Hòn Khoai – hòn đảo đẹp nhất ở cực Nam Tổ quốc
Đảo Hòn Khoai thuộc huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, nằm cách đất liền 14,6km, còn có tên gọi khác là Hòn Giáng Tiên, Hòn Giáng Hương hay Hòn Độc Lập.
Hòn Khoai là một cụm đảo nhỏ gồm các đảo Hòn Khoai, Hòn Tương, Hòn Sao, Hòn Đồi Mồi và Hòn Đá Lẻ, trong đó Hòn Khoai là đảo lớn nhất với diện tích 4,2km 2. Đây là một trong những hòn đảo đẹp nhất cực Nam Tổ quốc.
Thời Pháp thuộc, người Pháp đặt tên là đảo Poulob – Obi. Hòn Khoai là tên gọi dân gian của đảo. Tên gọi này được giải thích theo hai cách, trên đảo có nhiều khoai và đảo có hình dáng củ khoai.
Hòn Khoai là đảo đá, đồi và rừng còn gần như nguyên vẹn với nhiều loại gỗ quý, động thực vật phong phú, phong cảnh thiên nhiên hoang dã.
Đất ở trên đảo là thứ đất feralit màu đỏ vàng và vàng đỏ phát triển trên đá granit. Rừng nguyên sinh trên đảo đa dạng, phong phú với hơn 1.000 loài thực vật và hàng trăm loài động vật.
Thực vật ở Hòn Khoai khá phong phú với các loại cây rừng nhiệt đới và có cả các loại cây rừng ngập mặn, có giá trị kinh tế rất cao. Cây ăn trái có xoài, quýt, dừa… Cây làm thuốc có quyết rồng, khoai mài, ngũ gia bì, quế quan…Cây lấy gỗ có bằng lăng, chiêu liêu, dầu rái, muỗng, lim, trám mạo, trâm trắng…
Hệ thực vật trên đảo có khoảng 221 loài bậc cao thuộc 78 họ tạo nên một thảm thực vật phong phú, đa dạng. Đặc biệt trong hệ thực vật của đảo còn ghi nhận được 10 loài mới ở Việt Nam.
Video đang HOT
Hệ động vật trên đảo có 29 loài thuộc 18 họ, gồm bò sát 7 loài, chim 20 loài, thú 2 loài. Động vật rừng còn tồn tại một số loài có giá trị và có số lượng cá thể đáng chú ý là kỳ đà, rắn mai gầm, rắn ráo, trăn hoa, sóc bụng xám.
Đặc biệt loài bản địa của đảo như sóc bụng xám, kỳ đà, trăn hoa… đã và đang phát triển rất mạnh về số lượng. Có thể nói, ở bất kỳ nơi nào trên đảo cũng có thể gặp chúng.
Các loài chim bay giỏi thuộc họ chim ưng, cắt, chim én, nhạn cũng có nhiều.
Hòn Khoai có bãi biển rất nên thơ với rất nhiều đá cuội tròn như trứng ngỗng làm cho phong cảnh ở đây thật đẹp. Trên đỉnh cao nhất của Hòn Khoai có ngọn hải đăng do người Pháp xây dựng vào năm 1920. Ngọn hải đăng hình khối vuông mỗi cạnh dài 4m, cao 14,50m được xây bằng đá hộc và ximăng.
Hải đăng Hòn Khoai được xem là một trong những công trình đèn biển có mặt sớm nhất tại hải phận Việt Nam. Từ trên ngọn hải đăng, du khách có thể chiêm ngưỡng mũi đất tận cùng của Tổ quốc.
Hòn Khoai không những là danh lam thắng cảnh của tỉnh Cà Mau mà còn là di tích cách mạng nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ. Tại đây, ngày 13/12/1940, người thầy giáo-chiến sỹ cách mạng Phan Ngọc Hiển đã chỉ huy nghĩa quân nổi dậy giết tên sếp đảo của thực dân Pháp, chiếm Hòn Khoai, ghi mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của quân và dân vùng đất cực Nam Tổ quốc.
Hòn Khoai đang phát triển để trở thành khu du lịch sinh thái. Năm 2009, tỉnh Cà Mau đã ban hành quyết định quy hoạch khu du lịch sinh thái Hòn Khoai. Khu du lịch sinh thái này đang mời gọi các nhà đầu tư thực hiện các dự án như khu trung tâm dịch vụ du lịch, khu vui chơi giải trí, cắm trại, nghỉ dưỡng, khu thể thao, bãi tắm trên biển…
Với đặc điểm khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp, có rừng, có biển, Hòn Khoai luôn là điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.
Hòn đảo kỳ lạ nghiêm cấm phụ nữ đặt chân đến
Hòn đảo Okinoshima ở Nhật Bản nổi tiếng với quy tắc kỳ lạ đó là nghiêm cấm phụ nữ đặt chân lên đảo.
Đảo Okinoshima, nằm ngoài khơi thành phố Munakata, tỉnh Fukuoka, cách bờ biển Kyushu 60km. Nơi đây chủ yếu là các vách đá dựng đứng, rừng nguyên sinh và hầu như không có cơ sở hạ tầng lớn trừ bến cảng.
Hòn đảo nổi tiếng với cảnh sắc hùng vĩ.
"Cư dân chính thức" duy nhất của đảo Okinoshima là một giáo sĩ Thần đạo. Cứ 10 ngày sẽ có giáo sĩ khác được cử đến để chăm sóc đền thờ Okitsumiya - ngôi đền duy nhất của hòn đảo.
Những giáo sĩ đến đây có hai nhiệm vụ, một là tụng kinh cầu nguyện cho Tagorihime - con gái của nữ thần mặt trời Amaterasu. Nhiệm vụ thứ hai là để đảm bảo không có một phụ nữ nào được đặt chân lên đảo.
Đền Okitsumiya.
Không ai biết tại sao phụ nữ lại bị nghiêm cấm tại Okinoshima. Một số người cho rằng lý do là bởi tín ngưỡng Thần Đạo cho rằng kinh nguyệt của phụ nữ sẽ làm ô uế hòn đảo.
Với đàn ông, theo Tokyoweekender, trước đây từng có truyền thống mỗi năm đến ngày 27/5 sẽ cho phép 200 người đàn ông lên đảo nhưng họ bắt buộc phải bỏ hết quần áo, thực hiện nghi thức tắm thiêng liêng và không ai được phép mang bất cứ món đồ gì dù là nhỏ nhất khỏi đảo.
Sau khi Okinoshima trở thành Di sản Thế giới được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận vào năm 2017, truyền thống này đã bị hủy bỏ.
Nghi lễ tắm rửa thanh lọc của những người đàn ông trước khi lên đảo.
Bên cạnh những nghi thức, quy tắc đặc biệt, trên đảo Okinoshima có rất nhiều cổ vật, đồ tạo tác là minh chứng cho thấy trong lịch sử nơi đây từng là trung tâm trao đổi quốc tế quan trọng.
Khoảng 80.000 hiện vật được coi là báu vật quốc gia đã được khai quật trên đảo như những chiếc gương từ thời nhà Ngụy, nhẫn vàng từ bán đảo Triều Tiên và những mảnh vỡ của một chiếc bát thủy tinh xuất xứ Ba Tư.
Cô Tô tươi đẹp giữa trùng khơi Tổ quốc Cô Tô, một lần đến để nhớ mãi hương vị biển, sắc màu biển và cả sự bình yên nơi hòn đảo xa xôi của Tổ quốc; để mỗi người có thêm trải nghiệm và cảm nhận về biển trời quê hương tươi đẹp vô cùng. Đảo Cô Tô tươi đẹp giữa trùng khơi. Bước chân lên con tàu thủy từ cảng Cái...