Hơn nửa triệu người Indonesia tiếp xúc các ca nghi nhiễm nCoV
Indonesia ước tính 600.000-700.000 người đã tiếp xúc với các ca nghi nhiễm nCoV, trong khi chính phủ bắt đầu xét nghiệm nhanh cho người dân.
Giới chức y tế Indonesia cho biết hàng trăm nghìn người Indonesia có khả năng đã tiếp xúc với các ca nghi nhiễm nCoV rải rác trên khắp đất nước, với Nam Jakarta là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Tổng thống Joko Widodo cho biết trong phát biểu trên truyền hình quốc gia rằng Indonesia bắt đầu xét nghiệm nhanh virus cho người dân vào chiều 20/3.
“Chúng tôi sẽ xét nghiệm tại các khu vực dựa trên việc truy theo sự tiếp xúc của các bệnh nhân. Chúng tôi sẽ đi đến từng nhà để xét nghiệm cho người dân. Kết quả phác họa cho thấy khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là Nam Jakarta”, ông Widodo nói, song không tiết lộ các khu vực khác.
Indonesia, quốc gia đông dân thứ tư thế giới với 270 triệu người, đang đẩy nhanh xét nghiệm nCoV cho người dân khi chính phủ đối mặt nhiều chỉ trích vì chậm phát hiện các ca nhiễm. Indonesia thông báo hai ca nhiễm nCoV đầu tiên hôm 2/3, trong khi dịch bệnh đã bùng phát ở Trung Quốc từ tháng 12/2019 và nhiều nước khác trong khu vực Đông Nam Á từ tháng 1. Có những bệnh nhân bị viêm phổi được xác định nhiễm nCoV sau khi qua đời hoặc chỉ một ngày trước khi họ chết.
Người Indonesia đeo khẩu trang khi tham dự lễ cầu nguyện tại nhà thờ Hồi giáo ở tỉnh Đông Kava hôm 20/3. Ảnh: AFP.
Achmad Yurianto, phát ngôn viên bộ phận ứng phó Covid-19 của chính phủ, hôm qua cho biết Indonesia ghi nhận 60 ca nhiễm mới, đưa số ca nhiễm lên 369, trong đó 32 trường hợp đã tử vong và 17 bệnh nhân hồi phục. Indonesia là quốc gia có số ca tử vong do nCoV cao nhất khu vực Đông Nam Á.
Chủ tịch Hội Chữ thập Đỏ Indonesia Jusuf Kalla nói rằng số ca nhiễm thực tế ở Indonesia có khả năng cao hơn số liệu được công bố do xét nghiệm ít, và cần xem xét các biện pháp cứng rắn như phong tỏa.
“Nếu xét nghiệm ít, số ca nhiễm sẽ thấp”, Kalla, người từng là cựu phó tổng thống Indonesia hai nhiệm kỳ, cho biết, thêm rằng con số thực sẽ được tiết lộ một khi Indonesia nhận thêm kết quả từ các phòng thí nghiệm.
Covid-19 đã xuất hiện tại 185 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 276.000 người nhiễm và hơn 11.000 người tử vong. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xem Covid-19 là đại dịch toàn cầu. Tại khu vực Đông Nam Á, Malaysia ghi nhận số ca nhiễm nhiều nhất với hơn 1.000 trường hợp, trong đó ba người đã tử vong.
Hơn 8.500 tín đồ Hồi giáo từ khắp châu Á vẫn tới Indonesia bất chấp đề nghị hoãn sự kiện của giới chức nước này. Bộ trưởng giao thông Indonesia Budi Karya Sumadi đã nhiễm nCoV và đang được điều trị tại khu chăm sóc đặc biệt của một bệnh viện quân đội ở thủ đô Jakarta.
Video đang HOT
Huyền Lê (Theo Straits Times)
Số ca tử vong do ô nhiễm không khí ở VN có thể tăng 4 lần vào năm 2030
Nghiên cứu của Đại học Harvard, Mỹ, dự báo số ca tử vong do ô nhiễm không khí từ nhiệt điện than ở Việt Nam sẽ tăng từ gần 5.000 người năm 2011 lên gần 20.000 người vào năm 2030.
Năm 2017, các chuyên gia thuộc Đại học Harvard công bố nghiên cứu cho thấy khí thải do đốt than ở Đông Nam Á sẽ tăng gấp ba vào năm 2030, dẫn đến gia tăng số ca tử vong liên quan đến ô nhiễm.
Các nhà nghiên cứu tại Harvard và Greenpeace cho biết nhu cầu về điện ở Đông Nam Á được dự báo tăng 83% từ năm 2011-2035. Đây là con số đáng kinh ngạc, gấp đôi mức trung bình toàn cầu.
Số ca tử vong do ô nhiễm sẽ tăng vọt vào năm 2030
"Tình trạng ô nhiễm không khí ở Trung Quốc và Ấn Độ thu hút sự quan tâm lớn của giới khoa học", Shannon Koplitz, nhà nghiên cứu chính của dự án, cho biết.
Tuy nhiên, bà cho rằng "tác động của việc mở rộng quy mô ngành năng lượng than theo kế hoạch tại các quốc gia khác ở khu vực Đông Nam và Đông Á đã bị đánh giá thấp".
Theo dự báo, Indonesia và Việt Nam dẫn đầu các nước Đông Nam Á về số ca tử vong liên quan đến khí thải từ than đá vào năm 2030. Đồ họa: CNN, Đại học Harvard/Greenpeace.
Nghiên cứu chỉ ra rằng kinh tế phát triển, dân số gia tăng và xu hướng di cư về thành thị các yếu tố khiến nhu cầu năng lượng tăng vọt.
Khác với Mỹ, châu Âu, Trung Quốc hay Ấn Độ, năng lượng tại các nước Đông Nam Á được đẩy mạnh sản xuất từ than đá thay vì năng lượng tái tạo. Điều này có thể gây ra hậu quả "nghiêm trọng" đối với sức khỏe cộng đồng, nghiên cứu cảnh báo.
"Việc các nước Đông Nam Á đang phát triển phụ thuộc vào than đá sẽ tác động đáng kể và lâu dài đến chất lượng không khí và sức khỏe cộng đồng", bà Koplitz nói.
Báo cáo năm 2017 ước tính hàng năm, khoảng 20.000 người trong khu vực Đông Nam Á tử vong do khí thải từ nhà máy nhiệt điện than. Theo dự báo, con số này sẽ tăng lên 70.000 người vào năm 2030 nếu tất cả các dự án nhà máy điện được đề xuất trong khu vực đi vào triển khai.
Số lượng các nhà máy điện ở Indonesia dự kiến tăng gấp đôi từ 147 lên 323 nhà máy. Con số này ở Myanmar dự kiến tăng gấp 5 lần, từ 3 lên 16 nhà máy.
Các quốc gia phát triển như Hàn Quốc và Nhật Bản cũng đang tăng cường xây dựng các nhà máy nhiệt điện than, báo cáo cho biết. Do đó, khí thải từ than đá ở Đông Nam Á sẽ tăng gấp ba vào năm 2030, với mức tăng cao nhất ở Indonesia và Việt Nam.
Số lượng nhà máy nhiệt điện than ở các nước châu Á dự kiến tăng gần gấp đôi vào năm 2030. Đồ họa: Đại học Harvard/Greenpeace.
Năng lượng tái tạo chưa được ưu tiên
Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng tác động xấu mà các quốc gia này gây ra cho môi trường chỉ là giọt nước giữa đại dương.
Theo ước tính, hàng năm có 100.000 người chết do chịu ảnh hưởng từ các nhà máy nhiệt điện than ở Ấn Độ.
Người phát ngôn của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết: "Việc đánh giá Indonesia là trường hợp xấu so với Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ là không công bằng. Trung Quốc tiêu thụ lượng than gấp 40 lần Indonesia".
"IEA khuyến cáo rất rõ ràng rằng các quốc gia nên khai thác tất cả tiềm năng về năng lượng carbon thấp, tuy nhiên khan hiếm năng lượng là vấn đề quan trọng ở nhiều nước trên thế giới", phát ngôn viên của IEA nói với CNN.
Lauri Myllyvirta, chuyên gia về ô nhiễm không khí của Greenpeace và là một trong những tác giả của nghiên cứu, lập luận rằng Trung Quốc và Ấn Độ ít nhất đang nỗ lực cải thiện vấn đề năng lượng của mình.
"Trung Quốc là quốc gia đi đầu trên thế giới trong việc phát triển năng lượng tái tạo", ông nói và cho biết kể từ năm 2013, nhu cầu năng lượng gia tăng ở Trung Quốc hoàn toàn được đáp ứng bằng năng lượng sạch. Chuyên gia này nhận định Ấn Độ cũng đang đi đúng hướng để đáp ứng "các mục tiêu năng lượng tái tạo đáng chú ý".
Ấn Độ là một trong những quốc gia châu Á có tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất với khói bụi dày đặc. Ảnh: AP.
"Tôi rất hy vọng rằng năng lượng sạch được đẩy mạnh để ô nhiễm không khí không đạt đến mức khủng khiếp như chúng ta đang chứng kiến ở Trung Quốc và Ấn Độ", ông Myllyvirta nói.
"Chi phí thấp và nguồn cung trong nước dồi dào" là lý do tại sao các quốc gia như Indonesia và Việt Nam vẫn đang đẩy mạnh sử dụng nhiên liệu hóa thạch, bất chấp tác động tiêu cực đến chất lượng không khí.
Theo phân tích của IEA, trong bối cảnh nguồn cung than đá giá rẻ luôn sẵn có và các quốc gia đang đặt ra mục tiêu phát triển đầy tham vọng, chính sách ưu đãi của chính phủ và quy hoạch ngành năng lượng trong dài hạn sẽ giúp khu vực Đông Nam Á ưu tiên công nghệ tái tạo.
"Để cạnh tranh được về giá trong sản xuất điện, ngành năng lượng tái tạo cần phải đạt đến quy mô nhất định. Trong nghiên cứu của chúng tôi, hầu hết quốc gia chưa đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo", ông Myllyvirta nói.
Hương Ly
Theo Zing.vn
TP.HCM : Sương mù dày đặc, người dân ra đường bịt kín như ninja Liên tục những ngày qua, khói từ các vụ cháy rừng ở Indonesia theo gió sang cùng với lượng khí thải tại chỗ lớn khiến không khí ở TP.HCM ô nhiễm nghiêm trọng. Người dân ra đường phải bịt khẩu trang kín mít, người già, trẻ con bị ho, sổ mũi, khó thở... tăng nhiều. Từ cuối tuần qua đến hôm nay (23/9),...