Hơn một nửa dân số châu Mỹ đã hoàn tất phác đồ tiêm vaccine ngừa COVID-19
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, ngày 17/11, Giám đốc Tổ chức Y tế liên Mỹ (PAHO) Carissa Etienne cho biết hơn một nửa dân số châu Mỹ đã hoàn tất phác đồ tiêm vaccine ngừa COVID-19 và coi đây là dấu mốc quan trọng trong chiến lược phòng chống đại dịch nguy hiểm này.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Buenos Aires, Argentina, ngày 23/5/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN
Mặc dù vậy, theo bà Etienne, vẫn còn nhiều chênh lệch giữa các nước về tốc độ tiêm chủng, đặc biệt là các nước như Guatemala, Saint Vincent và Grenadines, Jamaica, Nicaragua và Haiti mới chỉ có chưa đến 20% dân số được tiêm đầy đủ hai mũi vaccine ngừa COVID-19.
Cũng liên quan tới dịch COVID-19, đại diện của PAHO thông báo trong tuần qua khu vực châu Mỹ ghi nhận 760.000 ca nhiễm mới và 12.800 trường hợp tử vong với tỷ lệ giảm tương ứng so với tuần trước đó lần lượt là 5% và 17%. Tuy nhiên, một số nước lớn ở châu lục này như Mỹ, Brazil và Colombia lại ghi nhận số ca mắc COVID-19 mới tăng nhẹ sau nhiều tuần có xu hướng giảm.
Ngoài ra, PAHO cũng kiến nghị chính phủ các nước trong khu vực tăng cường kiểm soát việc bán thuốc kháng sinh để ngăn chặn việc lạm dụng thuốc kháng sinh trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh, gây ra tình trạng kháng thuốc trong dân chúng. Theo phân tích của bà Etienne, khoảng từ 90 đến 100% bệnh nhân nhập viện trong khu vực do COVID-19 đã sử dụng thuốc kháng sinh trong quá trình điều trị, song phần lớn là không theo chỉ định của các chuyên gia y tế. Cụ thể, PAHO đã phát hiện sự gia tăng “đột biến” về số lượng bệnh nhân nhập viện do kháng thuốc kháng sinh trong những tuần gần đây, đặc biệt là ở các quốc gia như Argentina, Uruguay, Ecuador, Guatemala và Paraguay. Bà Etienne khẳng định việc lạm dụng thuốc kháng sinh như hiện nay trong thời kỳ đại dịch COVID-19 có thể sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng trong những năm tới.
Mọi vaccine ngừa COVID-19 đều chống biến chứng nặng tốt như nhau
Với khoảng 60% dân số đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine ngừa COVID-19, Israel đang tiếp tục đẩy mạnh việc tiêm bổ sung mũi thứ 3 cho người dân trong bối cảnh số ca mắc mới vẫn tăng trở lại.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người trên 60 tuổi tại Ramat HaSharon, miền Trung Israel ngày 30/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Israel đã có cuộc phỏng vấn với Giáo sư Oren Kobiler - Tiến sĩ chuyên ngành vi sinh vật học và miễn dịch tại trường Đại học Tel Aviv về sự nguy hiểm của biến thể Delta, tầm quan trọng của việc tiêm vaccine, cũng như các biện pháp phòng tránh dịch bệnh.
Giáo sư Oren Kobiler cho biết trong các loại vaccine ngừa COVID-19 đang được sử dụng trên thế giới, có một số loại được sản xuất từ virus bất hoạt, trong khi một số khác được sản xuất theo công nghệ mRNA hay theo công nghệ vector. Tuy nhiên, ông khẳng định mọi loại vaccine đều có thể ngăn ngừa bệnh rất tốt và tương đối giống nhau với nguy cơ biến chứng nặng. Một số vaccine có khác nhau về phản ứng phụ hoặc khả năng ngăn chặn sự lây nhiễm, nhưng điều quan trọng là các loại vaccine hiện nay đều có hiệu quả tốt và có thể ngăn ngừa nguy cơ biến chứng nặng.
Theo Giáo sư Kobiler, mọi người trên thế giới nên tiêm vaccine sớm càng sớm càng tốt. Trong cơ thể con người, kháng thể là những vũ khí đầu tiên của hệ miễn dịch chống lại virus. Với những người đã được tiêm vaccine, qua thời gian số lượng kháng thể sẽ giảm dần và vẫn có khả năng bị virus tấn công. Tuy nhiên, dù bị nhiễm bệnh, nhưng những người bệnh đã tiêm vaccine đầy đủ sẽ không bị các biến chứng nghiêm trọng.
Nói về mức độ nguy hiểm của biến thể Delta, Giáo sư Kobiler cho biết các nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy biến thể này dường như có khả năng lây nhiễm mạnh hơn nhiều so với các biến thể khác, vì vậy nó lây lan nhanh hơn trong cộng đồng. Những người bị nhiễm sẽ nhanh chóng có mật độ cao virus trong cơ thể. Do khả năng lây nhiễm mạnh, Delta có khả năng né tránh một số kháng thể mà hệ miễn dịch có được nhờ tiêm vaccine hoặc từng bị nhiễm bệnh từ trước và điều này khiến Delta trở thành loại virus phổ biến nhất gây dịch COVID-19 trên thế giới hiện nay, bao gồm cả các nước có tỷ lệ tiêm phòng cao.
Với một tỷ lệ lớn dân số đã được tiêm vaccine, nhưng tỷ lệ lây nhiễm tại Israel vẫn tăng cao trong thời gian qua, xấp xỉ 8.000 ca mắc mới mỗi ngày. Giáo sư Kobiler cho biết hiện hầu hết dân số Israel đã được tiêm phòng đầy đủ 2 mũi. Đã có 90% người dân trên 60 tuổi và 70% người dân từ 12 tuổi trở lên được tiêm vaccine, nhưng hầu hết trẻ em còn lại chưa được tiêm, mà Israel lại là quốc gia có dân số trẻ. Hiện Chính phủ Israel đã tiêm mũi thứ 3 cho người trên 50 tuổi và đã tiêm mũi 2 được 6 tháng, đang bắt đầu triển khai tiếp cho nhóm đối tượng trên 40 tuổi. Trước đó, những người trên 60 tuổi đã được tiêm và đã có 60% đối tượng này đã được tiêm mũi 3.
Theo Giáo sư Kobiler, tình trạng lây nhiễm tăng mạnh trở lại không chỉ có ở Israel mà cả các nước khác, nơi có tỷ lệ tiêm chủng cao. Tốc độ lây nhiễm ở Israel cao hơn là bởi quốc gia này là nước tiến hành tiêm vaccine COVID-19 đầu tiên. Những người tiêm sớm dường như đã có sự suy giảm về số lượng kháng thể, tiêm càng lâu thì kháng thể càng giảm. Tuy nhiên, đây là điều đã được các chuyên gia về miễn dịch học dự đoán được từ trước. Cơ thể người bệnh luôn có các kháng nguyên và chúng làm giảm số lượng kháng thể. Nhưng dù có bị nhiễm trở lại thì nguy cơ bị biến chứng nặng sẽ thấp hơn nhiều, đặc biệt so với người chưa được tiêm phòng.
Có một thực tế là rất nhiều nước giàu có nguồn vaccine dồi dào, trong khi các nước nghèo không có đủ khả năng tiếp cận vaccine, làm dấy lên nhiều ý kiến cho rằng đây là sự thiếu công bằng. Giáo sư Kobiler cho biết nhận định này là có cơ sở. Một số ý kiến phản biện cho rằng với dân số ít, khoảng 10 triệu dân, việc Israel tiêm khoảng 1 triệu liều vaccine bổ sung cho những người trên 50 tuổi không làm ảnh hưởng nhiều đến nguồn cung vaccine trên thế giới. Tuy nhiên, vấn đề là khi Israel tiêm liều thứ 3 thì các nước khác như Anh, Mỹ, Đức, Nhật Bản... có thể cũng học theo và tích luỹ vaccine để tiêm bổ sung. Đây mới là vấn đề lớn gây ảnh hưởng đến nguồn cung vaccine dành cho các nước nghèo.
Philippines thêm 16.694 ca mắc mới COVID-19 Ngày 21/8, Philippines thông báo ghi nhận thêm 16.694 ca mắc mới COVID-19. Đây là ngày có số ca nhiễm mới cao thứ 2 kể từ khi dịch bệnh bùng phát hồi tháng 1/2020. Một khu điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Manila, Philippines ngày 6/4/2021. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Hiện quốc gia Đông Nam Á này ghi nhận tổng cộng 1.824.051 ca...