Hôn nhân “ba không”
Nhiều người trẻ ngộ nhận về tình yêu, kết hôn với 3 số không tròn trĩnh: Không tình yêu đích thực, không biết tổ chức cuộc sống và không biết giải quyết vấn đề nảy sinh.
Cách đây 4 tháng, A.Th sánh duyên cùng một đại gia ngành tài chính chỉ sau 2 tuần quen biết.
Không hiểu chuyện gì xảy ra nhưng sau tuần trăng mật, vợ chồng họ đã ai đi đường nấy. Ít ngày sau, bạn bè rất ngỡ ngàng khi bắt gặp A.Th tay trong tay với một đại gia ngành địa ốc và càng “sốc” hơn khi nàng tiết lộ: Lại chuẩn bị lên xe hoa!
Nhiều đôi không kịp trang bị cho mình những kỹ năng căn bản như chia sẻ, nhường nhịn và tự điều chỉnh bản thân để thích nghi với cuộc sống hôn nhân.
Bên cạnh đó, quan niệm “tình dục trước hôn nhân” là chuyện đương nhiên đã đẩy người trong cuộc đến nhàm chán, thiếu tôn trọng và thậm chí không định hướng được tình yêu sau khi đã “tỏ đường đi lối về”.
Và sau một thời gian tìm hiểu, cảm thấy không hợp nhưng nhiều cô gái lỡ trao thân đã nhắm mắt cưới liều. Đến khi cưới nhau, họ mới thực sự đứng trước sóng gió của đời sống lứa đôi.
Đối diện với nhiều thử thách
Video đang HOT
Trên thực tế, có nhiều người xây dựng đời sống hôn nhân xuất phát từ động cơ kinh tế, chiều theo gia đình, thậm chí lập gia đình chỉ vì muốn trả thù ai đó. Đến với nhau từ những lý do như vậy, gia đình tan vỡ là điều khó tránh khỏi. Bên cạnh đó, tư tưởng độc chiếm, gia trưởng của người trong cuộc cũng đẩy hôn nhân đến vực thẳm.
Như trường hợp của Hoàng L., kết hôn với Tuấn Kh. được 2 năm, họ có một cậu con trai chưa tròn tuổi nhưng mới đây Hoàng L. gửi đơn lên tòa án quận Gò Vấp, nhất quyết đòi ly hôn.
Trong buổi hòa giải, Hoàng L. bộc bạch những dồn nén mà lâu nay cô phải chịu đựng. Từ ngày nhận lời yêu, Tuấn Kh. đã rào trước đón sau, không cho cô tiếp xúc với mọi người.
Nghĩ là vì yêu nên Tuấn Kh. mới như vậy nhưng khi cưới nhau rồi, Hoàng L. dần nhận ra chồng mình quá ích kỷ, anh không chỉ cấm Hoàng L. giao tiếp với bạn bè mà còn tìm mọi cớ cản trở khi vợ có ý định về thăm bố mẹ ở quê. Hai lần hòa giải không thành, cuối cùng tòa phải xử theo nguyện vọng của Hoàng L.
Vì cả nể, không ít người trong cuộc đã chiều theo ý thích vô lý để làm vui lòng người yêu. Nhưng chính sự “dung túng” bất hợp lý ấy lâu ngày sẽ tích tụ dần và trở thành ung nhọt âm ỉ khi bước vào đời sống vợ chồng. Nhất là khi cả hai đã là “người một nhà”, những thói quen xấu càng có dịp thể hiện. Đến một ngày, vì quá sức chịu dựng, người phối ngẫu phản kháng cũng là lúc hôn nhân không thể cứu vãn.
Bí quyết để xây dựng một cuộc hôn nhân thành công là không nên dễ dàng bỏ qua những sai lầm dù lớn hay nhỏ của bạn đời ngay từ thuở ban đầu. Khi có điều không vừa lòng, vợ chồng nên lựa lời khuyên bảo, nhắc nhở nhau thay vì im lặng chấp nhận. Chính điều này sẽ giúp cả hai có cơ hội nhận ra sai lầm của mình, biết cách khắc phục, tiến bộ để hòa hợp và tạo ra tiền đề vững chắc cho cuộc sống lứa đôi.
Thực tế cũng chứng minh rằng, đôi lứa có thời gian tìm hiểu kỹ về nhau trước khi bước vào đời sống hôn nhân thì những xung đột, mâu thuẫn sẽ được hóa giải dễ dàng. Nhưng thông thường, các cặp vợ chồng phải mất 3-5 năm mới dung hòa được cái tôi của nhau. Vì vậy, nếu các bạn trẻ bước vào cuộc sống lứa đôi mà cảm thấy “không như mình nghĩ” thì cũng đừng vội nản lòng. Hãy tìm cách vượt qua thử thách để tình yêu hôn nhân thêm bền vững.
Theo VNE
Khủng hoảng ngày đầu chung sống
Tuần trăng mật qua chưa lâu, bạn nhìn "nửa yêu thương" bằng một con mắt đầy ngờ vực và chán ghét. Tại sao?
Theo thống kê của các ngành nghiên cứu về hôn nhân gia đình và tòa án có 2/3 số vụ ly hôn ở các đôi vợ chồng rơi vào giai đoạn 1-5 năm đầu chung sống. Nguyên nhân là họ bị khủng hoảng về tâm lý, quá thất vọng về cuộc sống hôn nhân, điều mà khi yêu họ không bao giờ ngờ tới. Vậy đó là những khủng hoảng gì?
Mất vị trí độc tôn trước "nửa kia"
Điều này thường xảy ra với phái yếu. Nàng vô cùng thất vọng và rơi vào khủng hoảng khi cảm thấy chàng không còn dành tất cả cho mình. Hình như chàng đã biến thành con người khác. Nàng thất vọng và hoài nghi vào hôn nhân, quay ra luyến tiếc những ngày yêu nhau.
Cách khắc phục: Chàng đã chuyển vai trò của một kẻ si tình sang làm chồng. Vậy tại sao bạn không muốn thừa nhận thực tế đó? Tại sao bạn không nghĩ rằng, từ giờ chàng có trách nhiệm thật lớn lao đối với cuộc sống và hạnh phúc của bạn chứ không chỉ yêu chiều, quan tâm đến những tiểu tiết như ngày trước. Nghĩ được như thế, bạn sẽ không ngạc nhiên cũng chẳng thất vọng với cách "cư xử mới" của chàng.
Cảm thấy vai trò làm chồng, (làm vợ) thật quá sức
Trước đây, vào ngày nghỉ cuối tuần bạn toàn quyền sử dụng thời gian cho những gì mình thích: ngủ nướng tới 10-11 giờ trưa; đi mua sắm hoặc rong chơi với những người bạn thân. Nhưng khi làm vợ, bạn phải dậy đúng giờ để lo bữa sáng, dọn dẹp nhà cửa, rồi kế hoạch về nhà mẹ chồng, mẹ đẻ. Những trách nhiệm và vai trò mới khiến bạn quá căng thẳng và mệt mỏi. Bạn thấy mình vất vả và đáng thương ghê gớm...
Cách khắc phục: Khi yêu, bạn từng nghĩ sẽ làm tất cả để người yêu cảm thấy hạnh phúc. Giờ bạn đang thực hiện điều mình ao ước đấy. Chỉ cần bạn nghĩ rằng, được quan tâm, chăm sóc người mình yêu thương là một hạnh phúc lớn lao thì bạn sẽ thấy những gánh nặng kia nhẹ bớt và cảm giác hạnh phúc, tự hào trào dâng. Bạn sẽ dễ dàng vượt qua cơn khủng hoảng.
Phát hiện nhiều tính xấu ở bạn đời
Tại sao cô ấy nói nhiều thế? Tại sao cô ấy lại xét nét từng việc nhỏ của mình? Sao cô ta không hiểu rằng mẹ mình không bao giờ kiểm soát tài chính của mình gắt gao đến thế! Tại sao anh ấy có thể bẩn đến vậy? Lại còn hút thuốc trong phòng ngủ - điều mà mình không sao chịu nổi, rồi suốt ngày tụ tập bạn bè... Quá thất vọng và bực bội, cả hai lao vào kết tội, lên án nhau và xót thương cho mình...
Cách khắc phục: Hãy biết rằng "nhân vô thập toàn". Vấn đề là cả hai cùng ngồi lại góp ý cho nhau trên tinh thần thiện chí và rộng lượng, sẵn sàng nhân nhượng, bỏ qua cho nhau. Làm như vậy, cả hai sẽ thấy nhẹ nhõm và mọi việc không nghiêm trọng đến nỗi có cảm giác như mình... bị lừa. Tất cả rồi sẽ qua.
Quá eo hẹp về tài chính
Khi bạn quá thiếu thốn từ những ngày đầu chung sống, sức ép về nỗi lo cơm áo gạo tiền sẽ làm cho cuộc hôn nhân nhanh già đi, chẳng còn sự thi vị, lãng mạn của thời kỳ trăng mật. Điều này như một phản ứng dây chuyền ảnh hưởng đến nhiều vấn đề khác. Thất vọng vì chồng không làm ra nhiều tiền; coi thường vợ quá đề cao tiền bạc; rồi chụp mũ, kết tội, lên án nhau... Như thế làm sao hôn nhân của bạn không rơi vào khủng hoảng?
Cách khắc phục: Không thể bình yên hạnh phúc với "một túp lều tranh". Vấn đề là vợ chồng không nên coi thường, đổ lỗi cho nhau mà cần bàn bạc và tìm ra phương án giải quyết. Hai vợ chồng phải cố gắng hết sức tăng thêm thu nhập chính đáng cho gia đình. Nhưng nếu chưa thể làm được thì cũng đừng sốt ruột. Hãy lên kế hoạch chi tiêu sao cho hợp lý nhất và tự động viên nhau: rồi mọi khó khăn sẽ qua đi nếu vợ chồng yêu thương và nắm chặt tay nhau hướng về phía trước.
Theo Webgiadinh.org
11 lời từ chối đòi hỏi đến Z của chàng Bạn không muốn "hiểu nhau từ A tới Z" trước hôn nhân? Vậy đừng chần chờ đưa ra những lời chối từ đắt giá đã được kiêm nghiêm sau. 1. Em không yêu anh à? - Em rất yêu anh nên mới từ chối 2. Nếu em thực sự yêu anh thì... - Nếu anh thực sự yêu em thì đừng đòi hỏi...