Honeyguides: Loài chim hoang dã có thể giao tiếp và làm việc cùng với con người
Chim Honeyguides có mối quan hệ cổ xưa với con người. Trên thực tế, những con chim này thậm chí có thể hiểu và làm việc cùng với con người để tìm kiếm thức ăn.
Trong các savan rậm rạp ở miền Nam châu Phi, tồn tại một mối quan hệ đối tác phi thường giữa con người và chim honeyguide lớn hơn (tên khoa học là Indicator indicator). Cụ thể, những con chim này sẽ chỉ cho những người thợ săn mật ong địa phương biết mật ong ở đâu, và đổi lại những người thợ săn sẽ chia cho chúng một phần thành quả tìm kiếm được.
Honeyguide là một trong số ít loài chim trên thế giới có thể ăn và tiêu hóa sáp ong. Tuy nhiên, những chú chim nhỏ bé không thể tự mình phá tổ ong rừng, chứ đừng nói đến việc xử lý hàng nghìn con ong đang giận dữ mà không bị đốt. Do đó, nó đã học được cách dẫn con người đến các tổ ong hoang dã, vì họ có thể xử lý những con ong bằng khói và thu hoạch mật ong. Sự hợp tác này có lợi cho cả hai bên: con người có nhiều khả năng tìm thấy tổ ong hơn khi được loài chim này chỉ đường, và sau khi lấy mật, những con chim nhỏ sẽ có được sáp và ấu trùng ong như một khoản phí dẫn đường.
Đó là sự hợp tác hoàn hảo: trong khi những con chim thường biết vị trí của nhiều tổ trong lãnh thổ của chúng, thì chúng lại không thể trực tiếp tiếp cận nguồn thức ăn. Mặt khác, con người ít có khả năng tự mình tìm thấy một tổ ong hơn, nhưng họ có các công cụ và kỹ năng phù hợp để thu hoạch những tổ ong này.
Tuyệt vời hơn nữa, những con chim này và những người thợ săn mật ong có thể giao tiếp với nhau. Thông thường, những con chim này sẽ tiếp cận con người bằng một tiếng kêu lớn, nghe như “tirr-tirr-tirr-tirr”, để thu hút sự chú ý của họ. Sau đó, nó bay từ cây này sang cây khác để chỉ hướng cho những người thợ săn về phía tổ ong. Để giữ cho con chim tập trung hơn đến việc dẫn đường, những người thợ săn thường huýt sáo, nói chuyện và đập những tiếng kêu của chúng cho đến khi tìm thấy tổ ong rừng.
Để chủ động hơn trong việc tìm kiếm mật ong, con người cũng đã phát triển một tín hiệu về thời điểm họ sẵn sàng đi săn. Claire Spottiswoode, một nhà động vật học tại Đại học Cambridge, từ lâu đã quan tâm đến mối quan hệ giữa loài chim này và con người. Trong khi nghiên cứu những con chim tại cộng đồng người Yao ở Mozambique, cô phát hiện ra rằng họ cũng có thể thu hút những con chim bằng cách phát ra tiếng gọi lớn “brrrr-hm”. Đó là một truyền thống săn bắn rất cụ thể của người Yao, một truyền thống đã được truyền từ nhiều thế hệ.
Spottiswoode phát hiện ra rằng những con chim nhận ra và phản ứng với tiếng gọi “brrr-hm” này. Để đo lường điều này, cô ấy đã ghi lại hai “cuộc gọi” khác; một là tín hiệu được phát ra từ những người thợ săn Yao, và một là lời kêu gọi của một loài chim khác. Sau đó, cô phát những bản ghi âm trên khắp lãnh thổ của loài chim honeyguides. Kết quả rất rõ ràng: những con chim honeyguides có nhiều khả năng phản hồi lại cách gọi “brrr-hm” truyền thống và tín hiệu này cũng làm tăng khả năng được dẫn đường bởi một con chim honeyguides từ 33% lên 66%, và với mỗi chuyến đi săn như vậy, tỷ lệ thành công thường là 75% dưới sự hướng dẫn của một con chim.
Mối quan hệ giữa loài chim này và con người lần đầu tiên được ghi nhận vào năm 1588, khi một con chim nhỏ mổ vào chân đèn trong nhà thờ đã thu hút sự chú ý của một nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha có trụ sở tại Sofala, Mozambique.
Ông viết rằng con chim tò mò đã chỉ cho mọi người đường đến tổ ong. Sau đó, những cuộc gặp gỡ được ghi lại với loài chim liên tục xuất hiện trong suốt nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, hầu hết các ghi chép này không tạo ra nhiều hứng thú về mối tương tác giữa con người và và chim honeyguides, bởi cộng đồng khoa học lúc đó cho rằng đây chỉ là truyền thuyết địa phương của những người thổ dân Châu Phi.
Thế nhưng tất cả đã thay đổi vào những năm 1980, khi Hussein Isack, một thợ săn mật ong người Kenya và Heinz Ulrich Reyer, một nhà động vật học người Đức, thực hiện việc theo dõi những người thợ săn mật ong Boran trong khoảng 3 năm. Thông qua công việc thực địa này, họ có thể xác nhận rằng sự hợp tác giữa con người và loài chim này là sự thật: những con chim thực sự giao tiếp và tương tác với những người thợ săn mật ong.
Mặc dù những cuộc gặp gỡ của người phương Tây đầu tiên có từ thế kỷ 16, nhưng các chuyên gia tin rằng mối quan hệ hợp tác độc đáo này có lịch sử lâu đời hơn nhiều và có lẽ đã phát triển qua hàng trăm nghìn năm. Vì trên thực tế, loài chim hoang dã sống tự do này không được thuần hóa và chưa bao giờ nhận được bất kỳ sự huấn luyện nào từ con người, nên mối quan hệ này có thể được hình thành thông qua quá trình chọn lọc tự nhiên.
Việc săn bắt mật ong truyền thống dựa vào sự hợp tác với loài chim này trên thực tế đang ngày càng ít phổ biến do nhiều ngôi làng đã chuyển sang nuôi các tổ ong thay vì tìm kiếm trong tự nhiên. Điều này thậm chí đã làm cho những “người dẫn đường biết bay” dừng hành vi dẫn đường do không có phản ứng từ những người săn mật ong.
Tuy nhiên, tại Khu bảo tồn Quốc gia Niassa, truyền thống săn bắn này vẫn tiếp tục phát triển mạnh trong cộng đồng người Yao, những người hiếm hoi vẫn giữ được truyền thống và tôn trọng sự hợp tác giữa con người và động vật.
Bảo vệ các loài chim hoang dã, di cư tại Bến Tre
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre Nguyễn Minh Cảnh vừa ký công văn đề nghị các cơ quan, đơn vị và địa phương có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức thực hiện tốt các nội dung theo chỉ đạo tại Chỉ thị số 4/CT-TTg ngày 17 tháng 5 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ "về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam" trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
Ảnh minh họa: Phạm Thanh Tân/TTXVN
Theo đó, các sở, ban, ngành tỉnh và các địa phương thông tin, phổ biến Chỉ thị số 4/CT-TTg. Đồng thời, tiếp tục tổ chức thực hiện tốt các quy định pháp luật có liên quan, đặc biệt là Nghị định số 160/2013/NĐ-CP về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Nghị định số 64/2019/NĐ-CP về sửa đổi Điều 7 Nghị định số 160/2013/NĐ- CP về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Nghị định số 06/2019/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp...
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương có liên quan tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, hỗ trợ các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị số 4/CT-TTg. Sở làm đầu mối tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với các cơ quan Trung ương thực hiện quy định về bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam; hướng dẫn quản lý, bảo vệ các loài chim hoang dã, di cư; hướng dẫn, tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý, bảo vệ các loài chim hoang dã, di cư, bao gồm bảo vệ các sinh cảnh, tuyến di cư khi Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định, hướng dẫn.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan trên địa bàn tăng cường tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi săn, bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, kinh doanh, chế biến, tàng trữ, tiêu thụ trái pháp luật các loài chim hoang dã, di cư, đặc biệt vào mùa chim di cư (từ tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau). Mặt khác, tăng cường theo dõi, kịp thời phát hiện các bệnh, dịch có nguồn gốc từ chim hoang dã, di cư có nguy cơ lây lan, ảnh hưởng tới sức khỏe con người, gia súc, gia cầm; bảo vệ và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước như Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thạnh Phú, rừng ngập mặn ven biển.
Công an tỉnh tăng cường các biện pháp đấu tranh, phòng chống và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, kinh doanh, chế biến, tàng trữ, tiêu thụ chim hoang dã, di cư; chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường điều tra, phát hiện và kịp thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đặc biệt triệt phá các đường dây mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép các loài chim hoang dã.
UBND tỉnh Bến Tre yêu cầu UBND các huyện, thành phố tăng cường tuyên truyền, vận động người dân không thực hiện các hành vi săn, bắt, bẫy, bắn chim hoang dã, di cư; không mua, bán, vận chuyển, kinh doanh, tàng trữ, tiêu thụ trái pháp luật các loài chim hoang dã, di cư; tổ chức triệt phá dứt điểm các khu chợ, tụ điểm buôn bán các loài chim hoang dã, di cư trái pháp luật trên địa bàn (nếu có); triển khai cho các cơ sở kinh doanh trên địa bàn ký cam kết về việc không mua bán, sử dụng, tiêu thụ, trưng bày, quảng cáo mẫu vật động vật hoang dã không đảm bảo nguồn gốc hợp pháp và xử lý nghiêm các cá nhân, cơ sở kinh doanh có các hành vi vi phạm.
Ủy ban nhân dân các huyện Thạnh Phú, Bình Đại, Ba Tri phối hợp bảo vệ và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước, rừng ven biển; bảo vệ các bãi bồi cửa sông, ven biển khu vực bãi ăn của các chim hoang dã. Ủy ban nhân dân huyện Ba Tri có giải pháp bảo vệ và phát triển bền vững sân chim Vàm Hồ.
Tại Bến Tre, kết quả đánh giá của Dự án "Đánh giá hiện trạng và đề xuất nhiệm vụ đa dạng sinh học tỉnh Bến Tre giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050" đã xác định trên địa bàn tỉnh có 219 loài chim. Trong số đó, có 21 loài quý hiếm theo danh mục Sách Đỏ IUCN 2021-3; 12 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam 2007; 27 loài có tên trong Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2021 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Cấp bách bảo tồn các loài chim hoang dã tại Việt Nam Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Chỉ thị số 4/CT-TTg ngày 17/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam. Hàng nghìn, hàng vạn con cò bay lượn trên Đầm Vân Long. Ảnh minh họa: Minh Đức/TTXVN Chỉ thị nêu rõ: Việt...