Hôn nhân của bạn ắt trải qua 7 giai đoạn này mới có thể ‘bạc đầu răng long’
Trải qua những giai đoạn này, hôn nhân của bạn sẽ mãi mãi vững bền đến khi đầu bạc răng long.
ảnh minh họa
Giai đoạn tình cảm còn nồng nhiệt và mới mẻ, hai người tràn đầy khát khao hạnh phúc với một cuộc hôn nhân như mong đợi.
Cuộc sống tràn ngập tình yêu. Thời gian này sẽ kéo dài khoảng 1 năm.
Nếu như giai đoạn đầu vì quá yêu thương người ta chỉ nhìn vào điểm tốt của nhau. Và ngược lại cả hai cũng chỉ thể hiện ra những ưu điểm của mình.
Thì đến giai đoạn này, những sai sót, nhược điểm nhỏ mới dần bị phát hiện, khám phá. Điều này khiến cả hai không khỏi thất vọng vì nhau, hình ảnh hoàn hảo đã bị rạn nứt.
Chính vì không chịu được, các cặp đôi bắt đầu cãi nhau và nghi ngờ sự lựa chọn của mình. Tình trạng này thường xảy ra 1-2 năm sau khi kết hôn.
Xảy ra những cuộc cãi vã lớn và cả 2 thường cảm thấy mệt mỏi với nhau. Thậm chí một trong 2 phía còn có tình cảm với người ngoài.
Hai người sẽ không còn cảm thấy tự tin với cuộc hôn nhân của mình. Tình hình này sẽ tiếp tục trong nhiều năm. Thời gian xuất hiện sẽ là 3-7 năm sau đó.
Hai vợ chồng đã có con cái, công việc cũng ổn định, cùng nhau xây dựng tương lai.
Hai người cùng cố gắng vì con, mối quan hệ ôn hòa hơn. Giai đoạn này thường bắt đầu 5 năm sau khi kết hôn.
Video đang HOT
5. Giai đoạn &’tái cơ cấu’
Trẻ em hoàn thành việc học tập, cơ bản có thể độc lập. Điều kiện kinh tế gia đình cũng tương đối ổn định.
Mối quan hệ vợ chồng quay lại thân mật, ít cãi nhau, hỗ trợ nhau nhiều hơn. Hôn nhân lúc này cũng trải qua khoảng 18 năm.
6. Thời kỳ nguy cơ
Đây là giai đoạn cuộc đời có thể trải qua những biến cố lớn về nhân sinh, ví dụ cha mẹ một trong hai người có thể đã già và qua đời.
Nguy cơ tuổi trung niên đã đến, những vấn đề về sự nghiệp. Lúc này cuộc hôn nhân của bạn cũng đã được 20 năm.
7. Thời kỳ hoàn mỹ
Cả hai đã hoàn toàn hiểu nửa kia, hoàn toàn quen với sự tồn tại của người kia.
Hai người cùng chăm sóc lẫn nhau, coi trọng sức khỏe, bắt đầu tận hưởng tuổi già, lúc này hôn nhân đã trải qua 25 năm.
Theo Giadinhmoi.vn
Nhìn thấy vợ hoặc chồng của bạn mình ngoại tình, có nên nói không?
Theo nhiều chuyên gia về hôn nhân, đây quả thực là một câu hỏi không dễ trả lời.
ảnh minh họa
Trong cuộc sống quả thật có nhiều tình huống tiến thoái lưỡng nan, khiến bạn làm thế này không được, làm thế kia cũng không xong.
Tình huống bắt gặp vợ hoặc chồng của một người bạn thân ngoại tình, bạn có nói cho bạn mình biết hay không? (Ảnh minh họa)
Tình huống bắt gặp vợ hoặc chồng của một người bạn thân ngoại tình, bạn có nói cho bạn mình biết hay không?
Bạn sẽ nói cho anh ấy/cô ấy và đối diện khả năng cuộc hôn nhân của họ sẽ tan vỡ, hay giữ im lặng và để họ phát hiện ra bạn đã biết nhưng lại không làm gì?
Nam và nữ có câu trả lời khác nhau
Cùng một câu hỏi trên, nếu đem hỏi nam giới và nữ giới, sẽ được những câu trả lời khác nhau. Theo các chuyên gia tâm lý, đây cũng là điều dễ hiểu.
Nam giới thường có tâm lý không thích xen vào chuyện của người khác, nên sẽ trả lời là "để họ tự quyết định chuyện của mình" và "coi như không nhìn thấy gì".
Còn nữ giới, thường bị cảm xúc lấn át nhiều hơn, nên sẽ vì tâm lý "bất bình" thay cho bạn mà kể cho bạn biết những gì mình nhìn thấy.
Có một điều gần như chắc chắn là nếu đem câu hỏi đó đặt ngược lại với chúng ta, liệu bạn có muốn được tiết lộ không, có lẽ đa số sẽ trả lời là "có".
Tất nhiên rồi, sự thật dù đau đớn nhưng vẫn là sự thật, chẳng ai muốn mình là người cuối cùng được biết.
"Không" - là câu trả lời của một nhà tâm lý học nổi tiếng
Tiến sĩ Janis Abrahms Spring, một nhà tâm lý học người Mỹ là tác giả của những cuốn sách bán rất chạy có tên tạm dịch là Sau chuyện ngoại tình: Hàn gắn nỗi đau và xây dựng lại lòng tin khi bạn đời không chung thủy (1997/2012) và Làm sao em có thể tha thứ cho anh: Sự dũng cảm thì tha thứ, Quyền tự do thì không (2005).
Bà Janis cho rằng, nhiều người "không thể tưởng tượng nổi những lợi ích của việc không kể cho bạn mình nghe chuyện chồng hoặc vợ của họ ngoại tình" và đã liệt kê ra những lý do chính đáng cho việc không tiết lộ.
Tiến sĩ Janis Abrahms Spring cho rằng không nên tiết lộ chuyện ngoại tình của chồng/vợ bạn mình.
Thứ nhất, nó sẽ hủy hoại tinh thần bạn của bạn. Có thể họ sẽ mất đi không chỉ là niềm tin vào chính họ cũng như người bạn đời, cũng như ý chí để sống. Có vài người rất yếu đuối và không chịu nổi những kiểu tin tức thế này.
Nó sẽ hủy hoại một cuộc hôn nhân lẽ ra vẫn đang tốt đẹp, gây áp lực cho người trong cuộc, và để lại những hậu quả nặng nề cho chính họ và con cái họ. Nếu để họ tự phát hiện ra, biết đâu họ sẽ cùng nhau giải quyết một cách êm thấm.
Đây là câu hỏi không có đáp án đúng/sai tuyệt đối
Nhưng theo chuyên gia về hôn nhân gia đình tại Hong Kong, Nikki Green, đây là tình huống không có câu trả lời đúng hay sai tuyệt đối.
Những người coi trọng sự thật trên hết (và thường là người không ngại phải đối đầu với mâu thuẫn), sẽ trả lời là "có, nhất định rồi" mặc kệ hậu quả ra sao.
Còn những người "dĩ hòa vi quý" (và cũng thường không thích đôi co, cãi vã) sẽ trả lời là "không, sao phải xía mũi vào chuyện người khác?"
Chuyên gia Green cho rằng, cũng giống như nhiều tình huống tiến thoái lưỡng nan khác, việc quyết định sẽ tùy vào nhiều yếu tố liên quan.
Nhưng có một điều bạn cần lưu ý, đó là nhất thiết không được tiết lộ một người khác biết, nếu không, câu chuyện sẽ vượt quá tầm kiểm soát và khi đó, có thể việc bạn có tiết lộ cho bạn thân của mình hay không đã không còn quan trọng nữa.
Sự thật thường gây tổn thương
Theo một số chuyên gia tâm lý, với những trường hợp mà bạn không biết chắc như thế nào mới là tốt nhất cho những người trong cuộc (vì biết đâu theo bạn là tốt, nhưng theo họ thì chưa chắc đã tốt), thì thay vì "làm điều tốt", hãy "làm điều đúng".
"Cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra", sớm hay muộn thì bí mật cũng sẽ vỡ lở, và không phải bạn, mà chính những người trong cuộc mới là người có thể quyết định số phận của cuộc hôn nhân ấy.
Chính những người trong cuộc mới là người có thể quyết định số phận của cuộc hôn nhân ấy.
Thế nên, dù có nói ra hay không nói ra, gia đình họ có tan vỡ hay không, suy cho cùng, cũng không phải lỗi tại bạn. Đừng dằn vặt nếu bản thân đã đưa ra quyết định.
Nếu có thể, hãy ở bên, làm chỗ dựa và giúp đỡ bạn mình hết sức trong tình huống xấu nhất. Đó mới là điều tốt nhất bạn có thể làm.
Hãy cân nhắc khi đưa ra quyết định
Trước hết, bạn hãy chắc chắn mình nhìn đúng người và đúng là họ có quan hệ thân thiết trên mức bạn bè.
Vì đôi khi, chính sự vội vàng hấp tấp và nhầm lẫn của bạn có thể gây ra những rạn nứt trong đời sống hôn nhân của bạn mình, biến bạn thành một người bạn thiếu tế nhị, tệ hơn là kẻ không đáng tin.
Sau đó, khi xác định chắc chắn chồng hoặc vợ của bạn mình đang có một mối quan hệ "mờ ám", bạn hãy cân nhắc đến các yếu tố khác trong mối quan hệ của họ, đưa ra những đánh giá về việc "được" và "mất" của việc tiết lộ bí mật "động trời" kia.
Có người chọn cách nói chuyện với chính "kẻ phản bội" để biết suy nghĩ của họ cũng như cho họ thời gian để tự thú nhận với bạn đời, có người lại chọn cách gửi thư nặc danh cho bạn để tiết lộ chuyện "ăn chả" mà họ bắt gặp.
Cũng có người thì dùng cách nói bóng gió xa xôi, hoặc nói đùa vu vơ theo kiểu "nhìn thấy một người rất giống chồng cậu đang đi với cô nào đó" để cảnh báo...
Còn bạn, bạn sẽ làm thế nào trong tình huống này?
Theo Soha
Điều nên làm trong cuộc sống để hôn nhân hạnh phúc Cách tốt nhất để có hôn nhân luôn hạnh phúc là nắm bắt được những yếu tố tạo nên một cuộc hôn nhân bền vững. Dưới đây là những nguyên tắc bạn cần nhớ nếu muốn ngọn lửa yêu thương luôn nồng cháy trong tổ ấm. Dù gia đình có những mâu thuẫn, nhưng bạn vẫn có thể hạnh phúc và làm mọi...