Hơn người dùng PC chuyển sang máy tính bảng
Năm 2013, người dùng toàn cầu chứng kiến sự lên ngôi của dòng sản phẩm máy tính bảng. Bạn có biết chính xác bao nhiêu người đang lên kế hoạch thay thế máy tính để bàn bằng thiết bị này?
Theo một nghiên cứu về khả năng chuyển đổi từ PC sang máy tính bảng được hãng Adroit Digital công bố, 55% người tham gia nghiên cứu cho biết, họ đã sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi này. Được biết, Adroit Digital đã tiến hành thu thập thông tin và điều tra với hơn 1.000 người dùng trưởng thành tại Mỹ và Canada.
Nghiên cứu trên cho biết thêm, 56% người tham gia điều tra chia sẻ, họ có cảm tình hơn với 1 quảng cáo được xem trên máy tính bảng hơn là xem trên máy tính. 42% số người tham gia vào nghiên cứu này tuyên bố, họ thích mua sắm trên máy tính bảng hơn trên máy tính của họ.
Điề thú vị trong bản nghiên cứu này là có tới 55% người tham gia nói rằng họ không gặp bất kỳ vấn đề gì để phản đối việc thay thế vĩnh viễn PC bằng máy tính bảng. Hơn số người tham gia tiết lộ, họ sử dụng máy tính bảng ít nhất 1 giờ mỗi ngày bởi sự tiện dụng có thể mang bất cứ đâu mà thiết bị này mang lại.
Video đang HOT
Điều gì đã tạo nên sức hấp dẫn ở thiết bị máy tính bảng trong thời gian vừa qua? Các chuyên gia phân tích thị trường cho rằng, sở dĩ máy tính bảng ngày càng được ưa chuộng bởi ứng dụng ngày càng phong phú, hệ điều hành được cải thiện, bộ xử lý được tăng cường sức mạnh, ví dụ như Qualcomm Snapdragon…
Nếu đem so sánh doanh số bán hàng của các thiết bị công nghệ trên thị trường hiện nay, máy tính bảng đang có xu hướng bùng nổ. Tốc độ tăng trưởng dự kiến của thiết bị này trong vòng 4 năm tới sẽ đạt tỷ lệ 78,9%. Con số này thậm chí vượt trội hơn tốc độ tăng trưởng dự kiến cho điện thoại thông minh, được dự báo ở mức 71,1% trong cùng thời gian.
Theo VTV
Dell cảnh báo thị trường PC sắp chết
Kỷ nguyên máy tính cá nhân đang tiến nhanh đến những thời khắc cuối, khi mà smartphone và tablet cùng nhau vẽ ra một tương lai hậu PC ngày một rõ nét.
Hơn ai hết, các hãng PC đang phải chuyển dần sang "phương án B" để có thể sống sót.
Các hãng PC truyền thống cần chuẩn bị phương án B nếu muốn tồn tại
Thông điệp về sự chấm dứt của kỷ nguyên PC được phát đi từ Dell, một hãng máy tính thâm niên, kỳ cựu và gắn bó với thị trường PC suốt bao năm qua.
Trong hồ sơ gửi lên Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái mới đây liên quan đến kế hoạch tương lai của mình, Dell đã tuyên bố - bằng thứ ngôn ngữ rất rõ ràng - rằng con tàu PC sắp dừng hẳn. Và việc tiếp tục gắn bó với thị trường này có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ cũng như sự bất ổn khác nhau. Dell cũng khẳng định, doanh thu của desktop, notebook sẽ chỉ có giảm mà không thể tăng trở lại. "Không ai biết liệu đà suy giảm này có chấm dứt không, nếu có thì là bao giờ".
Các cổ đông của hãng sẽ còn lo ngại hơn khi đọc tiếp. "Cực kỳ khó dự đoán thị trường PC lúc này, khi ngay cả các chuyên gia hàng đầu cũng tỏ ra bi quan". Áp lực cạnh tranh về giá khiến cho desktop và notebook ngày càng trở thành một vật phẩm thường ngày giống như đồ ăn, thức uống. Khó có thể trông đợi lợi nhuận cao từ một xu thế như vậy. Bên cạnh đó, sự lên ngôi của tablet/smartphone, xu hướng "mang thiết bị cá nhân đến chỗ làm - BYOD" ngày một phổ biến... càng khiến cho viễn cảnh thị trường trở nên xám xịt.
Nói cách khác, Dell muốn cảnh báo rằng, hãng khó có thể tiếp tục tồn tại nếu vẫn chỉ kinh doanh PC thuần túy như hiện nay. Không chỉ Dell mà các hãng khác cũng nên phòng thân cho mình. Cụ thể:
- Các hãng OEM: Vấn đề mà ngành công nghiệp PC gặp phải không chỉ bó hẹp ở mỗi mình Dell. Người dùng quay lưng lại với máy tính nói chung, dù cho đó là thương hiệu hay logo của hãng nào đi chăng nữa.
- Microsoft: Một phần lớn doanh thu của Microsoft đến từ việc bán PC cho người dùng cá nhân và doanh nghiệp.
- Các hãng sản xuất linh kiện: Nhu cầu PC giảm đồng nghĩa với việc nhà sản xuất cần ít linh kiện hơn. Các hãng vi xử lý, đồ họa, bo mạch chủ...v...v sẽ phải cắt giảm sản lượng. Intel, AMD, Nvidia sẽ bị tác động mạnh.
- Kênh phân phối: Việc xuất xưởng PC trên phạm vi toàn cầu hiện đang là một ngành kinh doanh lớn. Nếu PC bị khai tử, đương nhiên ngành kinh doanh này cũng chết theo.
- Các kênh bán lẻ: Những hãng đang bày bán PC hiển nhiên cũng lao đao do doanh số thấp, lượng hàng tồn kho cao.
Không có gì lạ khi nhiều hãng PC truyền thống đã bắt đầu đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh của mình. Microsoft nhắm đến thị trường hậu PC với máy tính bảng và hệ điều hành Windows Phone. Nvidia thì đang thúc đẩy họ vi xử lý Tegra dành cho tablet/smartphone. Google đang làm rất tốt với khoản đầu tư vào hệ điều hành Android.
Càng không thể không nhắc đến Apple, "thủ phạm chính" đẩy nhanh tiến trình khai tử PC để chuyển sang thời kỳ hậu PC bằng những sản phẩm như iPhone và iPad. Do đó, nếu như thế giới bước vào kỷ nguyên hậu PC, hiển nhiên Apple sẽ hưởng lợi nhiều nhất.
Câu hỏi cuối cùng còn lại là: Liệu Dell sẽ có chỗ đứng ở đâu? Có còn chỗ cho một hãng PC từng làm nên cuộc cách mạng máy tính cá nhân trong thế giới PC không còn là vua hay không? Chỉ có thời gian mới đưa ra được đáp án chính xác nhất.
Theo Y Lam (Vietnamnet)
iPhone sắp hỗ trợ nhận diện khuôn mặt để mở khóa Trước việc bằng sáng chế công nghệ nhận diện khuôn mặt của Apple vừa được chứng nhận gần đây, nhiều khả năng các mẫu iPhone tương lai sẽ có thêm tính năng mở khóa mới. Apple lại một lần nữa được Phòng thương hiệu và bản quyền Mỹ (USPTO) chứng nhận bằng sáng chế tên gọi "Personal computing device control using face detection...