởng nhận được sự đồng thuận lớn từ cả phía khán giả và các nhà chuyên môn, điều đó có nghĩa là nó thực sự có “sức sống”?
Dĩ nhiên, nếu giải thưởng công tâm thì nó mới thực sự có giá trị và nó mới thúc đấy được những đơn vị làm nghề. Chứ với tình trạng hiện tại, tôi nghĩ sẽ có một ngày một đơn vị tư nhân nào đó đứng ra tổ chức một giải thưởng riêng. Và điều tôi e ngại nhất chính là việc lúc đó Cánh diều vàng hay Bông sen vàng sẽ không nhận được sự quan tâm của bất kỳ đơn vị làm nghề nào nữa. Hoặc giả nếu có thì họ gửi phim đi với các lý do “ngoại giao” mà không đặt một sự kỳ vọng hay trông chờ nào, một sự hờ hững thực sự.
Tôi rất thích ý này của chị và điều đó đã dần trở thành sự thật rồi. Bằng chứng là trong LHP Cánh diều vàng ở Phú Yên năm 2011 có nhiều nhà sản xuất, đạo diễn, diễn viên… có phim tham gia (thậm chí có phim có giải) nhưng họ đã không đến.
Đúng vậy, một số đơn vị làm nghề gửi phim như là một cách ngoại giao, họ gửi phim bởi họ tham gia trong lĩnh vực này nên họ có trách nhiệm phải gửi phim đến một sự kiện điện ảnh của nước nhà. Cách họ gửi phim, cái cách họ tham gia LHP đã thể hiện thái độ không tôn trọng LHP. Tại sao họ không tôn trọng thì tôi nghĩ những người làm công tác tổ chức nên nhìn lại. Bản thân là người trong nghề, tôi rất không hài lòng với điều đó, nếu anh không tôn trọng thì tốt nhất anh đừng tham gia nữa.
Cảm ơn chị Hồng Ánh rất nhiều!
Theo Dân Trí
Hồng Ánh "Khán giả cũng phải học cách... xem phim"
Phim Tâm hồn mẹ sau 10 năm ấp ủ của đạo diễn Nhuệ Giang vẫn bế tắc tìm đường ra rạp. Diễn viên Hồng Ánh chia sẻ về quan điểm làm phim, về dòng phim nghệ thuật, về cả cảnh nóng bị cho rằng có phần... bạo liệt, sống sượng của cô trong Tâm hồn mẹ.
"Tôi đã nói mãi rồi, vẫn thế thôi...!"
Với nội dung đầy tính nhân văn, cách kể chuyện chân thực, diễn xuất xuất sắc của dàn diễn viên... Nhưng bộ phim Tâm hồn mẹ của đạo diễn Nhuệ Giang đã "trắng tay" tại LHP quốc gia và đến bây giờ vẫn không thể ra rạp. Đó là số phận chung của dòng phim nghệ thuật?
Bạn đã xem Tâm hồn mẹ chưa? Và theo bạn, liệu có nhiều người thích bộ phim đó không?
Hồng Ánh trong phim Tâm hồn mẹ
Người viết đã xem trong một buổi chiếu miễn phí dành cho sinh viên ĐH Sân khấu Điện ảnh. Sau buổi chiếu, khán giả đều đứng dậy tìm Nhuệ Giang, xin bắt tay đạo diễn và bày tỏ sự xúc động...
Đó không phải là số đông. Số đông khán giả bây giờ thích ra rạp xem những bộ phim giải trí, trong đó có cả những bộ phim giải trí chẳng có nội dung gì. Cũng không thể trách được khán giả. Không phải tất cả những khán giả đi xem phim giải trí đều là những người hời hợt, không có trí thức... Đó chỉ là lựa chọn của họ khi tìm đến một phương thức giải trí.
Với dòng phim tác giả hay còn gọi là phim nghệ thuật, mặc nhiên là dòng phim kén khán giả. Số khán giả thích dòng phim này không nhiều. Trên thế giới cũng thế.
Tôi nghĩ, để cảm nhận được nghệ thuật, cũng cần phải học. Ví như tôi, nếu không được học về hội họa, tôi chẳng hiểu gì khi đứng trước một bức tranh. Với điện ảnh cũng thế, để hiểu và cảm nhận được hết giá trị nghệ thuật của nó, khán giả cũng cần phải học. Khán giả sẽ phải học cả cách xem phim.
Với điện ảnh thế giới, dòng phim tác giả có thể không có khán giả, nhưng họ có giải thưởng. Ở Việt Nam, phim nghệ thuật không có cả hai. Tâm hồn mẹ bị... "thất sủng" hoàn toàn tại LHP quốc gia. Một bộ phim có chất lượng thấp như Vũ điệu đam mê lại được vinh danh. Sự bất cập này sẽ đưa dòng phim nghệ thuật đi đến đâu?
Mùa LHP quốc gia nào cũng có tranh cãi. Giải thưởng phụ thuộc vào BGK. Khi BTC đã chọn họ, cũng nên tôn trọng quyết định của họ, dù đó là quyết định sai.
Cách trả lời của Hồng Ánh là cách trả lời không muốn động chạm?
Tôi đã nói mãi rồi, vẫn thế thôi. Không có gì thay đổi. Bây giờ tôi sẽ không nói gì cả, tôi tập trung vào công việc của mình.
Với dòng phim nghệ thuật, tôi chỉ muốn nói rằng, khi các đạo diễn đã quyết tâm đi theo dòng phim ấy, hãy làm hết sức mình, và hãy chấp nhận những bất cập của nó. Nói đi cũng phải nói lại, những hãng phim tư nhân sẽ không bao giờ bỏ tiền cho các đạo diễn làm phim nghệ thuật, chỉ có nhà nước chấp nhận. Vậy khi đã cầm tiền nhà nước đi làm phim, không phải lo thu hồi vốn, các đạo diễn hãy hết sức với bộ phim của mình. Khi bộ phim đã hoàn tất, những việc còn lại là của bộ phận khác. Với dòng phim nghệ thuật, nhà sản xuất và đơn vị phát hành cũng phải tính đến những phương án khác, không thể đánh đồng với cách phát hành của phim giải trí.
Với Nhuệ Giang, tôi sẽ nói với chị, đừng quan tâm tới việc phát hành của Tâm hồn mẹ nữa. Bỏ đi. Hãy tập trung sáng tạo cho dự án phim mới. Nỗi buồn là nỗi buồn chung. Khi phim ra được rạp, tôi sẽ vận động bạn bè, đồng nghiệp đi xem, đó là cách duy nhất tôi có thể giúp được!
Hồng Ánh và ông xã Nguyễn Thanh Sơn (Ảnh: Hoài Sơn)
"Đúng, cảnh nóng bạo liệt, nhưng cần thiết!"
Trong Tâm hồn mẹ, Hồng Ánh vào vai Lan- một phụ nữ bán trái cây nghèo khổ, chạy theo mối tình vô vọng, dại khờ với anh lái xe. Chị có thêm một vai diễn khó. Nếu có thể nói đến những hạn chế chưa làm được với vai Lan, chị sẽ nói gì...?
Điều tôi không bằng lòng nhất với vai Lan đó là, vai Lan có quá nhiều đất diễn. Xem phim khán giả có thể thấy, vai Lan xuất hiện quá nhiều so với một vai phụ. (Ở LHP quốc gia, BTC từng xếp Hồng Ánh vào danh sách đề cử Nữ diễn viên chính, nhưng thực tế, vai của Hồng Ánh chỉ là một vai phụ). Khi cho mình một bước lùi, nhìn trên tổng thể của bộ phim, tôi đã nhận thấy, lẽ ra, vai Lan nên ít hơn để dành sự tỏa sáng cho nhân vật bé Thu của Phùng Hoa Hoài Linh.
Thêm nữa, vai Lan của tôi có phần sâu sắc hơn bản thể nhân vật cần có. Vai Lan ấy nên nông nổi hơn, hời hợt hơn, hồn nhiên hơn.
Cảnh nóng khá... bạo liệt trong Tâm hồn mẹ
Trong phim, Hồng Ánh và Trương Minh Quốc Thái đã có những cảnh nóng khá... bạo liệt. Lâu nay, báo chí vẫn nhắc đến cảnh nóng như một sự câu khách. Cách nhìn nhận về cảnh nóng cũng phần nào tầm thường hơn. Về cảnh nóng bạo liệt của chị và Trương Minh Quốc Thái, ranh giới giữa sự dung tục và tính nghệ thuật, sẽ rất mong manh. Chị nghĩ như thế nào khi những cảnh nóng được nhìn nhận là táo bạo, bạo liệt và có phần... sống sượng?
Trước thềm LHP 17, báo chí khi đưa tin về phim Tâm hồn mẹ cũng chỉ nhắc đến cảnh nóng của tôi và tuyệt nhiên chẳng nói gì đến câu chuyện của bé Thu- nhân vật chính. Những đề tài nhạy cảm bao giờ cũng gây tò mò với người xem.
Khi xem phim, tùy thẩm mỹ của từng người xem, họ sẽ cảm nhận được cảnh nóng là dung tục, phản cảm, hay đẹp và cần thiết cho nội dung của bộ phim. Tôi sẽ không thể đi giải thích với từng người về cảnh nóng.
Với Tâm hồn mẹ, cả đạo diễn và diễn viên đều thấy cảnh nóng thực sự cần thiết. Đúng, cảnh nóng được thực hiện khá bạo liệt. Cả tôi và Trương Minh Quốc Thái đều phải làm việc rất cực khổ. Cả hai diễn viên đều phải "nude" là điều chắc chắn. Quay nhiều "đúp" khác nhau... Khi xem lại, tôi vẫn thấy cảnh ấy cần thiết, không hề dung tục. Tôi không thấy "gợn" chút nào.
Theo tôi, để đóng cảnh nóng, cần rất nhiều tới sự chuyên nghiệp của cả diễn viên và đạo diễn.
Hồng Ánh đã phải "nude" trong phim Tâm hồn mẹ
Không chỉ phải "nude" trong cảnh nóng, Hồng Ánh còn có cảnh "nude" táo bạo khi tắm bùn... Phong trào nghệ sỹ khoe thân đang nở rộ. Với cảnh nude trong Tâm hồn mẹ, Hồng Ánh có nghĩ, chị sẽ được xếp vào danh sách những nghệ sỹ khoe thân...?
(cười). Với điện ảnh, tôi có thể làm được tất cả. Cảnh tắm bùn, tôi thấy, mình không được đẹp. Nhưng tôi không ngại. Nếu ngại, tôi có thể nhờ một siêu mẫu có "body" chuẩn, 3 vòng gợi cảm đóng thế. Tuy nhiên, nhân vật Lan của tôi, một phụ nữ nghèo bán trái cây ở chợ Long Biên không cần phải có 3 vòng gợi cảm. Cô Lan ấy chỉ cần... tôi là đủ rồi. Không cần đến một siêu mẫu. Xem phim bạn đã thấy, tôi đâu có gợi cảm để mang tiếng là khoe thân?
Điều đọng lại cuối cùng của cô Lan bán trái cây, của Tâm hồn mẹ trong chị?
Trên tất cả, tôi hài lòng với vai diễn này. Tôi thích thú khi được thể nghiệm với nhân vật mới, được thể nghiệm cả chuyên môn của mình với cảnh nóng, cảnh tắm bùn...
Cô Lan bán trái cây nông nổi, dại khờ trong tình yêu, bỏ rơi con để chạy theo anh lái xe bạc nhược. Không phải cô ấy không yêu con, cô Lan yêu con theo cách của mình. Nhưng với đứa trẻ, như thế là chưa đủ. Tôi không cổ súy cho tuýp phụ nữ như thế, nhưng, những phụ nữ như thế, ta có thể gặp ở bất kỳ đâu trong cuộc đời này.
Theo Dân Trí
Minh Hằng "tung chưởng" bắt "tên cướp" Minh Thuận Còn Tường Vi thì lại tiếp tục "yếu đuối" trong tác phẩm mới. Minh Hằng "tung chưởng" bắt "tên cướp" Minh Thuận Trong Lệ phí tình yêu, chị Minh Hằng (vai Hiền Diệu) làm nhân viên đòi nợ của một ngân hàng. Có lẽ vì tính chất công việc nên chị ấy luôn "giắt túi" vài miếng võ. Sẵn tính tình trượng nghĩa,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

5 chi tiết ẩn giấu cực khéo trong Thám Tử Kiên, xem một lần chưa chắc đã biết

Những chặng đường bụi bặm - Tập 24: Nguyên dằn mặt Hậu, tuyên bố không cho phép ai làm ông Nhân rơi nước mắt

Mẹ biển - Tập 37: Giàu về làng chài và phát hiện ra chuyện 'động trời' mẹ đã làm

Ngọc Huyền và Trần Nghĩa bị phản ứng trong "Cha tôi, người ở lại"

Những chặng đường bụi bặm: Lời thú nhận đau lòng của ông Nhân

Những chặng đường bụi bặm - Tập 24: Ông Nhân đối mặt với chồng mới của vợ

Mẹ biển - Tập 37: Huệ gây náo loạn, Hai Thơ lỡ lời khiến Ba Sịa chạnh lòng

Những chặng đường bụi bặm - Tập 24: Nguyên nổi cáu khi nghe Hậu mắng nhiếc ông Nhân

Những chặng đường bụi bặm - Tập 23: Hậu không muốn nhận bố đẻ, ông Nhân đau lòng chôn kỷ vật tặng con trai

Mẹ biển - Tập 36: Đại nhận ra mình đã trách nhầm Hai Thơ và Ba Sịa

Giả thuyết sốc về Thám Tử Kiên phần 2: Nữ chính là "trùm cuối" vì lý do không ngờ

'Út Lan: Oán linh giữ của' mang chuyện dân gian 'rợn tóc gáy' lên màn ảnh rộng
Có thể bạn quan tâm

Ca sĩ Anh Tú nói thẳng trước hàng nghìn khán giả: "Anh cung thich Lyly"
Sao việt
23:47:47 12/05/2025
Liên hoan phim Cannes cấm các sao diện trang phục hở bạo
Hậu trường phim
23:33:43 12/05/2025
Chồng Từ Hy Viên lộ diện, thân hình gầy gò khó nhận ra
Sao châu á
23:31:07 12/05/2025
Miley Cyrus lên tiếng về tin đồn bất hòa với cha mẹ
Sao âu mỹ
23:28:45 12/05/2025
Vì sao Thanh Hằng trở lại show thực tế về người mẫu sau 9 năm?
Tv show
23:19:14 12/05/2025
Con gái nuôi hát 'Giấc mơ cánh cò', nghẹn ngào nhắc kỷ niệm với Phi Nhung
Nhạc việt
22:56:40 12/05/2025
Bí ẩn 'lời kêu cứu' của vũ trụ, 'mâu thuẫn' giữa các hành tinh, khoa học giải mã
Thế giới
22:49:20 12/05/2025
Từ sân khấu đáng quên Oscar 2025: Sẽ ra sao nếu Lisa "nhập vai" Bond Girl thế hệ mới?
Nhạc quốc tế
22:41:49 12/05/2025
Người đàn ông cầm dao đuổi đánh công nhân khai thác khoáng sản
Pháp luật
22:14:50 12/05/2025
Phát hiện "đại dương bị chôn vùi" bên trong Sao Hỏa
Lạ vui
22:07:06 12/05/2025