Honda chọn Thung lũng Silicon làm nơi ra mắt Accord 2016
Với hàm ý là mẫu xe được trang bị nhiều trang thiết bị nhất từ trước đến nay, hãng xe Nhật Bản đã quyết định chọn thiên đường của lĩnh vực công nghệ thế giới – Silicon Valley để giới thiệu xe Accord 2016.
Honda Accord phiên bản nâng cấp 2016 sẽ có cả bản sedan và hatchback. Hãng xe Nhật cho biết, những thông tin về chiếc Accord Hybrid facelift sẽ sớm có trong thời gian tới.
Ở ngoại thất, Honda Accord 2016 tại Mỹ sẽ có cản trước thiết kế mới: mạnh mẽ và góc hơn, cụm đèn sương mù led mềm mại như một điểm nhấn trên cản trước với các mảng thiết kế góc cạnh, lưới tản nhiệt trước với thanh inox to bản gợi nhớ đến hành ảnh những chiếc Acura hiện tại; và điểm thiết kế này càng lộ rõ trên “đôi mắt” với cụm đèn pha LED cùng đèn chiếu sáng ban ngày khá dữ tợn…
Sự thay đổi về ngoại thất của Accord mới này còn thể hiện ở cụm đèn hậu với công nghệ LED và ở cả cản sau, tất cả đều mang những góc nhìn thực sự góc cạnh và mạnh mẽ. Tuy nhiên, sự có mặt của bộ vành hợp kim năm chấu kép sẽ khiến nhiều khách hàng khó tính không thực sự thích thú khi mang nhiều dấu ấn của thiết bị cùng loại trên các mẫu S-Class của Mercedes-Benz trước kia.
Và Honda chọn Silicon Valley – cái nôi của nền công nghệ của Mỹ và thế giới để cho ra mắt mẫu Accord mới này, với tất cả tinh hoa mà các kỹ sư của Honda đang làm chủ: hệ thống an toàn chủ động Honda Sensing, bao gồm hệ thống phanh tự động giảm thiểu tai nạn (Collision Mitigation Braking System), hệ thống phanh bảo vệ người đi bộ, hệ thống hỗ trợ giữ làn đường, hệ thống hỗ trợ khởi hành, cảnh báo làn đường, hệ thống điều khiển hành trình thế hệ mới (Adaptive Cruise Control – giám sát tốc độ phù hợp với xe đi trước).
Video đang HOT
Ngoài ra, mẫu xe này còn có thêm camera hỗ trợ đa góc, đèn pha tự động, hệ thống giải trí tương thích cả hệ điều hành IOS và Android. Honda cũng cho biết Accord 2016 tại thị trường Mỹ sẽ lên dây truyền vào tháng 8 năm nay với hai loại động cơ 2.4L phun nhiên liệu trực tiếp đi kèm hộp số CVT và V6 3.5L đi kèm hộp số tự động 6 cấp.
Như Phúc
Theo Dantri/Paultan
Trung Quốc tìm cách chấm dứt phụ thuộc vào công nghệ Nga
Bắc Kinh sẽ không còn phải phụ thuộc vào công nghệ và động cơ của Nga trong 10 năm tới, Phó Giáo sư Robert Farley tại Viện Nghiên cứu Thương mại Quốc tế và Ngoại giao thuộc Đại học Kentucky của Mỹ nhận định.
Mẫu máy bay chiến đấu JF-17 mà Trung Quốc bán cho quân đội Pakistan (Ảnh: Tân Hoa xã)
Trong bài viết nhận định về sức mạnh của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc trong năm 2025 trên tạp chí National Interest số ra ngày 2/7, ông Farley cho rằng bộ binh, hải quân và không quân Trung Quốc hiện nay đã có bước tiến rõ rệt so với những năm 1990.
Vào thời điểm đó, quân đội Trung Quốc vẫn sử dụng những thiết bị lỗi thời và thường tập trung vào làm kinh tế, thay cho việc lên kế hoạch đề phòng những cuộc xung đột. Ngoài ra, quân đội Trung Quốc lúc đó cũng tập trung đối phó với những mối đe dọa từ phương Bắc hơn là từ phương Đông như hiện nay.
Cũng theo Phó Giáo sư Robert Farley, quân đội Trung Quốc hiện vẫn còn kém quân đội Mỹ về kinh nghiệm chiến đấu. Qua những gì mà quân đội Mỹ đã thể hiện tại các chiến trường khắc nghiệt như Iraq và Afghanítan, có thể thấy rõ đây vẫn là đội quân kết hợp được giữa kinh nghiệm trận mạc với các loại vũ khí tiên tiến nhất. Do đó, việc Trung Quốc chưa khi nào bước vào một cuộc chiến thực sự cũng đặt ra nghi vấn về khả năng tác chiến của quân đội nước này.
Phó Giáo sư Farley cho rằng hiện chưa rõ liệu quân đội Trung Quốc có phải đang bắt đầu quá trình chấm dứt giai đoạn bị coi là chỉ giỏi đấu "võ mồm" hay không. Theo đó, quốc gia Đông Bắc Á này đang cố gắng khắc phục yếu điểm thiếu kinh nghiệm chiến đấu của các lực lượng bằng hệ thống các cuộc tập trận đa dạng. Điều này đồng nghĩa với việc quân đội Trung Quốc sẽ sở hữu những lực lượng thiện chiến trong 10 năm tới.
Ngoài ra, Bắc Kinh được cho là đang chuẩn bị cho một chiến lược cho phép kiểm soát các "mặt trận" khác mỗi khi xảy ra xung đột. Chiến lược này bao gồm các phương thức như vận động chính trị, pháp luật, ý kiến dư luận và các kỹ thuật chiến tranh tâm lý nhằm hỗ trợ cho cuộc chiến trên thực địa.
Bắc Kinh hiện đang muốn đẩy lùi "bóng" của các lực lượng Mỹ tại những khu vực xung quanh nước này. Do đó, quân đội Trung Quốc cần phải mạnh mẽ và đoàn kết hơn. Đây cũng chính là một mục tiêu mà Chủ tịch Tập Cận Bình đang cố gắng thực hiện bằng chính sách chống tham nhũng, qua đó hạn chế nạn bè phái và đòi hỏi các cấp dưới phải tuyệt đối trung thành với Đảng.
Trong khi đó, sự phụ thuộc của Trung Quốc vào các hệ thống vũ khí tiên tiến và công nghệ của Nga sẽ giảm dần. Trong 10 năm tới, Phó Giáo sư Farley cho rằng Nga có thể không còn ưu thế trước Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ và các tập đoàn công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc cuối cùng cũng sẽ bước ra khỏi "cái bóng" của Nga.
Mặc dù khó có khả năng Trung Quốc xây dựng được một liên minh với nước này làm trọng tâm trong thập niên tới song Phó Giáo sư Farley đánh giá Bắc Kinh sẽ sớm trở thành nước xuất khẩu vũ khí nhiều nhất thế giới. Lấy ví dụ như hợp đồng bán tàu ngầm cho Thái Lan hay máy bay chiến đấu JF-17 cho Argengtina, Phó Giáo sư Farley nhận định các hợp đồng bán vũ khí sẽ giúp Trung Quốc có lợi về cả chính trị và kinh tế, qua đó có thêm nguồn lực để đầu tư, bảo dưỡng, huấn luyện và nâng cấp các lực lượng của quân đội.
Ngọc Anh
Theo Dantri/ WantChinaTimes
Những "thần đồng" của làng công nghệ thế giới Chưa vượt quá 20, thậm chí đa phần ở lứa tuổi 14 - 15, họ đã được mệnh danh "thần đồng" bởi khả năng thiên bẩm - cùng những sản phẩm có giá trị lớn trong lĩnh vực công nghệ. Nick D'aloisio (19 tuổi) bán ứng dụng cho Yahoo! với giá 30 triệu USD Từ 12 tuổi, Nick tiếp xúc với công nghệ...