Hôn mê sâu, đi cấp cứu vì thói quen giống nhiều đàn ông Việt
Người đàn ông 56 tuổi được đưa vào viện cấp cứu trong tình trạng người nồng nặc mùi rượu, hôn mê sâu, liệt nửa người.
Ông có tiền sử tăng huyết áp và lạm dụng rượu.
Bệnh nhân được đưa vào khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực và chống độc, Trung tâm Y tế huyện Yên Lập (Phú Thọ). Lập tức, bác sĩ tiến hành đặt nội khí quản, ống thông dạ dày, ống thông bàng quang và chỉ định làm các cận lâm sàng cần thiết cho bệnh nhân.
Kết quả chụp cắt lớp CT Scanner cho thấy hình ảnh có ổ chảy máu nhu mô não nhân xám thần kinh trung ương phải, gây phù não xung quanh và đẩy lệch đường giữa sang trái, gây tràn máu vào hệ thống não thất.
Bác sĩ tiên lượng người bệnh bị đột quỵ thể xuất huyết não rất nặng, hội chẩn trực tuyến với chuyên gia, có chỉ định phẫu thuật mở sọ để giảm áp. Do hoàn cảnh khó khăn, gia đình bệnh nhân bày tỏ nguyện vọng ở lại trung tâm y tế huyện để điều trị, thay vì chuyển tuyến trên xử trí tiếp.
Video đang HOT
Sau 9 ngày điều trị tích cực bằng thở máy, dùng thuốc chống phù não, hạ áp và các thuốc hỗ trợ cầm máu, người bệnh được chụp lại CT Scanner sọ não, kết quả cho thấy ổ chảy máu ở nhu mô kích thước nhỏ lại có dấu hiệu hóa dịch. Cuộc hội chẩn liên khoa được tiến hành, thống nhất tiến hành mở canuyn khí quản để thông khí xuống phổi tốt hơn, giảm nguy cơ tắc đờm ở đường thở và khi cai máy thở sẽ giúp người bệnh dễ thở hơn.
Sau mở canuyn 2 ngày, người bệnh cai được thở máy, phản xạ ho khạc tốt, tự thở được qua canuyn nội khí quản và tỉnh chậm. Tới ngày 5/7, sau 20 ngày điều trị tích cực, sức khỏe người bệnh ổn định, ngồi được xe lăn, đủ điều kiện xuất viện.
Kết quả điều tra quốc gia các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm năm 2021 tại Việt Nam, ước tính hiện có khoảng 20,2 triệu người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên mắc tăng huyết áp, với tỉ lệ mắc 26,2% (cứ 4 người trưởng thành thì có 1 người mắc).
Bác sĩ chuyên khoa I Phạm Minh Đức, Phó Trưởng khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực và chống độc, Trung tâm Y tế huyện Yên Lập, cho biết tăng huyết áp là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ. Người có tiền sử tăng huyết áp, cộng thêm lạm dụng rượu bia, thuốc lá có nguy cơ dẫn đến đột quỵ não thể xuất huyết cao hơn so với người bệnh tăng huyết áp đơn thuần.
Người bị tăng huyết áp nếu uống quá nhiều rượu bia sẽ đẩy huyết áp tăng lên. Nguy hiểm hơn, rượu bia ngấm vào máu làm tăng thể tích tuần hoàn, gây loãng máu. Sự kết hợp giữa loãng máu và tăng huyết áp sẽ khiến cho những vi mạch trên não có thể bị vỡ, tình trạng loãng máu sẽ khiến xuất huyết não trầm trọng hơn.
“Các nghiên cứu chỉ ra rằng, các dấu hiệu nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, khó thở… do uống rượu làm tăng gấp 5 lần nguy cơ tai biến mạch máu não, dễ dẫn đến thuyên tắc mạch”, bác sĩ Đức cho biết.
Những người uống rượu bia khi nôn ói sẽ gây tăng áp lực nội sọ. Các trường hợp cao huyết áp, có dị dạng mạch máu, khi áp lực nội sọ tăng sẽ khiến vi mạch trong não và vị trí dị dạng bị vỡ.
Tuy nhiên, tình trạng đột quỵ trên những người sử dụng nhiều bia rượu thường dễ bị bỏ qua do nhầm lẫn với các biểu hiện say xỉn. Bệnh nhân mất thời gian “vàng” trong cấp cứu.
Điều tra yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm năm 2021 cho thấy tỷ lệ nam giới Việt uống rượu bia rất cao: 64% nam giới hiện có uống rượu bia 30 ngày qua. Rượu bia là nguyên nhân gây ra hơn 40.000 ca tử vong mỗi năm (tương đương hơn 7% số ca tử vong do các bệnh lý).
Báo động đỏ cấp cứu người phụ nữ '9 phần tử vong'
Tiền sử khỏe mạnh, khi đang mang thai ở tuần thứ 13, chị L.T.S thấy đau đầu, nôn rồi bất ngờ xuất hiện cơn co giật, ý thức giảm, phải đi cấp cứu.
Bệnh nhân là chị L.T.S, 32 tuổi, được đưa vào khoa Cấp cứu ngoại, Bệnh viện Quân y 103 (Hà Nội). Cách vào viện 2-3 ngày, chị đau đầu, buồn nôn, nôn. Đến khi xuất hiện cơn co giật toàn thân, ý thức giảm, gọi - hỏi không đáp ứng, chị S. được người nhà đưa đi cấp cứu.
Tại viện, nữ bệnh nhân xuất hiện ngừng tuần hoàn hô hấp, thầy thuốc lập tức kích hoạt báo động đỏ, tổ chức ngay kíp cấp cứu và hội chẩn bệnh viện. Sau cấp cứu 10 phút, tim bệnh nhân đập trở lại.
Bệnh nhân được chuyển lên khoa Hồi sức ngoại điều trị tiếp trong tình trạng ý thức hôn mê sâu, đồng tử hai bên giãn 4mm, mất phản xạ với ánh sáng, được thở máy qua ống nội khí quản, huyết áp phải duy trì bằng thuốc vận mạch.
Bác sĩ Nguyễn Mạnh Tiến, khoa Hồi sức ngoại, Bệnh viện Quân y 103, cho biết thầy thuốc thực hiện các xét nghiệm thăm dò để xác định nguyên nhân, nghi ngờ bệnh nhân bị thuyên tắc phổi cấp. Vì thế, bác sĩ vừa hồi sức tích cực, vừa hội chẩn nhanh với chuyên khoa Tim mạch, thực hiện các biện pháp chẩn đoán và điều trị, ưu tiên cứu sống người mẹ, giải thích kỹ cho gia đình.
Sau can thiệp, tình trạng bệnh nhân dần ổn định, giảm được liều thuốc co mạch. Nữ bệnh nhân được chuyển sang sử dụng thuốc chống đông enoxaparin hằng ngày.
Bác sĩ Tiến cho biết thêm trong quá trình điều trị tiêu sợi huyết và hồi sức tích cực, thầy thuốc khoa Hồi sức ngoại phối hợp chặt chẽ với khoa Phụ sản theo dõi sát toàn trạng, tiến triển của người mẹ và thai nhi. Đáng chú ý, ngay từ khi tiếp nhận bệnh nhân nhập khoa Hồi sức ngoại, ê-kíp cấp cứu phát hiện tim thai không còn, xác định nguy cơ sảy thai cao và giải thích rõ với gia đình, sau đó xác định thai chết lưu trong buồng tử cung.
Toàn trạng bệnh nhân tiến triển khá hơn từng ngày sau khi thai sổ theo đường tự nhiên, ý thức bình phục nhưng tiếp xúc còn chậm chạp. Sau 3 ngày vào viện, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính động mạch phổi cho thấy chỉ còn huyết khối các nhánh phân thùy dưới phổi trái. 19 ngày điều trị tại viện, bệnh nhân ổn định sức khỏe, được trở về nhà.
Thuyên tắc phổi cấp là sự tắc nghẽn cấp tính động mạch phổi và/hoặc các nhánh của nó, do cục máu đông (hiếm hơn là khí, mỡ, tắc mạch ối) di chuyển từ hệ thống tĩnh mạch sâu, hoặc hình thành tại chỗ trong động mạch phổi. Bệnh cảnh có thể diễn biến cấp tính gây tử vong nhanh chóng, thậm chí không kịp phát hiện nguyên nhân.
Đây là hội chứng tim mạch cấp tính thường gặp, đứng thứ 3 trên toàn thế giới sau nhồi máu cơ tim và đột quỵ não. Thuyên tắc phổi không có triệu chứng điển hình, còn lại có các triệu chứng không đặc trưng như đau ngực, nhịp tim nhanh hoặc không ổn định, chóng mặt, khó thở, nhịp thở nhanh, ho hoặc ho ra máu. Bệnh khi tiến triển nặng có thể gây sốc, bất tỉnh, ngừng tim hay tử vong.
Bé 10 tháng tuổi hôn mê sâu do nhiễm ký sinh trùng ăn não Sau 3 ngày sốt cao, bệnh nhi 10 tháng tuổi lên cơn co giật toàn thân, rối loạn tri giác, sau đó hôn mê sâu do nhiễm ký sinh trùng ăn não - một căn bệnh hiếm. Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM) ngày 30/5 cho biết Khoa Hồi sức Nhiễm đang cứu chữa một bệnh nhi 10 tháng tuổi...