Hơn một nửa chiều dài sông Mê Kông có nguy cơ thành hồ chứa
Đây là cảnh báo đưa ra tại hội thảo “Nâng cao nhận thức về tác động của các đập thủy điện trên dòng chính Mê Kông đến ĐBSCL” do Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ phối hợp cùng Tổ chức The McKNIGHT Foundation, Trung tâm nghiên cứu rừng và đất ngập nước tổ chức ngày 30.11 tại TP.Cần Thơ.
Theo ông Bùi Ngọc Sương, Phó trưởng ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, các nhà đầu tư đã lần lượt đề nghị xây dựng 12 dự án thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông. Nếu các đập thủy điện trên được xây dựng, khoảng 55% tổng chiều dài sông Mê Kông sẽ biến thành hồ chứa với một lượng nước khổng lồ bị tích trữ lại. Sự vận hành của các đập thủy điện sẽ tác động tiêu cực làm thay đổi dòng chảy trên sông Mê Kông… Sản lượng lúa, thủy sản của vùng ĐBSCL cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
Theo TNO
Lũ sông Cửu Long đạt đỉnh cao nhất trong năm
Ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, hôm qua cho biết do lũ thượng nguồn về kết hợp với kỳ triều cường đầu tháng 9 âm lịch, trong những ngày tới, mực nước hạ lưu sông Mê Kông, đầu nguồn sông Cửu Long sẽ lên và đạt mức cao nhất năm vào ngày 16-17.10, tại Tân Châu đạt mức 3,5 m (ở mức báo động 1), tại Châu Đốc đạt mức 3,1 m (trên báo động 1 là 0,1 m), sau đó xuống dần. Như vậy, đỉnh lũ năm nay ở ĐBSCL thấp hơn năm 2011 khoảng 1 m.
Trong khi đó, hôm qua 9.10, tại miền Trung và Tây nguyên không còn điểm mưa vừa, mưa to, một số nơi đã ngớt mưa, trời hửng nắng. Lũ trên các hệ thống sông đã đạt đỉnh và đang xuống dần. Dự báo, thời tiết tốt sẽ duy trì ở miền Trung và trên phạm vi cả nước trong một tuần nữa.
Theo ông Tăng, ở ngoài khơi Thái Bình Dương vừa xuất hiện cơn bão mới, cơn bão thứ 21 ở khu vực này trong năm nay, có tên quốc tế là Prapiroon. Chiều qua, tâm bão cách đảo Luzon (Philippines) khoảng 900 km về phía đông, cường độ bão mạnh cấp 12, giật cấp 13. "Dự báo, trong hai, ba ngày tới, bão tiếp tục mạnh lên thành siêu bão nhưng ít có khả năng vào biển Đông", ông Tăng nói.
Ngày 9.10, nhiều thửa ruộng ở An Giang còn bị ngập nước
Chiều 9.10, ông Nguyễn Long Hoai, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Cà Mau, cho biết mưa lớn kéo dài trên diện rộng kết hợp với triều cường dâng cao mấy ngày qua, làm hàng chục ngàn héc ta lúa bị ngập úng. Trong đó, H.U Minh bị thiệt hại 4.188 ha (hơn 3.000 ha lúa, còn lại là diện tích lúa tôm và cây trồng khác) H.Thới Bình thiệt hại 20.888 ha (lúa tôm gần 20.000 ha, còn lại là lúa lấp vụ) H.Trần Văn Thời thiệt hại trên 700 ha TP.Cà Mau thiệt hại 160 ha. Trong khi đó, hàng trăm héc ta lúa vụ 3 ở các xã Lương Phi, Lê Trì (H.Tri Tôn, An Giang) đã chìm trong "lũ núi" khiến nhiều hộ dân trắng tay.
Trung tâm phòng chống lụt bão (PCLB) miền Trung - Tây nguyên cho hay bão lũ những ngày qua đã làm 1 người chết (Đắk Lắk) và 2 người mất tích (Quảng Nam). Ngoài ra, Quảng Ngãi và Bình Định có 2 người bị thương và TP.Đà Nẵng cũng phát hiện một thi thể chưa rõ danh tính ở bờ biển cảng Tiên Sa.
Trưa cùng ngày, cơ quan chức năng H.Đam Rông (Lâm Đồng) tìm thấy thi thể chị Nguyễn Thị Thủy (35 tuổi, quê H.Đô Lương, Nghệ An), tạm trú xã Đạ Rsal (Đam Rông) hái cà phê thuê bị lũ cuốn.
Theo TNO
Mỏ sắt Phong Hanh "treo" túi bùn khổng lồ trên đầu dân Ngày 26.11, tại cuộc giám sát trực tiếp việc phục hồi môi trường ở mỏ sắt Phong Hanh (MSPH) ở xã An Định, huyện Tuy An (100% vốn Trung Quốc), ông Trần Văn Hạt - Ủy viên thường trực HĐND tỉnh - bức xúc: Hai túi bùn thải khổng lồ "treo" vách núi có nguy cơ vỡ khi mưa lũ lớn. Thế nhưng,...